Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của vietcombank tại thị trường thành phố cam ranh, tỉnh khánh hòa (Trang 118)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy chế pháp luật về những hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thông lệ quốc tế:

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo các hoạt động kinh doanh của NHTM hiện tại và trong tương lai để nhanh chóng ban hành các văn bản pháp luật có hiệu quả pháp lý cao đồng thời ngăn ngừa tình trạng lạc hậu về hệ thống pháp luật so với thực tế như ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến giao dịch của ngân hàng điện tử, các hành vi cạnh tranh giữa các NHTM, các hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán khác.

- Tiếp tục rà soát, bãi bỏ những văn bản lỗi thời, chồng chéo hoặc không phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ lập pháp và hành pháp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để sớm phát hiện các sai phạm và có biện pháp điều chỉnh kịp thời trong hoạt động kinh doanh của các NHTM để bảo đảm an toàn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng và tạo niềm tin cho công chúng.

- Ban hành chính sách khuyến khích các NHTMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác cùng nhau phát triển dịch vụ thanh toán thẻ và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán liên ngân hàng nhằm giảm thời gian chuyển tiền giữa các NHTM trong nước.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực hoạt động công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản.

- Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cần nhanh chóng đổi mới cơ chế cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm theo hướng cho phép cá nhân, tổ chức đã đăng ký được tra cứu thông tin trực tuyến về giao dịch bảo đảm.

- Công khai, minh bạch thông tin về quy hoạch, phát triển kinh tế xă hội nói chung và quy hoạch, phát triển vùng, khu vực, ngành nghề cụ thể đồng thời công khai rộng răi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp kịp thời nắm bắt để có định hướng phát triển phù hợp.

- Có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và NHTM trong việc xử lý tài sản đảm bảo nhằm đẩy nhanh tốc độ khai thông dòng vốn, hạn chế thiệt hại cho các bên. Cần

trao quyền tự quyết nhiều hơn cho NHTM trong việc xử lý tài sản nhằm hạn chế thiệt hại cho khách hàng (giảm giá tài sản do khấu hao và rủi ro giá cả thị trường, chi phí lãi vay ngày càng nhiều) và hạn chế thiệt hại cho NHTM (như thiệt hại về tài sản bảo đảm giảm sút về giá trị theo thời gian, nợ gốc + chi phí lãi vay và lãi phạt ngày càng nhiều, chi phí phát sinh liên bảo quản trông giữ…). Ngoài ra, nợ xấu để kéo dài chờ kiện tụng, chờ xử lý tài sản trong khi NHTM vẫn phải trích lập, sử dụng dự phòng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của NHTM.

- Nhanh chóng hoàn chỉnh mô hình và cấp phép đưa công ty thông tín tín dụng tư nhân vào hoạt động chính thức, đồng thời phải có sự hỗ trợ thường xuyên để công ty thông tin tín dụng tư nhân hoạt động và phát triển song song với Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN. Điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh và đổi mới, giúp các NHTM có được những nguồn thông tin tín dụng có chất lượng và cập nhật, tạo thêm cơ sở cho hoạt động cấp tín dụng được đẩy đủ, rõ ràng và nhanh chóng hơn.

- Kiểm soát và có cơ chế quản lý về hồ sơ, thủ tục đối với các khách hàng vay và NHTM cho vay đầu cơ bất động sản. Nghiên cứu và ban hành hệ thống tra cứu tài sản cá nhân sở hữu có giá trị như bất động sản để kiểm soát các khoản vay mua bất động sản để ở hay để đầu tư, kinh doanh. Giống như hệ thống thuế thu nhập cá nhân quản lý, tra cứu toàn quốc trên mạng internet thì nay có thể dùng số CMND (và/hoặc Passport) để cập nhật và thống kê tài sản (đã mua, đang mua) có giá trị của khách hàng vay. Các NHTM có thể dựa vào thông tin tra cứu cập nhật liên tục trên internet để phục vụ xét duyệt cấp tín dụng bất động sản phục vụ nhu cầu ở của người dân, đây là nhu cầu thực và đẩy mạnh nó sẽ góp phần giúp thị trường bất động sản nước ta phát triển ổn định hơn và NHTM có được nguồn tiêu thụ vốn đông đảo và hiệu quả.

- Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các thủ tục vay vốn, điều kiện vay vốn và những câu hỏi thường gặp nhằm phổ cập, tuyên truyền đến các cá nhân ở thành thị cho đến nông thôn hiểu biết về quy trình, sản phẩm, dịch vụ tín dụng, thông tin liên hệ của ngân hàng, nhằm cập nhật kiến thức và chủ trương của Chính phủ, NHNN về các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô, qua đó nâng cao trình độ dân trí của người dân cũng như hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ của NHTM, giảm tín dụng đen trên thị trường …

Kết luận Chương 3

Xuất phát từ thực tiễn năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Vietcombank Cam Ranh và những thay đổi trong môi trường kinh doanh ngân hàng. Chương 3 tập trung đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Vietcombank Cam Ranh. Các giải pháp này một mặt góp phần đẩy mạnh và hoàn thiện các nguồn lực vốn có của ngân hàng, mặt khác tăng cường hiệu quả kết hợp giữa các nguồn lực bên trong và các yếu tố bên ngoài nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh cao nhất cho Vietcombank Cam Ranh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó, cũng đề ra một số kiến nghị với các cơ quan chức năng nhằm tạo ra môi trường thông thoáng cho hoạt động tín dụng của Vietcombank Cam Ranh nói riêng và các Ngân hàng thương mại nói chung.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra một giai đoạn mới, trong đó sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữ các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh này, vấn đề sống còn với các ngân hàng hiện nay là phải tăng cường năng lực cạnh tranh và nhất là cạnh tranh trong hoạt động tín dụng.

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề, Vietcombank nói chung và Vietcombank Cam Ranh nói riêng đã và đang nỗ lực cải tiến chất lượng tín dụng, từng bước thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh và đã được khách hàng tin tưởng và đón nhận. Tuy nhiên, để có thể chủ động phát triển trong điều kiện mới, Vietcombank Cam Ranh cần xây dựng một hệ thống giải pháp toàn diện và sát thực, nhằm đáp ứng cao nhất mong muốn của khách hàng và tạo ra những lợi thế riêng có của mình.

Để đáp ứng yêu cầu này, việc nhận thức rõ năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Vietcombank Cam Ranh với sự tác động của môi trường vi mô, vĩ mô là hết sức quan trọng. Những phân tích từ nhiều khía cạnh trong bài Luận văn đã cho thấy được những điểm mạnh và những hạn chế của Vietcombank Cam Ranh. Trên cơ sở đó, một hệ thống giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng đã được đề xuất. Hệ thống giải pháp này là sự kết hợp một cách hiệu quả các nguồn lực bên trong và những tác động thuận chiều từ các yếu tố bên ngoài trong điều kiện mới.

Trong điều kiện và năng lực có hạn, công trình nghiên cứu không tránh khỏi những điểm hạn chế nên rất mong sự góp ý từ quý Thầy, Cô và bạn đọc. Tuy nhiên, với những kết quả đã đạt được, chúng tôi hy vọng những phân tích và giải pháp của mình sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp Vietcombank Cam Ranh hoạch định chiến lược phát triển tín dụng và khẳng định vị thế của mình trên địa bàn thành phố Cam Ranh cũng như cả nước và rộng hơn là thương hiệu Vietcombank vươn ra thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình:

1. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2. Paul H.Allen (2003), Tái lập Ngân hàng, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội. 3. TS. Nguyễn Thanh Phong, (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM

Việt Nam trước thềm hội nhập, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

4. TS. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các Doanh nghiệp

thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội,

Hà Nội.

5. TS.Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị trường, chiến lược, cơ cấu: cạnh tranh về

giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố

Hồ Chí Minh.

6. TS. Nguyễn Văn Tuyến (2005), Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại

trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội.

Luận văn tham khảo:

1. Nguyễn Văn Dương (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP

Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nha Trang, Luận văn Thạc sỹ kinh tế trường Đại

học Nha Trang.

2. Võ Thị Thùy Linh (2013), Phát triển tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương

mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - CN Nha Trang, Luận văn Thạc sỹ kinh tế trường Đại

học Kinh tế Đà Nẵng.

3. Nguyễn Thành Phúc (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP

Ngoại thương Việt Nam giai đoạn sau cổ phần hoá, Luận văn Thạc sỹ trường Đại học

Kinh tế Tp.HCM.

Văn bản, Luật, Nghị đinh: 1. Luật cạnh tranh.

2. Luật Ngân hàng Nhà nước.

3. Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Báo cáo, tạp chí tra cứu thông tin:

1. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.

2. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa (2010 – 2012), Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng.

3. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2010-2012), Báo cáo thường niên.

4. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2005), Cẩm nang tín dụng.

5. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cam Ranh (2010- 2012), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh.

6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hoà (2008-2010), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

7. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hoà (2008- 2010), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Khánh Hoà (2008-2010), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

9. Ngân hàng TMCP Sacombank – Chi nhánh Khánh Hoà (2008-2010), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

10.Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Khánh Hoà (2008-2010), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

11.Tạp chí Ngân hàng.

12.Thời báo kinh tế Việt Nam.

13. Trang web: http://www.sbv.gov.vn

http://www.vietcombank.com.vn http://www.vietcombank.com.vn

http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/cac-nhan-to-anh-huong- den-chat-luong-tin-dung-tai-ngan-hang-thuong-mai.html

DANH MỤC PHỤ LỤC  PHỤ LỤC 01:

DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA

Stt Tên chuyên gia Chức vụ Cơ quan công tác

(Ngân hàng)

1 Phan Ngọc Kính Giám đốc Vietcombank Cam Ranh

2 Vũ Duy Nhất Giám đốc Vietinbank Cam Ranh

3 Nguyễn Phong Lĩnh Giám đốc Agribank Cam Ranh

4 Nguyễn Văn Hải Giám đốc Kiên Long Cam Ranh

5 Nguyễn Văn Lập Phó Giám đốc Vietcombank Cam Ranh

6 Nguyễn Thị Thủy Phó Giám đốc Vietinbank Cam Ranh

7 Huỳnh Hải Dũng Trưởng phòng KH Vietcombank Cam Ranh 8 Nguyễn Thị Thúy Phương Trưởng phòng KH Vietcombank Nha Trang

9 Hà Thế Vỹ Trưởng phòng TD PGD Agribank Ba Ngòi

 PHỤ LỤC 02:

BẢN CẤU HỎI KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ CỦA VIETCOMBANK CAM RANH

Kính gửi các Anh/Chị!

