Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 86)

Du lịch muốn phát triển bền vững thì không thể không phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. Đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển du lịch. Để phát triển và phát triển bền vững thì phải có đầu tư trọng điểm và đồng bộ:

- Quan tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng trung tâm thi đấu thể thao cấp vùng, dự án xây dựng khách sạn 5 sao của Tập đoàn dầu khí Việt Nam để từng bước phát huy vị thế trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng và đưa Nam Định trở thành điểm đến của khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Cần có những ưu tiên đầu tư hợp lý vào các cơ sở dịch vụ ăn uống, hệ thống các nhà hàng để có thể xây dựng được một chuỗi các nhà hàng đáp ứng được yêu cầu phát triển của dịch vụ du lịch đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống.

- Đầu tư xây dựng phát triển hệ thống các điểm vui chơi giải trí tại thành phố Nam Định và các khu du lịch trọng điểm; tăng cường hiện đại hóa các dịch vụ như ngân hàng, trung tâm thông tin tại các điểm du lịch có khả năng phát triển; đầu tư xây dựng và hiện đại hóa các công trình công cộng như công viên, trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm… không chỉ để đáp ứng yêu cầu của khách du lịch mà còn góp phần vào chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra sự hấp dẫn của du lịch văn hóa Nam Định trong những năm tới.

3.3.3. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển và những đòi hỏi về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nhằm trang bị đầy đủ các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, tin học ngoại ngữ; vốn hiểu biết về lịch sử, văn hoá, tự nhiên, xã hội, kỹ năng giao tiếp ứng xử… cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên và lực lượng lao động làm việc trong ngành du lịch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, doanh nghiệp và các tổ chức tham gia hoạt động du lịch.

Nguồn nhân lực du lịch cũng là một vấn đề then chốt nhằm giải quyết vấn đề quan trọng nhất hiện nay của Nam Định là phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa. Vì thế, du lịch Nam Định cần tiến hành các hoạt động chủ yếu sau:

- Đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch: Có chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài về phục vụ cho ngành du lịch, khuyến khích con em của tỉnh nhà trở về phục vụ quê hương sau khi đã tốt nghiệp các trường đại học, trường nghiệp vụ chuyên ngành về du lịch. Đồng thời, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ các phòng Văn hóa Thông tin tại các huyện, tại các Ban quản lý di tích bằng cách cử cán bộ đi học thêm để

nâng cao trình độ chuyên môn, mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ du lịch trong tỉnh song song với việc tham gia vào các chương trình đào tạo ở các cơ sở đào tạo về du lịch tại các địa phương khác trong cả nước.

- Đào tạo nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ và ngoại ngữ tại chỗ cho lao động của doanh nghiệp mình và liên kết đào tạo lao động của các doanh nghiệp du lịch khác. Các chủ doanh nghiệp du lịch, chủ đầu tư các dự án du lịch cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực ngay từ khi triển khai xây dựng.

- Sở VH – TT – DL Nam Định chủ động tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức và trang bị các kỹ năng kinh doanh, giao tiếp du lịch cho cộng đồng người dân tại khu vực trọng điểm phát triển du lịch.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch trong ngành du lịch và các dự án quốc tế.

- Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực với các địa phương và các tổ chức quốc tế.

- Hướng nghiệp du lịch tại các trường Phổ thông trung học, mở thêm các chuyên ngành về du lịch tại các trường cao đẳng, trung học đào tạo nghề tại Nam Định.

3.3.4. Xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù

Trên cơ sở đặc điểm các sản phẩm du lịch văn hóa hiện tại, cần nghiên cứu bổ sung phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù trên cơ sở khai thác các điểm mạnh của tỉnh về di tích lịch văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống… Phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa là định hướng quan trọng làm tăng khả năng khai thác tài nguyên du lịch văn hóa và tạo nên các sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn.

- Tập trung phát triển các loại hình du lịch văn hoá - lịch sử: Nam Định là tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hóa cách mạng và lễ hội truyền thống. Tài nguyên du lịch văn hóa là thế mạnh về tài nguyên du lịch ở Nam Định. Trong giai đoạn này tiếp tục đầu tư tôn tạo những di tích đã được xếp hạng và xây dựng nội dung kịch bản các lễ hội đúng với bản sắc văn hoá truyền thống để vừa duy trì tôn vinh tự hào truyền thống, vừa phục vụ thu hút khách. Thành lập các đội văn nghệ dân gian tại các xã, thôn có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa (hát chèo, múa rối nước). Tuy nhiên, để tăng tính hấp dẫn của sản phẩm này cần lựa chọn những tài nguyên có giá trị văn hóa lịch sử cao để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, tạo thành các điểm đến du lịch văn hóa hoàn chỉnh sau đó xây dựng kết nối các tour du lịch.

- Đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch làng nghề: Đây là sản phẩm có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch, nhất là khách quốc tế, đem lại nguồn lợi lớn cho người dân địa phương, loại hình này cần được tập trung quan tâm đầu tư nâng cao số lượng và chất lượng. Để khai thác các giá trị làng nghề truyền thống và để xây dựng thành các sản phẩm du lịch cần ưu tiên lựa chọn những làng nghề truyền thống còn đang hoạt động hoặc lưu giữ được nghề và có khả năng khôi phục, có cảnh quan môi trường đặc trưng của vùng quê đồng bằng sông Hồng. Một số làng nghề ở Nam Định có thể được lựa chọn bao gồm: làng nghề đúc đồng Tống Xá, làng nghề thủ công chạm khắc gỗ La Xuyên, làng nghề sơn mài Cát Đằng (Ý Yên), làng nghề dệt thủ công Cổ Chất, làng hoa cây cảnh Vị Khê, làng nghề thêu ren Bình Minh (Nam Trực). Để phát triển các sản phẩm làng nghề truyền thống cần thành lập hợp tác xã theo chủ đề loại hình sản phẩm, hợp tác xã có phòng trưng bày và bán sản phẩm tại trung tâm văn hoá xã.

- Tạo ra những sản phẩm du lịch chuyên đề: Tổ chức tuần du lịch văn hóa, tháng du lịch văn hóa… với những nội dung mang nét đặc

trưng của mỗi chuyên đề. Tổ chức các hội chợ ẩm thực, hội chợ hoa, hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ, hội sinh vật cảnh, các hội thi tìm hiểu văn hóa Trần, tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân…

- Tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa mới: Đây là những sản phẩm mang đậm bản sắc của địa phương (bao gồm những truyền thống văn hoá, lịch sử, những phong tục tập quán…). Để khai thác có hiệu quả các sản phẩm này nhằm thu hút khách du lịch cần phải có kế hoạch bảo tồn, gìn giữ và tôn tạo những di tích lịch sử văn hoá, các công trình tín ngưỡng, công trình kiến trúc cổ… đồng thời với việc khôi phục và phát huy những nét văn hoá trong các dịp lễ hội gắn với phát triển nền văn hoá, nghệ thuật dân gian truyền thống.

+ Phát huy giá trị ẩm thực: phở gia truyền Nam Định, kẹo sìu châu Nguyên Hương, bánh nhãn Hải Hậu, bánh cuốn làng Kênh…

+ Khôi phục các trò chơi, điệu múa dân gian: múa bài bông trong lễ hội Khai ấn, hát xuân ca trong lễ hội đền Gin…

- Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng), đặc biệt là các cơ sở có quy mô nhỏ, thiếu khả năng và điều kiện đầu tư chiều sâu về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực.

- Khuyến khích đầu tư nâng cấp mở rộng các loại hình vui chơi giải trí, các cơ sở vui chơi giải trí tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch.

3.3.5. Nghiên cứu phát triển thị trường

Thị trường là nhân tố quan trọng của sự phát triển. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển cần có những sản phẩm phù hợp với từng loại thị trường và không ngừng mở rộng, phát triển thị trường, đặc biệt chú trọng phát triển thị trường nội địa vì đây là thị trường chính của du lịch Nam Định cả về hiện tại lẫn về lâu dài:

- Thị trường khách du lịch nội địa: Lượng khách du lịch nội địa của Nam Định trong những năm qua có mức tăng ổn định và trở thành thị trường chủ đạo của du lịch Nam Định. Vì thế, đòi hỏi phải có chính sách và biện pháp thích hợp để khai thác tốt thị trường này. Khách du lịch nội địa chủ yếu đến từ các tỉnh lân cận, từ Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng du lịch Bắc Bộ, họ đến với mục đích đi du lịch, công vụ, tham quan các di tích lịch văn hóa, tham dự các lễ hội. Ngành du lịch Nam Định cần tiến hành với các công ty lữ hành hoặc mở văn phòng địa diện ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, coi trọng mở rộng và phát triển thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Ngoài ra, ngành du lịch Nam Định cần quan tâm đến thị trường miền Nam và miền Trung đặc biệt là Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là phân đoạn thị trường lớn, có khả năng chi trả tương đối cao, sản phẩm chính cho phân đoạn thị trường này là các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội. Mục đích chính của khách du lịch nội địa đến Nam Định là tham gia vào các loại hình du lịch sau: du lịch lễ hội, du lịch tham quan di tích lịch sử, du lịch tín ngưỡng tâm linh, du lịch làng nghề:

+ Khách du lịch lễ hội: Trong thời gian gần đây, khách du lịch lễ hội tín ngưỡng phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng đáng kể. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh,… Họ tham gia vào các lễ hội này để cầu may, cầu phúc, cầu lộc. Loại hình du lịch này thường diễn ra vào mùa xuân, khi mà các lễ hội được tổ chức hàng năm. Địa bàn chủ yếu thu hút khách du lịch loại này thường tập trung chủ yếu ở lễ hôi chợ Viềng, lễ hội Phủ Giầy, lễ hội Khai ấn, lễ hội đền Trần.

