Các nhân tố từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của vietcombank tại thị trường thành phố cam ranh, tỉnh khánh hòa (Trang 42)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.5.2. Các nhân tố từ phía khách hàng

Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay và sau khi được ngân hàng chấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì vậy, khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

a. Năng lực của khách hàng

Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không.

Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán được những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường; không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối và khuyếch trương sản phẩm …thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng. Và ngược lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay càng được sử dụng có hiệu quả. b. Sự trung thực của khách hàng

Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu khách hàng vay vốn Ngân hàng không cung cấp các số liệu trung thực sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng, từ đó khó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn.

Nếu khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích khi xin vay thì sẽ không trả được nợ đúng hạn. c. Thiện chí trả nợ của khách hàng

Khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng rất quan tâm đến uy tín, thiện chí trả nợ của khách hàng. Nếu khách hàng có quan hệ tín dụng uy tín với ngân hàng, với các đối tác giao dịch thì sẽ được ngân hàng xem xét, mở rộng cho vay, hoặc cho vay với các điều kiện ưu đãi kèm theo.

d. Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng

Rủi ro là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những biến cố (sự kiện) xảy ra ngoài mong muốn và đem lại hậu quả xấu. Rủi ro trong kinh doanh là một yếu tố tất yếu như người ta thường nói “rủi ro là người bạn đồng hành của kinh doanh”. Rủi ro phát sinh muôn màu muôn vẻ và là hệ quả của những nhân tố chủ quan hay khách quan, nhưng chủ yếu là những nhân tố khách quan ngoài dự đoán của khách hàng.

Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau: do thiên tai, hoả hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sự thay đổi chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp, … Ví dụ như giá bán nguyên vật liệu tăng vọt nhưng giá bán sản phẩm không thay đổi sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng. Nếu doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm lên thì sẽ bị khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, khả năng thu hồi vốn chậm, dễ dàng vi phạm việc trả nợ Ngân hàng về mặt thời hạn.

e. Tài sản bảo đảm

Tài sản thế chấp là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Tài sản thế chấp giúp các ngân hàng xử lý thu hồi vốn, giảm thiểu được rủi ro khi khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng và tăng trách nhiệm của khách hàng trong việc thanh toán nợ vay. Hiện nay, ngân hàng thường ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp có tài sản thế chấp là bất động sản, giấy tờ có giá, hạn chế cho vay với các trường hợp tài sản thế chấp là hàng tồn kho, máy móc thiết bị, quyền đòi nợ do các tài sản này tính thanh khoản không cao, khó quản lý, dễ bị hư hỏng, giá trị tài sản giảm nhanh. Điều này cũng là một hạn chế đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có nhu cầu vay vốn nhưng không đủ tài sản thế chấp theo quy định của ngân hàng. f. Sự không theo kịp với quá trình đổi mới

Nhiều doanh nghiệp nhà nước thường có thói quen dựa giẫm trông chờ vào nhà nước. Vốn tự có của họ ít nhưng lại được giao những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh lớn. Hơn nữa, do đã quen với kiểu làm ăn bao cấp nên khi chuyển sang cơ chế thị trường tự hạch toán kinh doanh, họ vay vốn ngân hàng để kinh doanh nhưng khi thua lỗ vẫn trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước như trước đây. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đặc biệt là chất lượng tín dụng trung dài hạn.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của vietcombank tại thị trường thành phố cam ranh, tỉnh khánh hòa (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)