6. Kết cấu của luận văn
1.2.5.3. Các nhân tố khác
a. Đối thủ cạnh tranh
Có thể nói đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh chung của NHTM. Để chiếm ưu thế trong cạnh tranh, ngân hàng luôn phải quan tâm tới đầu tư trang thiết bị tốt, tăng cường đội ngũ nhân viên có trình độ, củng cố và khuyếch trương uy tín, thế mạnh của ngân hàng. Điều này đã tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, dưới áp lực cạnh tranh gay gắt các ngân hàng có thể bỏ qua những điều kiện tín dụng cần thiết khiến cho độ rủi ro tăng lên, làm giảm chất lượng tín dụng.
b. Môi trường kinh tế
Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Hoạt động của ngân hàng thương mại có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng.
Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng. Không những vậy, nền kinh tế ổn định còn giúp hoạt động của các doanh nghiệp diễn ra bình thường, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế như khủng hoảng, lạm phát nên khả năng trả nợ đúng hạn, đúng kế hoạch do đó tiến hành mở rộng tín dụng cũng đơn giản hơn.
c. Môi trường chính trị - xã hội
Thể hiện ở sự ổn định xã hội; trình độ dân trí, tư cách đạo đức của người vay. Một nền chính trị ổn định, ít biến động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và của doanh nghiệp. Trình độ học vấn của người dân cao, ý thức tốt thì sẽ hạn chế được sự gian lận, lừa đảo trong các hoạt động kinh tế, từ đó nâng cao được chất lượng tín dụng của ngân hàng.
d. Môi trường pháp lý
Đó là tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật, gắn liền với quá trình thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Một môi trường pháp lý chặt chẽ, ổn định, đồng bộ sẽ tạo điều kiện kích thích, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, giúp hoạt động cấp tín
dụng đối với khách hàng của ngân hàng an toàn và hiệu quả. Ngược lại, với một môi trường pháp lý còn thiếu sót sẽ tạo điều kiện cho khách hàng, ngân hàng lách luật dẫn đến sự gia tăng rủi ro của hoạt động tín dụng.
e. Môi trường tự nhiên
Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất, hoả hoạn, …) làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản, hải sản. Vì vậy khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại.