Định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 81)

Nam Định là tỉnh có tiềm năng khá đa dạng và phong phú để phát triển du lịch. Do đó định hướng phát triển du lịch Nam Định từ nay đến năm 2020 là: Tập trung khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch

đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên cùng những điều kiện sẵn có để hình thành và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng hấp dẫn thu hút du khách trong nước và quốc tế. Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực du lịch… phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng được mục tiêu phát triển du lịch với tốc độ nhanh, bền vững đưa du lịch Nam Định trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.Phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong định hướng phát triển du lịch nói chung của tỉnh thì định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa được xác định rất rõ. Cụ thể là:

Tài nguyên du lịch văn hóa của Nam Định đều rất đa dạng và phong phú. Trong thời gian qua tỉnh và các huyện có điểm du lịch văn hóa đã có nhiều cố gắng trong việc trùng tu, tôn tạo và khai thác các giá trị văn hóa của tài nguyên du lịch phục vụ khách du lịch và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, kết quả đem lại còn ít do chưa có sự đầu tư, chưa tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa mang đặc trưng riêng của tỉnh.

Trước mắt cần phaỉ tến hành điều tra và đánh giá hiện trạng (gồm số lượng và chất lượng sản phẩm) các sản phẩm du lịch văn hóa hiện đàn khai thác của tỉnh và những tiềm năng chưa được khai thác. Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng một kế hoạch có tính khả thi cao để tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa có chất lượng, có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm du lịch của các địa phương khác. Đồng thời tiến hành phân loại các tài nguyên du lịch văn hóa để phục vụ cho công tác điều chỉnh và bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ưu tiên và tập trung cho những khu, điểm du lịch tiêu biểu, nghề và làng nghề truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán quan trọng như: khu di tích

lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp, lễ hội đền Trần, khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Giầy, lễ hội Phủ Giầy, cụm di tích lịch sử văn hóa bao gồm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh, làng cổ Hành Thiện, chùa Keo Hành Thiên, lễ hội chùa Keo Hành Thiện

Cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa hiện đang khai thác. Đầu tư khai thác thế mạnh về tài nguyên du lịch văn hóa lịch sử, du lịch lễ hội để nhanh chóng tạo ra sản phẩm đặc trưng. Tập trung vào một số khu, điểm du lịch quan trọng như: khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp, cụm di tích lịch sử văn hóa bao gồm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh, làng cổ Hành Thiện, chùa Keo Hành Thiện bởi lý do: những di tích, những lễ hội này không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi của từng huyện mà còn có ý nghĩa đối với cả tỉnh. Mỗi di tích, mỗi lế hội đều chứa đựng nội dung phong phú là món ăn tinh thần được lưu truyền. Vì vậy, khi đã trở thành sản phẩm du lịch văn hóa thì trong quá trình khai thác cần gìn giữ, phát huy và bổ sung có chọn lọc thì những sản phẩm du lịch văn hóa mang tính đặc trưng sẽ mãi trường tồn.

Tiến hành quy hoạch một số điểm trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc với những chương trình biểu diễn độc đáo, đặc sắc mang tính nghệ thuật và dân tộc cao như: múa rối nước làng Rạch (huyện Nam Trực), múa rối nước làng Bàn Thạch (huyện Nghĩa Hưng), chiếu chèo Nam (thành phố Nam Định). Đây sẽ là những điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Giới thiệu sản phẩm du lịch văn hóa thông qua các chương trình quảng cáo.

Quy hoạch lại các làng nghề truyền thống phục vụ khách du lịch. Khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Bên cạnh

đó, cần đặc biệt chú ý tới quyền lợi của người dân địa phương để họ có thể yên tâm đầu tư thời gian và công sức tạo ra các sản phẩm độc đáo của làng nghề truyền thống.

Phát triển du lịch gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái, tôn tạo, khai thác các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và khu di tích không bị xâm hại mà còn bảo vệ tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 81)