Bối cảnh chung của ngành khách sạn

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực trong các khách sạn liên doanh quốc tế 5 sao tại Hà Nội - kinh nghiệm và những đề xuất (Trang 47)

V I — »• Ỵ• •' ờ »11/ 1*5 I»I»I» u ựu ri ii tvnuLsti òurim

2.1.2. Bối cảnh chung của ngành khách sạn

2.12.1. Trên phạm vi cả nước

Ở Việt Nam, ngành khách sạn đã có một quá trình hình thành và phát triển tương đối dài. Trước thời kỳ đổi mới, khi nền kinh tế đất nước còn trong tình trạng bao cấp, các khách sạn hoạt động chủ yếu vói chức năng phục vụ, mục đích kinh doanh chỉ là thứ yếu. Từ đầu thập niên 1990, cùng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng khách du lịch (cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa), kinh doanh khách sạn (hay còn gọi là ngành kinh doanh lưu trú) đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng lẫn quy mô, loại hình. Nguyên nhân chủ yếu trước hết là chính sách mở cửa của Nhà nước về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế đã từng bước nâng cao mức sinh hoạt, ọải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tự do kinh doanh, mở rộng đầu tư nước ngoài... Đồng thời với đó, nhu cầu du lịch gia tăng, các thành phần kinh tế dần đủ sức đầu tư xây dựng các khách sạn lớn, sang trọng, đề cao chất lượng dịch vụ nhằm giành lấy lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Và kết quả là, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch nói chung, các khách sạn nói riêng ngày càng đa dạng về thành phần, phong phú về loại kiểu, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách.

Tính đến tháng 1/2006, cả nước đã có hơn 6.000 cơ sở lưu trú, trong đó có 2.685 cơ sở đã được xếp hạng từ đạt tiêu chuẩn đến 5 sao với 77.583 phòng. Có thể tham khảo bảng 2.4 dưói đây:

Bảng 2.4. Hệ thống cơ sở lưu trú trên phạm vi cả nước theo hạng loạL-- (tính đến tháng 1/2006)

LOẠI XẾP SAO (1) SỐ LƯỢNG Cơ SỞ Số LƯỢNG PHÒNG

5 sao 22 6.636 4 sao 53 6.985 3 sao 124 9.049 2 sao 490 19.548 1 sao 488 11.883 Tổng số 1.177 54.101

LOẠI ĐẠT TIÊU CHUẨN (2) 1.508 23.482

(1) + (2) 2.685 77.583

Nguồn: Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch Việt Nam năm 2006

Bảng 2.5. Công suất sử dụng phòng trung bình trên phạm vi cả nước

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2003 2004 2005

Công suất sử dụng 38,7 55,4 60,0

Nguồn: Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch Việt Nam năm 2006

Theo bảng 2.4, số lượng cơ sở lưu trú đã được công nhận từ 1 đến 5 sao chỉ chiếm một tỉ lệ tương đối nhỏ (1.177 trong tổng số hơn 6.000 cơ sở). Báo động hơn, tính đến đầu năm 2006 cả nước mới chỉ có 75 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 4 hoặc 5 sao. Chính vì vậy, hiộn nay ngành khách sạn đang đứng trước nhu cầu lớn về phòng nghỉ cao cấp để phục vụ cho Hội nghị APEC sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11. Thời gian qua Tổng cục Du lịch đã chủ trì nhiều cuộc họp nhằm gấp rút xây dựng kế hoạch chuẩn bị về số lượng cũng như chất lượng buồng phòng khách sạn để phục vụ thành công cho sự kiện này.

Các loại hình cơ sở lưu trú phân bố khá đổng đều giữa 3 miển trong cả nước. Trong đó miền bắc 38,5%, miền Trung và Tây Nguyên 33,4%, còn-lại là miền Nam 28,1% ,[15,4],

Nhìn chung, trong số các cơ sở lưu trú du lịch ở nước ta, loại hình khách sạn chiếm chủ yếu (91% tổng số phòng). Tuy hầu hết hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiện nghi phục vụ, số lượng, chất lượng dịch vụ trong các khách sạn đã và đang được hoàn thiện và nâng cao, nhưng phần lớn các khách sạn vẫn có quy mô nhỏ, sở hữu tư nhân (tói trên 80%). Nhiều khách sạn còn hoạt động tự phát, xây dựng không phù hợp với tính chất của cơ sở lưu trú, chưa quan tâm đúng mức tói công tác bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn thực phẩm (đặc biệt là các khảch sạn ở vùng sâu, miền núi), canh tranh thiếu lành manh gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm dịch vụ và uy tín chung của ngành.

Về nguồn nhân lực, theo bảng 2.3 trang 38, tính đến đầu năm 2006, cố 115.050 lao động đang làm việc trong ngành khách sạn, chiếm khoảng 49,1% trong tổng số 234.096 lao động của toàn ngành du lịch.

2.1.2.2. Tại Hà Nội

Trong thòi gian vừa qua, tuy phải chịu ảnh hưởng của nhiều biến động trên thế giới và khu vực như chiến tranh, khủng bố, dịch SARS, dịch cúm gia cầm ... nhưug du lịch Hà Nội nói chung, ngành khách sạn nói riêng đã đạt được những thành tựu cơ bản thể hiện qua các chỉ tiêu sau đây:

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu chủ yếu của du lịch Hà Nội giai đoạn 2001-2005

Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005

1. Lượng khách du lịch đến HN Triệu lượt 3 3,781 3,88 4,45 5,34 - Lượng khách quốc tế Triệu lượt 0,7 0,931 0,85 0,95 1,11 - Lượng khách nội địa Triệu lượt 2,3 2,85 3,03 3,5 4,23 2. Doanh thu xã hội từ DL Tỷ đồng 3.850 4.500 4.600 5.300 - 11.248 Doanh thu khách sạn, nhà hàng Tỷ đồng 1.650 1.950 2.000 2.300 4.955

Biểu đồ 2.2. Số lượt khách quốc tế và nội địa đến Hà nội giai đoạn 2001-2005 5 4 3 2 1 6 2001 2002 2003 2004 2005 Theo bảng số liệu 2.6 Đơn vị tính: triệu lư0

■Lượng khách quốc tế

'Lượng khách nội địa

•Tổng số

Trong giai đoạn 2001-2005, lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội có sự tăng trưởng cao và chiếm một tỷ trọng đáng kể (khoảng 30%) trong cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam. Tuy lượng khách Trung Quốc có giảm song vẫn chiếm một tỉ trọng cao (18%) trong cơ cấu khách quốc tế của Hà Nội, tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc, Anh, Đức, Đài Loan và Tây Ban Nha. Lượng khách du lịch nội địa trong 5 năm qua có chiều hướng tăng nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 15%.

Hoà cùng xu thế phát triển của hoạt động du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú tại Hà Nội đã được đầu tư tích cực về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lừợng dịch vụ, tăng cường khả năng đón khách, đặc biệt khi Hà Nội đã thực sự trở thành một trung tâm hội nghị, hội thảo trong khu vực và trước những đòi hỏi ngày càng cao của du khách quốc tế. Nếu như năm 2001, Hà Nội mới chỉ có 310 cơ sở lưu trú với 9.465 phòng thì đến nay, Hà Nội hiện có 427 cơ sở lưu trú với 12.455 phòng,

tăng 37,7% về số lượng cơ sở và 31,6% số lượng phòng so vói năm 2001.

