Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 26)

Cùng với du lịch sinh thái, du lịch biển đảo thì du lịch văn hóa được xem là một trong những hướng phát triển chính của ngành du lịch Việt Nam. Du lịch văn hóa Việt Nam ngày càng đa dạng, thu hút được

nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế thông qua các hoạt động du lịch văn hóa mang tính chất vùng miền, các tour du lịch văn hóa chuyên đề, các sự kiện du lịch.

Festival Huế

Xuất phát từ những kết quả bước đầu của Festival Việt – Pháp 1992 giữa thành phố Huế và Codev Việt Pháp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sớm hình thành ý tưởng tổ chức một Festival với quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn. Ý tưởng ấy đã được sự đồng tình của nhiều Bộ, ngành Trung ương và Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam. Tháng 10 năm 1998, Chính phủ đã có quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000. Ngay sau đó, các nhóm chuyên gia kỹ thuật Việt – Pháp đã phối hợp khẩn trương chuẩn bị theo hướng tổ chức Festival Huế 2000 là một sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam, vừa có quy mô quốc gia và có tính quốc tế, thu hút sự tham gia của các vùng văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam và tiếp cận với nghệ thuật đương đại của Pháp, gắn mở rộng giao lưu văn hóa với phát triển kinh tế du lịch, từng bước tiếp thu công nghệ Festival quốc tế, xây dựng Huế xứng đáng là thành phố Festival của Việt Nam. Từ sau thành công của Festival Huế 2000, cứ hai năm một lần, Festival Huế lại được tổ chức, mỗi năm là một chủ đề khác nhau: Festival Huế 2002 là chủ đề “Khám phá nghệ thuật sống của cố đô Huế”, Festival 2004 là chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, năm 2006 là chủ đề “700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế, Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”,… Đến với Festival Huế du khách được tham gia vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, các trò chơi dân gian mang đậm các giá trị văn hóa Huế.

♦ Mô hình làng văn hóa phục vụ du lịch tại bản Cát Cát (Sa Pa, Lào Cai) [31]

Với chủ trương gắn bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch bền vững góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, từ trước năm 2005, Sở VH - TT - DL Lào Cai đã tổ chức khảo sát, lập hồ sơ khoa học 51 làng và toàn bộ 25 dân tộc, thống kê các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể để lập danh sách các di sản văn hóa đặc biệt có giá trị cần bảo tồn, khai thác. Trên cơ sở các hoạt động khảo sát, sưu tầm, bảo tồn có hệ thống, Lào Cai đã mở tuyến du lịch văn hóa “Về cội nguồn” nhằm khai thác lợi thế du lịch văn hóa phục vụ xóa đói giảm nghèo. Đến nay, Lào Cai đã xây dựng được 12 mô hình làng văn hóa du lịch, 34 mô hình làng văn hóa tín ngưỡng… Các làng văn hóa du lịch hoạt động hiệu quả đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 30% xuống còn 9%. Người dân tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch đều có mức thu nhập gấp 2,5 lần so với sản xuất nông nghiệp. Một trong số các làng văn hóa tiêu biểu đó là bản Cát Cát (Sa Pa).

Làng văn hóa phục vụ du lịch tại bản Cát Cát tập trung khai thác các yếu tố của mô hình, cụ thể là: xây dựng cảnh quan môi trường sạch đẹp, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, tăng cường tính hấp dẫn đối với các di sản quan trọng, xây dựng mô hình các đội văn nghệ dân gian phục vụ du khách, xây dựng mô hình dịch vụ nhà nghỉ ở bản làng, khôi phục và phát triển nghề thủ công, mở thêm các dịch vụ phục vụ du lịch. Tại Cát Cát, nhiều chương trình du lịch đã được triển khai như “Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát”, chương trình du lịch trải nghiệm “Một ngày làm nông dân người Dao”, “Một ngày làm cô dâu người Mông”… Tham gia những chương trình này, du khách sẽ được khám phá và trải nghiệm nhiều điều thú vị từ đời sống và văn hóa của đồng bào Mông trên bản vùng cao Cát Cát.

Tiểu kết Chương 1

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch văn hóa: khái niệm du lịch văn hóa, tài nguyên du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch văn hóa, tuyến điểm du lịch, xúc tiến du lịch, kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam nhằm đặt cơ sở tiền đề cho những chƣơng tiếp nối của luận văn. Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch cụ thể, ở đó, tài nguyên du lịch giữ vai trò quan trọng, là điều kiện đặc trƣng cho hoạt động phát triển sản phẩm du lịch. Văn hóa du lịch là một hƣớng tiếp cận để phát triển loại hình du lịch văn hóa. Muốn phát triển du lịch văn hóa cần phải có môi trƣờng văn hóa du lịch tốt. Vì thế văn hóa và du lịch có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau. Du lịch văn hóa là phƣơng tiện truyền tải các giá trị văn hóa của một địa phƣơng, một quốc gia đồng thời góp phần làm sống dậy các giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại. Phát triển du lịch văn hóa phải gắn với cộng đồng. Những kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa của các nƣớc tiên tiến và láng giềng là tấm gƣơng tốt áp dụng vào thực tiễn Việt Nam trong quá trình vận hành chiến lƣợc phát triển du lịch văn hóa.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 26)