Tình hình tăng trưởng thu nhập từ hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của vietcombank tại thị trường thành phố cam ranh, tỉnh khánh hòa (Trang 68)

6. Kết cấu của luận văn

2.4.2.3 Tình hình tăng trưởng thu nhập từ hoạt động tín dụng

Bảng 2.10: Thu nhập từ hoạt động tín dụng Đvt: tỷ đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng, giảm Tốc độ (%) Tăng, giảm Tốc độ (%) Tổng thu nhập 35 20 70 (15) (43) 50 250 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 33 10 35 (23) (70) 25 250 Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động TD/Tổng thu nhập 94% 50% 50% (44%) 0%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Vietcombank Cam Ranh)

Trong cơ cấu thu nhập của Chi nhánh, thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao, thu nhập từ dịch vụ và các khoản khác chiếm tỷ trọng thấp hơn. Năm 2010, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng là 94%, năm 2011 và năm 2012 tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng có giảm nhưng vẫn chiếm 50% tổng thu nhập.

Điều này chứng tỏ đây việc phát triển hoạt động cho vay là cần thiết, góp phần tăng nguồn thu cho Chi nhánh. Phát triển tín dụng giúp Chi nhánh thu được lợi nhuận từ các dịch vụ khác như thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền, huy động tiền gửi, …. Tuy nhiên, việc phát triển tín dụng cũng phải đi đôi với việc kiểm soát, phòng ngừa rủi ro tín dụng, vì tăng trưởng dư nợ quá nhanh nhưng nợ xấu tăng mạnh thì chi phí trích lập dự phòng, chí phí xử lý khoản nợ xấu cũng tăng, thậm chí mất khả năng thu hồi vốn, điều này không những lợi nhuận của Chi nhánh không tăng mà còn giảm sút mạnh, thậm chí lỗ và đã được thể hiện rõ qua kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011. 2.4.2.4. Tình hình Dư nợ/Tổng nguồn vốn

Bảng 2.11: Tình hình dư nợ/ Tổng nguồn vốn từ năm 2010 - 2012

Đvt: tỷ đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng, giảm Tốc độ (%) Tăng, giảm Tốc độ (%) Dư nợ 293 16 122 (277) (95) 106 663 Tổng nguồn vốn 276 84 440 (192) (70) 356 424 Tỷ lệ dư nợ/Tổng nguồn vốn 106% 19% 28% /

Qua bảng trên ta thấy: tỷ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn biến động tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010, tỷ lệ này là 106%. Nguồn vốn thấp hơn cả dư nợ là do tăng trưởng tín dụng nóng, khả năng sử dụng vốn rất cao mà không có chất lượng, phát sinh nợ xấu quá cao do đó chi phí trích lập dự phòng cao, làm cho lợi nhuận chưa phân phối âm và dẫn đến vốn chủ sở hữu bị âm. Vốn huy động tương đương với dư nợ nhưng do vốn và các quỹ bị âm nên dư nợ cho vay vượt tổng nguồn vốn. (Tổng nguồn vốn = Vốn huy động + Vốn và các quỹ + Vốn khác).

Năm 2011 tỷ lệ cho vay chiếm 19% trên tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ khả năng sử dụng vốn thấp, chi nhánh đang bị trì trệ vốn, ảnh hưởng đến doanh thu và tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.

Năm 2012, tỷ lệ này đạt 28%. Tỷ lệ này cao hơn năm 2011 nhưng vẫn còn thấp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Điều này chứng tỏ khả năng sử dụng vốn chưa cao mặc dù tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn. Ngân hàng cần tăng trưởng dư nợ và giải ngân nguồn vốn cho vay khách hàng nhiều hơn nữa, tránh để sử dụng vốn bị lãng phí.

2.4.2.5. Tình hình Dư nợ/ Vốn huy động

Bảng 2.12: Tình hình Dư nợ/ Vốn huy động từ năm 2010 - 2012

Đvt: tỷ đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng, giảm Tốc độ (%) Tăng, giảm Tốc độ (%) Dư nợ 293 16 122 (277) (95) 106 663 Vốn huy động 271 127 407 (74) (37) 280 220 Tỷ lệ dư nợ/Tổng vốn huy động 146% 13% 30%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Vietcombank Cam Ranh)

Qua đây ta thấy, Tỷ lệ dư nợ/Tổng vốn huy động năm 2010 của Vietcombank

Cam Ranh đạt 146% là quá cao, ngân hàng cấp tín dụng cao hơn nguồn vốn huy động. Điều này khiến cho ngân hàng có thể gặp rủi ro về thanh khoản.

Năm 2011, Tỷ lệ dư nợ/Tổng vốn huy động đạt 13%. Tỷ lệ này quá thấp trong

hoạt động kinh doanh ngân hàng. Vietcombank Cam Ranh đã không sử dụng tốt nguồn vốn huy động để tích cực tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn huy động này. Nguyên do không sử dụng tốt nguồn vốn huy động vào việc cấp tín dụng, làm dư nợ giảm

nhiều là theo chủ trương của Hội sở chính Vietcombank tách dư nợ cho chi nhánh Ninh Thuận và đưa toàn bộ nợ xấu ra ngoại bảng để xử lý.

Đến năm 2012, Vietcombank Cam Ranh có Tỷ lệ dư nợ/Tổng vốn huy động

tăng lên đạt 30%. Dù tỷ lệ này vẫn thấp nhưng đã tăng hơn so với năm 2011. Sau khi cải tổ bộ máy nhân sự, chi nhánh đã bắt tay vào phát triển tín dụng có chất lượng và

cũng ra sức thu hút tiền gửi của khách hàng. Kế hoạch đến cuối năm 2013 thì Tỷ lệ dư

nợ/Tổng vốn huy động sẽ đạt 50 – 60%. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu tìm kiếm khách hàng tốt để tăng trưởng dư nợ tín dụng của tập thể phòng khách hàng.

2.4.2.6. Tình hình Nợ quá hạn, Nợ xấu

Bảng 2.13: Nợ quá hạn, nợ xấu giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng; % Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Tăng,

giảm Tốc độ (%) Tăng, giảm Tốc độ (%) Dư nợ tín dụng 293 16 122 (277) (95) 106 663 Nợ quá hạn 149 2,5 3 (146,5) (98) 0,5 20 Nợ xấu 110 2 0,1 (108) (98) (1,9) 95 Tỷ lệ nợ quá hạn 51% 16% 2,5% Tỷ lệ nợ xấu 38% 13% 0,08%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Vietcombank Cam Ranh)

Qua bảng trên ta thấy: tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh qua các năm. Năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu lần lượt là 51% và 38%. Một tỷ lệ quá mức cho phép trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Năm 2011 giảm mạnh còn 16% và 13%. Đến năm 2012 tiếp tục giảm nợ quá hạn và nợ xấu, còn 2,5% và 0,08%. Đây là một tỷ lệ mà các ngân hàng mơ ước. Nợ xấu giảm chứng tỏ chất lượng tín dụng tại Chi nhánh tăng cao, hoạt động kinh doanh có lãi. Nguyên nhân của việc giảm nợ xấu là nhờ chi nhánh đã giảm dần dư nợ với các khách hàng không có thiện chí trả nợ tốt; cho vay chú trọng đến chất lượng tín dụng hơn là tăng trưởng nóng; thu hút, ưu đãi đối với những khách hàng có tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả để nợ xấu không phát sinh và sự đôn đốc thu nợ đến hạn, nợ xấu của tập thể Ban xử lý nợ và thu hồi nợ của chi nhánh. Hiện tại chi nhánh tăng cường rà soát, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay, có biện pháp xử lý kịp thời, tránh phát sinh nợ xấu ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng.

2.4.2.7. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro

Hoạt động tín dụng mang lại nguồn lợi lớn nhất nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Để hạn chế ảnh hưởng của những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra đối với hoạt động kinh doanh, một trong các biện pháp hữu hiệu mà ngân hàng đang sử dụng là trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Việc trích lập dự phòng phản ánh hoạt động phòng ngừa, kiểm soát rủi ro cho vay của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh hoạt động của ngân hàng càng tiềm ẩn rủi ro. Tình hình trích lập dự phòng của Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 được thể hiện theo bảng dưới đây:

Bảng 2.14: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro giai đoạn 2010-2012

Đvt: tỷ đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Nợ xấu 110 38% 2 13% 0,1 0,08%

Trích lập dự phòng rủi ro 66 22,5% 3,8 23,8% 1,1 0,9%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Vietcombank Cam Ranh)

Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh trong ba năm 2010-2012 giảm đều. Năm 2010, số tiền trích lập dự phòng rủi ro là 66 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 22,5%. Năm 2011, số tiền trích lập dự phòng rủi ro giảm mạnh, còn 3,8 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 23,8%. Đến năm 2012, số tiền trích lập dự phòng rủi ro là 1,1 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,9%. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của Chi nhánh tăng đều qua các năm. Vì chi nhánh đã tập trung kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng cho vay đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

2.4.3 Sự đa dạng của sản phẩm tín dụng

Việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng sẽ giúp cho khách hàng đảm bảo nguồn vốn ổn định, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó cũng giúp cho ngân hàng quản lý tốt được dòng tiền của doanh nghiệp, có chính sách thu hồi nợ doanh nghiệp đầy đủ và đúng hạn.

Hiện tại, Vietcombank Cam Ranh áp dụng nhiều hình thức tín dụng như:  Gói sản phẩm kinh doanh tài lộc

Khách hàng sử dụng sản phẩm này để bổ sung nguồn vốn lưu động trong kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch vụ, đại lý bán hàng và đầu mối thu mua nguyên liệu. Phương thức cho vay hạn mức hoặc từng lần, thời hạn vay tối đa 12 tháng. Số tiền cho

vay tối thiểu 20 triệu đồng và hạn mức cho vay tối đa 70% giá trị tài sản bảo đảm nếu tài sản là bất động sản và lên đến 100% giá trị tài sản bảo đảm nếu được đảm bảo bằng giấy tờ có giá thanh khoản cao. Đối với vay hạn mức, khách hàng phải có kinh nghiệm kinh doanh ít nhất 18 tháng và được cấp hạn mức thấu chi tiêu dùng tới 60 triệu đồng với lãi suất ưu đãi.

 Cho vay kinh doanh khác

Đối với khách hàng không điều kiện vay theo sản phẩm kinh doanh tài lộc thì áp dụng cho vay theo sản phẩm này. Thời hạn và mức cho vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, qui mô kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, linh hoạt từ 01 đến 12 tháng. Phương thức trả dần hoặc trả một lần khi đến hạn và khách hàng có thể trả nợ trước hạn. Loại tiền cho vay đa dạng: VND, USD hoặc ngoại tệ khác.

 Cho vay dự án mới/ dự án đã đầu tư

Các dự án bất động sản: Bao gồm siêu thị, văn phòng làm việc, bệnh viện, trường học, khu đô thị mới, ....

Các dự án xây dựng nhà xưởng và mua sắm thiết bị: Bao gồm nhiều ngành như

xi măng, thủy sản, nông sản, lâm sản, ....

Các dự án mua sắm phương tiện vận tải: Bao gồm mua sắm ôtô (xe container,

xe tải, xe khách) và một số phương tiện khác.

Các dự án đặc biệt: Các dự án có bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

(VDB).

Các dự án khác:

Ngoài việc tự tài trợ, Vietcombank Cam Ranh có thể thu xếp các khoản vay đồng tài trợ. Đây là những khoản vay do nhiều ngân hàng cùng hợp vốn cho vay với những điều kiện tín dụng tương tự nhau. Trong đó, Vietcombank Cam Ranh sẽ giúp doanh nghiệp thu xếp các khoản vay đồng tài trợ với số tiền lớn, lãi suất cạnh tranh và đóng vai trò như một ngân hàng đại lý cho khoản vay của doanh nghiệp.

Lãi suất cho vay cạnh tranh; Số tiền cho vay có thể lên đến 85% tổng mức đầu tư dự án;Thời gian cho vay linh hoạt, tối đa có thể đến 15 năm; Dòng tiền trả nợ phù hợp với dòng tiền của dự án và của doanh nghiệp; Loại tiền cho vay đa dạng: VND, USD và các loại ngoại tệ khác.

 Gói sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên

Thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nhanh chóng, thuận tiện thông qua khoản vay do Vietcombank Cam Ranh cung cấp mà không cần có tài sản bảo đảm. Cán bộ công nhân viên có thời gian công tác tối thiểu 12 tháng tại cơ quan hiện tại (đối với khách hàng có mức lương 6 triệu đồng trở xuống có thêm điều kiện lương phải trả qua tài khoản VCB) có thể lựa chọn sử dụng một hoặc nhiều sản phẩm cho vay:

+ Sản phẩm “cho vay tiêu dùng” với số tiền vay tối thiểu 20 triệu đồng, hạn mức vay tối đa 12 tháng lương và không quá 200 triệu đồng, thời hạn vay không quá 36 tháng và không quá thời hạn còn lại trên hợp đồng lao động.