Bảng 2.7. Hệ thống cơ sở lưu trú tại Hà Nội giai đoạn 2001-2005

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005

S ố lượng cơ sở lưu trú 310 351 360 378 427

S ố lượng phòng 9.465 10.273 70.773 11.695 12.455

Nguồn: Phòng Quản lý Khách sạn, Sở Du lịch Hà Nội năm 2006

Tuy nhiên, cho đến nay các cơ sở lưu trú trên địa bàn thủ đồ nhìn chung vẫn có quy nhỏ. Nhận định này được minh chứng qua bảng 2.8f

Bảng 2.8. Hệ thống cơ sở lưu trú tại Hà Nội theo quy mô (tính đến đầu năm 2006)

Quy mô Số cơ sở lưu trú Tổng số phòng

Từ 100 phòng trở lên 21 4.781

Từ 50 đến 99 phòng 25 1.583

Từ 20 đến 49 phòng 110 3.144

Dưới 20 phồng 271 2.947

Tổng số 427 12.455

Nguồn: Phòng Quản lý Khách sạn, Sở Du lịch Hà Nội năm 2006

Số lượng cơ sở có quy mô trên 100 phòng chỉ có 21 cơ sở, chiếm 4,92% tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố với 4.781 phòng, chiếm 38,4%. Các cơ sở lưu trú này phần lớn thuộc khối liên doanh vói nước ngoài và một số cơ sở thuộc khối quốc doanh có diện tích mặt bằng lớn. Các cơ sở lưu trú có quy mô từ 50 đến 99 phòng chủ yếu từ khối quốc doanh và một số vốn là nhà khách, nhà nghỉ của các bộ ngành chuyển sang kinh doanh khách sạn từ những năm 1990 theo NĐ 317/NĐ- CP. Dịch vụ cơ bản là lưu trú, nhà hàng, phòng hội nghị vói quy mô vừa và nhỏ...

Các cơ sở lưu trú nhỏ hơn (từ 50 phòng trở xuống) phần lớn thuộc khối tư nhân và cổ phần. Đặc biệt, những cơ sở có quy mô dưới 20 phòng thường có diện tích nhỏ, dịch vụ ít, chủ yếu chỉ đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngoi, ăn uống của khách

mức độ trung bình.

Thêm vào đó, số lượng các khách sạn được cấp hạng sao và đạt tiêu chuẩn còn chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số khách sạn tại Hà Nội. Hiện nay trên địa bàn thủ đô đang tổn tại tình trạng mất cân đối giữa số lượng phòng khách sạn, nhất lẫ khách sạn cao sao vói nhu cầu tiêu dùng trong thực tế.

Bảng 2.9. Hệ thống khách sạn tại Hà Nội theo hạng sao (tính đến đầu năm 2006)

Chỉ tiêu 5 sao 4 sao 3 sao 2 sao 1 sao Đạt tiêu

chuẩn

Tổng số

S ố lượng khách sạn 8 5 22 81 53 10 179

S ố lượng phồng 2.356 840 2.956 2.547 922 113 9.722

Nguồn: Phòng Quản lý Khách sạn, Sở Du lịch Hà Nội năm 2006

Biểu đồ 2.3 - 2.4. Số lượng cơ sở lưu trú và số lượng phòng theo hạng loại tại Hà Nội

Theo bảng số liệu 2.9 ■ Ssao ■ 4sao □ 3sao □ 2sao ■ lsao ■ ĐạtTC ■ Không đạt TC ■ 5sao ■ 4sao □ 3sao □ 2sao ■ lsao ■ Đ ạtTC B Khổng dạt TC

Do nhu cầu cao của thị trường, bình quân trong giai đoạn 2001-2005, công suất sử dụng phòng của hệ thống khách sạn tại Hà Nội đạt trên 70%. Cao điểm có thời gian công suất sử dụng lên tói hơn 90%. Cụ thể được trình bày trong bảng 2.10:

Bảng 2.10. Công suất sử dụng phòng trung bình của khối khách sạn tại Hà Nội

giai đoạn 2001-2005 Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005

Công suất sử dụng phòng 69,0 70,4 68,5 70,8 82,0

Nguồn: Phòng Quản lý Khách sạn, Sở Du lịch Hà Nội năm 2006

Bên cạnh nhũng thành công bước đầu, ngành du lịch Hà Nội cần nỗ lực cố gắng hơn nữa để giữ vững sự ổn định, tăng trưởng và quan trọng hơn là từng bước giải quyết được nhu cầu vốn tổng hợp và đa dạng của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của các khách sạn 5 sao tại Hà Nội trong thời gùin gần đây

Tính đến thời điểm hiộn tại, Hà Nội cố 8 trên tổng sô'22 khách sạn 5 sao của cả nước, chiếm 36,4%. Hầu hết các khách sạn 5 sao đều có vị trí trung tâm, chủ yếu tập trung tại các quận nội thành như Hoàn Kiếm (3 khách sạn), Tây Hồ (2 khách sạn), Hai Bà Trimg (1 khách sạn), Đống Đa (1 khách sạn) và Ba Đình (1 khách sạn).

