Định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 80)

Đối với Nam Định, phát triển du lịch là một hướng quan trọng để đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo sự chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2010 – 2015) đã khẳng định: “Tích cực khai thác các nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng dịch vụ… từng bước đưa ngành du lịch của tỉnh thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng”. Đây là một hướng đi quan trọng nhằm phát triển du lịch Nam Định cũng như kinh tế xã hội toàn tỉnh một cách bền vững. Tuy nhiên, kết quả thực hiện tại Nam Định đã có nhưng chưa thực sự hiệu quả và bền vững. Để thực hiện tốt hơn nữa công tác phát triển du lịch Nam Định cần xác định rõ hướng phát triển nhất quán như sau:

+ Phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch cả nước, đặc biệt là với các tỉnh lân cận thuộc vùng du lịch Bắc Bộ.

Là ngành kinh tế nên trước hết phát triển du lịch cần phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó tính liên vùng đòi hỏi sự phát triển du lịch Nam Định cần được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với du lịch của cả nước, với các tỉnh thuộc vùng du lịch Bắc bộ, đặc biệt với các địa phương như Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Bình và các tỉnh lân cận, phát huy thế mạnh của mỗi địa phương tạo nguồn khách thường xuyên và ổn định.

+ Phát triển du lịch phải đảm sự tăng trưởng liên tục, ổn định đồng thời góp phần tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên và

xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh.

+ Phát triển du lịch phải dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành và mang tính xã hội hóa cao. Du lịch chỉ phát triển nhanh, bền vững khi các lĩnh vực kinh tế phát triển đồng bộ. Các phương án phát triển cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ để đưa việc phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ chung của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi người dân. Hoạt động du lịch có khả năng thu hút rộng rãi các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư tham gia. Vì vậy cần xác lập những mô hình hoạt động có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát triển tài nguyên môi trường.

+ Phát triển du lịch phải khai thác, phát huy có hiệu quả các nguồn lực (điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội…) kết hợp với việc thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cũng như tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư phát triển của Trung ương.

+ Phát triển du lịch phải đi đôi và gắn liền với đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Phát triển du lịch phải gắn liền với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng, các phương án phát triển cần được xem xét trong mối quan hệ tương hỗ với an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền đất nước. Hoạt động du lịch cần chú trọng đến việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức, nhân phẩm con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 80)