Chúng tôi đang tiến hành khảo sát chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cam Ranh (Vietcombank Cam Ranh) và các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn thành phố Cam Ranh. Bảng câu hỏi dưới đây được lập nhằm mục đích thu thập thông tin đánh giá khách quan của quý khách hàng về chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Ý kiến đánh giá của các Anh/Chị sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho đề tài tốt nghiệp của chúng tôi.

Thông tin thu thập được từ bảng câu hỏi này sẽ được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu nêu trên.

Trân trọng cảm ơn!

Câu 1:

Anh/Chị vui lòng cho biết các yếu tố dưới đây ảnh hưởng như thế nào đến quyết định sử dụng dịch vụ một Ngân hàng của các Anh/Chị:

[1]: Rất ít quan trọng, [2]: Ít quan trọng, [3]: Bình thường, [4]:Quan trọng,

[5]:Rất quan trọng. - - - > > > Quan trọng STT YẾU TỐ 1 2 3 4 5 1 Lãi suất tín dụng và phí dịch vụ 2 Mức độ uy tín, thương hiệu 3 Sản phẩm tín dụng đa dạng 4 Thủ tục đơn giản, dễ dàng

5 Thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng 6 Mạng lưới phục vụ

7 Thông tin đầy đủ, dễ tiếp cận 8 Phẩm chất và trình độ CBTD 9 Năng lực tài chính

10 Giải quyết khiếu nại KH

11 Điểm giao dịch thuận tiện, tiện nghi 12 Thời gian giao dịch thuận tiện

Câu 2:

Nếu Anh/Chị đã từng sử dụng dịch vụ của Vietcombank Cam Ranh, vui lòng cho biết đánh giá của Anh/Chị về chất lượng dịch vụ của Vietcombank Cam Ranh theo các đánh giá dưới đây:

[1]: Rất kém, [2]: Kém, [3]: Trung bình, [4]: Tốt, [5]: Rất tốt Rất kém  Rất tốt STT CÁC YẾU TỐ 1 2 3 4 5 1 Lãi suất tín dụng và phí dịch vụ 2 Mức độ uy tín, thương hiệu 3 Sản phẩm tín dụng đa dạng 4 Thủ tục đơn giản, dễ dàng

5 Thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng 6 Mạng lưới phục vụ

7 Thông tin đầy đủ, dễ tiếp cận 8 Phẩm chất và trình độ CBTD 9 Năng lực tài chính

10 Giải quyết khiếu nại KH

11 Điểm giao dịch thuận tiện, tiện nghi 12 Thời gian giao dịch thuận tiện

 PHỤ LỤC 03:

BẢN CÂU HỎI THAM KHẢO Ý KIẾN

CỦA CÁC CHUYÊN GIA VỀ MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH

Chào các Ông/Bà!

Chúng tôi đang thực hiện một số đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cam Ranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Rất mong anh/chị dành chút thời gian trả lời bảng câu hỏi dưới đây để giúp chúng tôi hoàn thiện đề tài này.

Câu 1:

Theo Ông/Bà, các yếu tố sau đây có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại.

(Mức độ ảnh hưởng tăng dần từ 1 đến 5): MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG TT CÁC YẾU TỐ 1 2 3 4 5 1 Thị phần 2 Sự đa dạng của sản phẩm tín dụng 3 Khả năng cạnh tranh về giá

4 Hoạt động Marketing 5 Tiềm lực tài chính 6 Trình độ công nghệ 7 Mô hình tổ chức

8 Chất lượng nguồn nhân lực 9 Hình ảnh, thương hiệu 10 Kênh phân phối

Câu 2:

Ông/bà vui lòng đánh giá các yếu tố dưới đây của 06 Ngân hàng trên địa bàn thành phố Cam Ranh theo thang đo từ 1 đến 4:

(1: Yếu, 2: Trung Bình, 3: Khá, 4: Tốt)

TT CÁC YẾU TỐ VCB Vietinbank BIDV Agribank Seabank Sacom

bank 1 Thị phần 2 Sự đa dạng của sản phẩm tín dụng 3 Khả năng cạnh tranh về giá 4 Hoạt động Marketing 5 Tiềm lực tài chính 6 Trình độ công nghệ 7 Mô hình tổ chức 8 Chất lượng nguồn nhân lực 9 Hình ảnh, thương hiệu 10 Kênh phân phối

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của vietcombank tại thị trường thành phố cam ranh, tỉnh khánh hòa (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)