Bảng 2.11. Các khách sạn 5 sao tại Hà Nội

TT Tên khách sạn Địa chỉ Tập đoàn quản lý

1. Hanoi Daewoo 360 Kim Mã, Ba Đình Daeha của Hàn Quốc

2. Hilton Hanoi Opera 1 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm Hilton International

của Mỹ

3. Hanoi Horison 40 Cát Linh, Đôhg Đa Swiss-Belhotel International

của Thuỵ Sỹ

4. Meliá Hanoi 44B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiêm Sol Meliá Hotels &

Resorts của Tây Ban Nha

5. Nikko Hanoi 84Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng Nikko Hotel International

của Nhật Bản

6. Sofitel Metropole

Hanoi 15 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm

Accor Hotels & Resorts của Pháp

7. Sofitel Plaza Hanoi 1 Đường Thanh Niên, Tây Hồ Accor Hotels & Resorts

của Pháp

8. Sheraton Hanoi 11 Xuân Diệu, Tây Hồ Starwood Hotels &

Resorts của Mỹ

2.1.3.1. Hệ thống cơ sở vật chất • Quy mô, s ố lượng phòng

Tất cả các khách sạn 5 sao tại Hà Nội đều được xây dựng trên cơ sở liên doanh với nước ngoài, thuộc quyền quản lý, điều hành của các tập đoàn khách sạn lớn, có uy túi. Chẳng hạn như tập đoàn Accor (trực tiếp quản lý khách sạn Sofitel Metropole

Hanoi và khách sạn Sofitel Plaza Hanoi) hàng năm đã thu hút trên 125.000 lạo động làm việc cho hơn 3000 khách sạn trên toàn cầu, ữong đó Sofitel là nhãri hiệu đặc trưng cho các khách sạn 5 sao với chất lượng dịch vụ sang trọng và cao cấp nhất của tập đoàn.

Với ưu thế về vốn đầu tư từ nước ngoài và diện tích mặt bằng rộng, các khách sạn 5 sao nói chung và tại Hà Nội nói riêng là những cơ sở có quy mô lớn, trên 200 phòng. Trong đó lớn nhất là khách sạn Hanoi Daewoo (411 phòng) với tổng vốn đầu tư ban đầu là 134 triệu USD (gồm cả một khu căn hộ 15 tầng) trên diện tích hơn 29.000 m2. Khách sạn Sofitel Metropole Hanoi có quy mô nhỏ nhất (244 phòng) vói tổng vốn đầu tư khoảng 60,7 triệu USD, diện tích mặt bằng là 7.652 m2. • Đặc điểm kiến trúc, thiết k ế nội thất

Hệ thống các khách sạn 5 sao tại Hà Nội phần lớn được xây dựng trong thòi gian 10 năm trở lại đây nên hầu hết có kiến trúc hiện đại, thiết kế hợp lý mang đặc trưng riêng của tập đoàn, đảm bảo tính chuyên nghiệp cao trên một diện tích lớn. Có thể lấy một số ví dụ cụ thể:

- Với ưu thế từ một toà nhà cổ kính hơn một trăm năm tuổi, 109 phòng của toà nhà Metropole (thuộc khách sạn Sofitel Metropole Hanoi) được tái tạo bằng kiến trúc Pháp độc đáo vói những ô cửa màu xanh trên nền tường trắng cùng các họa tiết cổ. Cách bài trí nội thất gỗ và mây tre tạo nên một vẻ đẹp trang nhã, cổ điển, cuốn hút khách hàng, bỏi tại đây, người ta có thể tìm thấy nét hài hoà trong phong cách cổ điển xen lẫn với hiện đại. Bên cạnh toà nhà Metropole, toà nhà Opera lại làm hài lòng những đối tượng khách vốn chuộng phong cách hiện đại vói 135 căn phòng được khoác lên những gam màu sáng, vui mắt.