+ Khách du lịch thương mại, du lịch công vụ: Đối tượng chính trong loại hình du lịch này là cán bộ công nhân viên chức trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp,… Họ thường kết hợp giữa công tác và du lịch. Khả năng chi tiêu của các đối tượng du lịch này khá cao nên họ

thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn. Loại hình du lịch này thường diễn ra quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và thường tập trung chủ yếu ở thành phố Nam Định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khách du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa: Đối tượng khách tham quan di tích lịch sử văn hóa cũng chiếm một lượng đáng kể. Họ đến từ khắp mọi miền đất nước với đủ các thành phần xã hôi, nghề nghiệp và lứa tuổi. Mục đích chính của đối tượng khách này là tham quan các di tích lịch sử văn hóa như nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh, khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp, chùa Cổ Lễ, đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh, lăng mộ nhà thơ Tú Xương…

- Thị trường khách du lịch quốc tế: Dựa trên nét đặc thù về tài nguyên du lịch văn hóa, dựa trên một số tâm lý và sở thích của các thị trường khách du lịch quốc tế đến Nam Định như Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á, có thể hình thành và xây dựng một số sản phẩm du lịch văn hóa tương ứng với đặc điểm về sở thích của những thị trường trên.

+ Đối với thị trường Châu Âu, ngành du lịch Nam Định cần tập trung vào thị trường khách Pháp. Đây là thị trường chính, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số khách Châu Âu đến trung tâm du lịch Hà Nội và vùng phụ cận. Các sản phẩm du lịch văn hóa của Nam Định có thể đáp ứng cho thị trường Pháp bao gồm: du lịch lịch sử văn hóa (tham quan di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp, chùa Cổ Lễ, nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh…), du lịch làng nghề (làng nghề trồng hoa cây cảnh Vị Khê, làng nghề dệt thủ công Cổ Chất…).

+ Đối với thị trường Châu Á, tập trung vào thị trường Nhật Bản. Đây cũng là thị trường có khả năng chi trả cao cho chuyến đi du lịch. Tuy nhiên cũng yêu cầu rất cao về chất lượng của các sản phẩm du lịch, chú trọng đến các vấn đề về an ninh, môi trường, an toàn vệ sinh thự phẩm. Khách du lịch Nhật Bản quan tâm nhiều đến các sản phẩm du lịch

văn hóa và thích mua sắm hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ. Nam Định có khả năng cung cấp một số sản phẩm du lịch văn hóa chủ yếu sau: du lịch tham quan kết hợp nghiên cứu văn hóa lịch sử (tham quan Vườn quốc gia Xuân Thủy và nghiên cứu tìm hiểu khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp), thưởng thức văn nghệ dân gian (rối nước làng Rạch) kết hợp với du khảo đồng quê (du lịch nông thôn tại xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường), mua sắm các sản phẩm lưu niệm. Bên cạnh thị trường khách Nhật Bản là thị trường các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và thị trường các nước ASEAN.

3.3.6. Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

Do nhiều nguyên nhân mà hoạt động du lịch văn hóa ở Nam Định chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá chưa được triển khai có hiệu quả nên hạn chế trong hợp tác đầu tư và phát triển thị trường. Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của sản phẩm du lịch văn hóa, trong thời gian tới Nam Định cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá cho du lịch văn hóa. Xúc tiến, quảng bá cần trở thành nội dung quan trọng không chỉ đối với hoạt động kinh doanh du lịch mà với cả quản lý nhà nước ở các cấp các ngành, người dân có ý thức tự hào về đất nước,con người và thiên nhiên của địa phương mình.

Đối với sản phẩm du lịch văn hóa, Nam Định cần phải triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch sau:

- Tiến hành nghiên cứu đặc điểm thị trường trọng điểm của du lịch văn hóa Nam Định và khả năng “cung” để có kế hoạch xúc tiến phù hợp.

- Biên soạn và phát hành các ấn phẩm với những thông tin chính thức về sản phẩm du lịch văn hóa và những thứ tự ưu tiên đầu tư phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 86)