Bối cảnh chung của ngành du lịch

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực trong các khách sạn liên doanh quốc tế 5 sao tại Hà Nội - kinh nghiệm và những đề xuất (Trang 43)

V I — »• Ỵ• •' ờ »11/ 1*5 I»I»I» u ựu ri ii tvnuLsti òurim

2.1.1. Bối cảnh chung của ngành du lịch

Mặc dù mới chỉ thực sự phát triển trong vài thập kỷ trở lại đây nhưng cùng với các ngành kinh tế khác, du lịch Việt Nam đã nhanh chóng hoà mình vào xu thế phát triển chung và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Lượng khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế và doanh thu xã hội từ du lịch tăng lên hàng năm vói tốc độ khá ổn định trong giai đoạn 2001 - 2005 là minh chứng cụ thể cho những thành công của du lịch Việt Nam trong thời gian qua.

Bảng 2.1. Số lượt khách quốc tế và nội địa đến Việt Nam giai đoạn 2001-2005

Đơn vị tính: triệu lượt

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Khách quốc tế 2,33 2,62 2,43 2,93 3,43 Khách nội địa 11,70 13,00 13,50 14,50 16,10 Tổng số 14,03 15,62 15,93 17,43 19,53 Biểu đồ 25 20 15 10 5 0 •Khách quốc tế •Khách nội địa •Tổng số

Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2006

2.1. Số lượt khách quốc tế và nội địa đến Việt Nam giai đoạn 2001-2005

Theo bảng sô'liệu 2.1 Đơn vi tính: triêu lươt

Bảng 2.2. Doanh thu xã hội từ du lịch giai đoạn 2001-2005 - - Đơn vị tính: tỷ dồng

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005

Doanh thu xã hội

từ du lịch 20.500 23.000 22.000 26.000 30.000

Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2006

Đặc biệt, chỉ trong 6 tháng đầu 2006, Việt Nam đã đón được 1,85 triệu lượt khách quốc tế, số lượng khách nội địa ước đạt hơn 8 triệu lượt người.

Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, ngành du lịch cũng đã phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, đề xuất kịp thời vói Chính phủ và áp dụng những giải pháp tích cực nhằm hạn chế tối đa sự suy giảm, nhanh chóng phục hồi, duy trì được mức tăng trưởng và khẳng định được vị thế của mình trong nước và trên trường quốc tế. Nhớ lại năm 1988, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam mới đạt trên 90 ngàn lượt khách (trong đó 16 ngàn khách ký kết theo Nghị định thư, 76 ngàn khách là Việt Kiều). Nếu so sánh với lượng khách quốc tế đến một số nước Đông Nam Á vào cùng thời điểm thì lượng khách đến Việt Nam chỉ bằng 1/10 lượng khách đến Philippin và xấp xỉ bằng 1/40 lượng khách đến Malaixia, Singapore và Thái Lan.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, cả nước ta năm 1988 mới có 18 ngàn phòng khách sạn, trong đó chỉ có 1.565 phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế [4, 6]. Chính vì vậy, vào thời điểm ấy Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đã đánh giá du lịch Việt Nam tụt hậu 20 năm so với các nước trong khu vực và phải đến năm 2000, Việt Nam mới đón được khách du lịch quốc tế thứ 1 triệu. Nhưng trong thực tế, với sự nỗ lực của toàn ngành, đến năm 1994, đã có trên 1 triệu khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Đến nay, du lịch Việt Nam từ vị trí cuối bảng đã vượt qua Philippin để vững vàng xếp thứ 5 trong khối các nước ASEAN. Giờ đây, lượng khách-du lịch quốc tế đến Việt Nam chỉ còn kém 1/3 so với các nước có nền công nghiệp du lịch hàng đầu khu vực như Malaixia, Thái Lan, Singapore, Indonesia.

Trong lĩnh vực lữ hành, tính đến nay, cả nước đã có hơn 400 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Trong đó có 204 doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, 124 doanh nghiệp Nhà nước, 63 doanh nghiệp cổ phần, 8 doanh nghiệp liên doanh và 2 doanh nghiệp tư nhân [5, 3]. Các địa phương có số doanh nghiệp lữ hành quốc tế nhiều nhất là Hà Nội (148), thành phố Hồ Chí Minh (144), Quảng Ninh (17), Đà Nẩng (14) và Hải Phòng (8). Đó là chưa kể đến hơn 10.000 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa hoạt động trên hầu hết các địa phương trong cả nước. Đối với hoạt động hướng dẫn, Tổng cục Du lịch đã áp dụng một số biện pháp nhằm phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên như phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Văn hoá Thông tin và các trường đại học biên soạn và băn hành khung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn, ngoại ngữ du lịch...

Ngoài ra, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch, hoàn thiện cơ chế, chính sách, khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá và hợp tác quốc tế về du lịch.

Về nguồn nhân lực du lịch, qua báo cáo của các Sở Du lịch, Sở Thương mại - Du lịch, trên địa bạn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tính đến tháng 1 năm 2006, cả nước có tới 234.096 lao động các ngành nghề làm việc trực tiếp trong ngành du lịch với số liệu cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng về nguồn nhân lực du lịch trên phạm vi cả nước (tính đến tháng 1/2006) TT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 1. Tổng số lao động du lịch 234.096 100

Phân theo trình độ đào tạo

2. Trình độ trên đại học 482 0,2

3. Trình độ đại học, cao đẳng 29.844 12,7

4. Trình độ trung cấp 35.966 15,3

5. Trình độ sơ cấp 42.364 18,0

6. Trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo nghề tại chõ hoặc huấn

luyện nghề ngắn hạn) 125.440 53,8

Phân theo loại lao động

7. Đội ngũ quản lý tại cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch 1.570 0,7 8. Lao động quản lý tại các doanh nghiệp (căjp trưởng, phó phòng) 15.676 6,7

Lao động nghiệp vụ 216.848 92,6

1-Lễ tân 19.258 8,2

2-Phục vụ bàn-bar 36.406 15.5

3-Phục vụ buồng 27.640 11,8

9. 4-Nhân viên nấu ăn 23.536 10,1

5-Hướng dẫn viên Đã được cấp thẻ 5.104 2,2

Chưa được cấp thẻ 2.854 1,2 6-Nhân viên lữ hành, đại lý du lịch 8.092 3,5

7-Nhân viên khác 93.958 40,1

Phân theo ngành nghề kỉnh doanh

10. Khách sạn 115.050 49,1

11. Lữ hành, hướng dẫn du lịch 31.036 13,3

12. Dịch vụ khác 88.010 37,6

Nguồn: Dự thảo Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2015- Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Du lịch Việt Nam (trang 53).

Qua điều tra khảo sát thực tế tại các cơ sở, địa phương trong cả nưốc, nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế về nhiều mặt. Tình trạng thiếu cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia về kỹ thuật, nghiệp vụ trong từng ngành nghề đang trở thành khó khăn chung của toàn ngành. Thực tế đó đang đặt ra những yêu cầu cao và cấp bách đối với công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực trong các khách sạn liên doanh quốc tế 5 sao tại Hà Nội - kinh nghiệm và những đề xuất (Trang 43)