- Đối vói khách sạn Meliá Hanoi, toàn bộ khách sạn được xây dựng theo phong cách châu Âu vói sự tham khảo, kết hợp giữa các nét kiến trúc điển hình của nhiều khách sạn trong cùng tập đoàn Sol Meliá trên thế giói.

- Trong khi đó, khách sạn Hiton Hanoi Opera chịu ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Mỹ kết hợp với lối kiến trúc của Nhà hát lớn Hà Nội vào đầu thế kỷ XX...

Khu vực đốn tiếp và phục vụ -

Trong các khách sạn 5 sao, khu vực đón tiếp và phục vụ khách thường bao gồm sảnh lớn, quầy lễ tân, hệ thống nhà hàng, quầy bar, phòng tiệc, phòng hội nghị, hội thảo, hệ thống phòng khách, nơi cung cấp các dịch vụ bổ sung... Khả năng đáp úng cụ thể như

Bảng 2.12. Khả năng đáp ứng của các khách sạn 5 sao tại Hà Nội

TT Tên khách sạn Số lượngphòng khách Số lượng nhà hàng Số lượng quầy bar Phòng họp Số lượng

Sức chúa tôĩ đa

(tiêc ngồi)

1. Hanoi Daewoo 411 4 2 10 800

2. Hilton Hanoi Opera 269 3 3 7 300

3. Hanoi Horizon 250 2 3 6 600

4. Meliá Hanoi 306 2 2 4 900

5. Nikko Hanoi 255 3 2 2 120

6. Sofitel Metropole 244 2 3 6 150

7. Sofitel Plaza Hanoi 322 2 4 10 600

8. Sheraton Hanoi 299 2 2 5 500

Nguồn: Phòng'Kinh doanh tại các khách sạn 5 sao năm 2006

Đó là chưa kể đến nhiều khu vực dịch vụ khác được xem là không thể thiếu trong các khách sạn 5 sao nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngoi, thư giãn của khách lưu trú như trung tâm dịch vụ văn phòng, bể bơi, trung tâm massage, phòng tập, câu lạc bộ sức khoẻ, tiệm cắt tóc, quầy lưu niệm, quầy bánh, phòng karaoke, sàn nhảy...

Hệ thống phòng khách tại các khách sạn 5 sao được thiết kế thành nhiều loại phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của khách. Tất cả các phòng nghỉ đều được trang bị đầy đủ tiện nghi, nội thất hiện đại, cao cấp, trang trí cầu kỳ, đạt tới độ thẩm mỹ cao. Trong đó, các phòng sang trọng thường được bố trí trên các tầng riêng, cung cấp các dịch vụ phục vụ đặc biệt.

Bên cạnh các khu vực dành cho hoạt động đón tiếp và phục vụ khách, khu vực nội bộ của các khách sạn bao gồm các nơi sản xuất chế biến (như bếp, giặt là, tạp vụ...), văn phòng của các bộ phận và các phòng chức năng. Tại nhiều khách sạn, khu vực này cũng nhận được sự quan tâm từ Ban Giám đốc khách sạn như Sheraton Hanoi, Sofitel Metropole Hanoi...

Nhìn chung, hệ thống cơ sở vật chất tại các khách sạn 5 sao được đầu tư trang bị hiện đại, thường xuyên nâng cấp, thay mới, tạo thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ phục vụ hoàn hảo cho mọi đối tượng khách.

SẢNH CHÍNH KHÁCH SẠN MELIÁ HANOI

SẢNH CHÍNH KHÁCH SẠN HILTON HANOI OPERA

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực trong các khách sạn liên doanh quốc tế 5 sao tại Hà Nội - kinh nghiệm và những đề xuất (Trang 47)