V I — »• Ỵ• •' ờ »11/ 1*5 I»I»I» u ựu ri ii tvnuLsti òurim
2.2.2. Công tác phân công, bố trí công việc
Với mục tiêu phát triển tối đa năng lực hoạt động của tổ chức, mỗi doanh nghiệp khách sạn đều cố gắng xây dựng và duy trì một cơ cấu nhân lực phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm. Để đạt được mục tiêu đó, việc áp dụng các chính sách hợp lý trong công tác phân công, bố trí cồng việc là hết sức cần thiết.
Trong các khách sạn 5 sao, cơ cấu tổ chức được xây dựng khá rõ ràng, sát sao theo từng vị trí, chức danh công việc và được thực hiện theo nguyên tắc “Đúng người, đúng việc Mỗi khách sạn có những khác biệt trong cơ cấu tổ chức do bị chi phối bởi đặc điểm kinh doanh. Tuy nhiên trong một khách sạn 5 sao thường bao gồm các cấp quản lý từ trên xuống dưói như sau:
• Tổng Giám đốc (General Manager)
• Giám đốc/ Trưởng bộ phận (Department Head)
• Trợ lý Giám đốc bộ phận/ Cấp phó (Duty Manager/ Assistant/ Co-ordinator) • Giám sát viên (Supervisor)
• Ca trưởng (Captain) ' • Nhân viên (Staff)
Theo vị trí công việc, nguồn nhân lưc trong các khách sạn 5 sao được bo trí trong các bộ phận như sau:
Bảng 2.24. Phân công lao động theo bộ phận tại các khách sạn
Thời điểm tháng 6 năm 2006 Đơn vị tính: người TT Tên bộ phận Tên khách sạn Hanoi Daewoo HJỈ. Opera MeM Hanoi SM. Hanoi
1. Lễ tân (Front Office) 59 37 34 49
2. Phục vụ ăn uống (Food &
Beverage + Banquet) 187 74 107 120 3. Phục vụ buồng (Housekeeping) 104 65 57 78 4. Bếp (Kitchen) 130 70 84 90 5. Các dịch vụ bổ sung (Entertainment Service) 19 14 16 26 6. Kỹ thuật (Engineering) 63 29 33 37 7. An ninh (Security) 49 23 29 28
8. Kinh doanh (Sales&Marketing) 15 12 18 17 9. Hành chính (Administration) 31 28 29 30
10 Điều hành (Executive Office) 4 5 4 3
Tổng số 661 357 411 478
Nguồn: Phòng Quản lý Nhân sự tại 4 khách sạn năm 2006
Nhìn chung, công tác bô trí lao động tại các khách sạn khá hợp lý, đúng với mục đích tuyển dụng và phù hợp vói năng lực, hoàn canh thực tế của nhân viên. Tuy nhiên hoạt động này đôi khi gặp không ít khó khăn (như khi thừa, khi thiếu nhân viên) do ảnh hưởng của mùa vụ và nhu cầu tiêu dùng của khách. Tùy theo thời điểm, nhân viên trong các bộ phận có thể phải làm thêm giờ hoặc kiêm nhiệm. Việc thuyên chuyển vị trí nhân viên vẫn thường diên ra do yêu câu cua công việc
hoặc Qguyện vọng cua nhân viên. Chăng hạn nhân viên nữ trong các bộ phân phục vụ trực tiếp có thai đến tháng thứ 5 sẽ được chuyển vào các vị trí làm việc bên trong (tyck of the house).
Để đam bao phục vụ khách 24/24h, nhân viên làm việc trực tiếp trong các bộ phận phục vụ thường phai làm theo ca (như ca sáng, ca chiều, ca tối, ca chung
chiêng, ca gãy). Hàng tuần, nhân viên làm việc và nghỉ ngoi theo lịch phân công (Duty Roster) của trưởng bộ phận hoặc các giám sát viên. Nhân viên văn phòng làm theo giờ hanh chính. Môi ngày nhân viên làm việc 8h, 48h/tuần hoặc 44h/tuần
tuỳ theo chính sách của từng khách sạn.
Song song với việc bố trí, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, các khách sạn đã có kế hoạch thay thê lao động Việt Nam đảm đương vị trí của lao động nước ngoài để giảm bớt chi phí lao động. Hàng năm, số lượng người nước ngoài làm việc tại các khách sạn 5 sao đã giảm. Trong nhiều khách sạn như Hanoi Daewoo, Hilton Hanoi Opera, Sofitel Metropole Hanoi, một số vị trí quản lý quan trọng đã được đảm nhận bởi người Việt Nam như Giám đốc lễ tân, Giám đốc kinh doanh phòng, Giám đốc buồng...