+ Sản phẩm “cho vay theo hạn mức thấu chi” với số tiền vay tối thiểu 05 triệu đồng, hạn mức tối đa 03 tháng lương và không quá 20 triệu đồng, thời hạn thấu chi không quá 12 tháng.

+ Sản phẩm “phát hành thẻ tín dụng” hạn mức tối đa tùy thuộc mức luơng của khách hàng và không vượt quá 200 triệu đồng.

 Gói sản phẩm cho vay cán bộ quản lý điều hành

Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản cho cán bộ quản lý điều hành (có thời gian công tác tại vị trí quản lý điều hành tối thiểu 6 tháng) nhằm đáp ứng tiêu dùng bằng đồng Việt Nam. Khách hàng có thể lựa chọn sử dụng một hoặc nhiều sản phẩm cho vay: + Sản phẩm “cho vay tiêu dùng” với số tiền vay tối thiểu 30 triệu đồng, hạn mức vay tối đa 18 tháng lương và không quá 200 triệu đồng, thời hạn vay không quá 36 tháng và không quá thời hạn còn lại trên hợp đồng tín dụng.

+ Sản phẩm “cho vay theo hạn mức thấu chi” với số tiền vay tối thiểu 10 triệu đồng, hạn mức tối đa 03 tháng lương và không quá 30 triệu đồng, thời hạn thấu chi không quá 12 tháng.

+ Sản phẩm “phát hành thẻ tín dụng” hạn mức tối đa tùy thuộc mức luơng của khách hàng và không vượt quá 200 triệu đồng.

 Cho vay cầm cố GTCG

Khách hàng sử dụng sản phẩm này được vay vốn để tiêu dùng với số tiền tối đa được vay lên tới 100% giá trị sổ tiết kiệm/giấy tờ có giá. Phương thức trả nợ linh hoạt, trả dần hoặc trả dần khi đến hạn. Lãi vay tính theo dư nợ thực tế và khách hàng được quyền trả nợ trước hạn. Đối với giấy tờ có giá do Vietcombank phát hành thời hạn cho vay có thể dài hơn thời hạn còn lại của giấy tờ có giá, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, nhưng

bảo đảm khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi vay.  Sản phẩm cho vay du học

Khách hàng sử dụng sản phẩm này để trang trải chi phí du học của người thân ở nước ngoài. Thời hạn cho vay tối đa 60 tháng. Trường hợp cho vay theo phương thức cho vay từng lần, thời hạn cho vay tính từ ngày khách hàng vay rút vốn lần đầu tiên. Trường hợp cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng dự phòng, thời hạn cho vay tính từ ngày hợp đồng hạn mức có hiệu lực. Đối với tài sản có giá trị thanh khoản, mức cho vay lên tới 100% chi phí du học, đối với tài sản đảm bảo khác tối đa 80% chi phí du học.

 Cho vay mua nhà/ xây mới/ nhà đất dự án

Khách hàng sử dụng sản phẩm này để mua nhà/ đất của các dự án bất động sản có chủ đầu tư ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Vietcombank. Hạn mức cho vay 70% giá trị nhà/ đất nếu được đảm bảo bằng chính nhà/ đất mua; và lên đến 90% giá trị nhà/ đất nếu được đảm bảo bằng bất động sản khác. Thời hạn cho vay tối đa 20 năm. Phương thức trả nợ linh hoạt, trả góp hoặc trả dần. Trả góp với số tiền trả gốc đều nhau cho tất cả các kỳ hoặc trả dần với số tiền gốc trả tăng dần. Lãi vay tính theo dư nợ thực tế. Khi có những khoản thu nhập bất thường, khách hàng có thể trả gốc trước hạn.

 Cho vay mua ô tô

Khách hàng sử dụng sản phẩm này để mua ô tô mới 100% hoặc ô tô đã qua sử dụng có thời hạn sử dụng không quá 02 năm nhập khẩu. Hạn mức cho vay 80% giá trị xe nếu được bảo đảm bằng chính xe ô tô định mua và lên đến 100% giá trị xe nếu được đảm

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của vietcombank tại thị trường thành phố cam ranh, tỉnh khánh hòa (Trang 68)