Đối với khách sạn Sài Gòn

Một phần của tài liệu Quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại các khách sạn 3 sao ở Hà Nội theo nội dung dự án EU. Nghiên cứu trường hợp khách sạn Kim Liên và khách sạn Sài Gòn (Trang 87)

Khách sạn Sài Gòn đã và đang tạo được uy tín lớn trong hệ thống các khách sạn ba sao ở Hà Nội hiện nay.Với quy mô không lớn nên cơ cấu tổ chức và hoạt động của khách sạn khá đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên kế hoạch trong tương lai là phát triển thành khách sạn bốn sao nên công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại đây là rất quan trọng. Do đó tôi xin đề xuất một số ý kiến của mình nhằm phát triển nguồn nhân lực tại khách sạn Sài Gòn như sau:

- Nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào, đặc biệt chú trọng về ngoại ngữ.

- Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo lại cho nhân viên trong từng bộ phận. Tiến hành tổ chức các cuộc tham quan thực tế cho nhân viên trong những mùa thấp điểm.

- Xây dựng môi trường làm việc năng động, hiệu quả hơn. - Có chính sách khen thưởng xử phạt chi tiết, hợp lý.

KẾT LUẬN

Luận văn công trình nghiên cứu đầu tiên về hoạt động quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại khách sạn ba sao theo Dự án EU. Với các nội dung đã trình bày, luận văn tập trung vào giải quyết những vấn đề chủ yếu sau:

1.Tổng hợp một số quan điểm về quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Hệ thống lại quan điểm của Dự án EU về quản lý và phát triển nguồn nhân lực, có thể nói đây là những quan điểm mới và khá đầy đủ trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực.

2. Luận văn đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại các khách sạn ba sao ở Hà Nội qua hai điển hình là khách sạn Kim Liên và khách sạn Sài Gòn. Đây là hai khách sạn đã tham gia tích cực vào các chương trình đào tạo của Dự án EU trong thời gian dài từ năm 2005 đến nay.

3 .Trên cơ sở đó, luận văn đã rút ra được những bài học trong công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại hai khách sạn này đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. Đó là các giải pháp trong công tác tuyển dung, tuyển chọn, xây dựng chương trình quản lý nguồn nhân lực, chế độ đai ngộ và xử phạt.. .Luận văn cũng mạnh dạn đưa ra một số đề xuất đối với các cơ quan Trung Ương và đối với hai khách sạn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai những biện pháp trên.

Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của TS. Nguyễn Mạnh Hà và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể. Trước hết tác giải xin cảm ơn TS. Vũ Mạnh Hà đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ học viên trong suốt quá trình thực hiện đề tại này. Tác giải cũng xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc với cán bộ khách sạn Kim Liên, khách sạn Sài Gòn, các cán bộ của Tổng cục Du lịch

và Sở du lịch Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp thông tin và tài liệu quý giá cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tác giả xin được cám ơn sự động viên, khích lệ, những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Luận văn được hoàn thành trong những cố gắng và nỗ lực của bản thân tác giả với mong muốn được đóng góp phần nào vào công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực tại các khách sạn ba sao hiện nay, một vấn đề rất quan trọng nhưng đang không được chú trọng trong hoạt động của các khách sạn. Tuy nhiên với những hạn chế nhất định, luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và những người quan tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1, Trần Kim Dung (2005), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống Kê.

2, Trịnh Xuân Dũng (2005), “Hội nhập – Cơ hội và thách thức đối với cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam (5).

3, Trịnh Xuân Dũng (2005), “Những thách thức trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch”, Tài liệu hội thảo khoa học Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học trong du lịch – Những vấn đề đặt ra.

4, Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam (2005), Tài liệu hướng dẫn kỹ năng đào tạo.

5, Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam – Viện quản lý Châu Á (2006), Khóa tập huấn quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp du lịch.

6, Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

7, Nguyễn Duy Gia, Môn học quản lý nguồn nhân lực, NXB Giáo dục.

8, Khách sạn Kim Liên (2007) (2008) (2009), Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh.

9, Khách sạn Sài Gòn (2007) (2008) (2009), Báo cáo hoạt động kinh doanh thường niên.

10, Nguyễn Hữu Long (2007), Giáo trình phát triển nguồn nhân lực, NXB Đại học Sư phạm.

11, Trần Thị Tuyết Mai (1995), Phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, Luận án PTS Khoa học Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

12, Nguyễn Văn Mạnh (2006), Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

13, Vũ Đức Minh (2004), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Thương mại, Hà Nội.

14, Leonard Nadler (1980), Phát triển nguồn nhân lực của một tập thể - một công cụ quản lý, New York.

15, Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, NXB Tư pháp, Thành phố Hồ Chí Minh.

16, Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17, Tổng cục Du lịch Việt Nam – Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam (2008), Nghiệp vụ lễ tân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18, Tổng cục Du lịch Việt Nam – Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam (2008), Nghiệp vụ buồng.

19, Tổng cục Du lịch Việt Nam – Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam (2009), Nghiệp vụ quản lý khách sạn nhỏ.

20, Tổng cục Du lịch Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Hà Nội.

21, Tổng cục Du lịch (2004), Một số văn bản quản lý Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch, Hà Nội.

22, Tổng cục Du lịch (2004), Báo cáo công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đến năm 2010, Hà Nội.

23, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (2008), Quy trình quản lý khách sạn năm sao theo tiêu chuẩn Saigontourist, Quản lý Bếp.

24, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (2008), Quy trình quản lý khách sạn năm sao theo tiêu chuẩn Saigontourist, Quản lý Kỹ thuật và bảo trì.

25, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (2008), Quy trình quản lý khách sạn năm sao theo tiêu chuẩn Saigontourist, Quản lý Phòng.

26, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (2008), Quy trình quản lý khách sạn năm sao theo tiêu chuẩn Saigontourist, Quản lý Nhà hàng.

27, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (2008), Quy trình quản lý khách sạn năm sao theo tiêu chuẩn Saigontourist, Kinh doanh tiếp thị.

28, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (2008), Quy trình quản lý khách sạn năm sao theo tiêu chuẩn Saigontourist, Quản lý Tiếp tân.

29, Vũ Văn Tuấn (2000), Chủ doanh nghiệp và chức năng quản lý nguồn nhân lực, NXB Trẻ.

Tiếng Anh:

30, Marc Effron, Robert Gandossy, Marshall Goldsmith, Human Resources in the 21th century, Jonh Wiley & Sons, INC

31, Merrick Jones and Pele Mann (Editor), HRD International Perspectives on Development and Learning, Kumarian Press, USA

31, Vietnam Human Resources Development in Tourism Project (2006),

Phụ lục 1 : Bảng giá phòng khách sạn Kim Liên 1 (Áp dụng từ 01/09/2009 đến 31/12/2009) STT Loại phòng Số lượng Giá phòng (USD)

Đơn Đôi Ba 1 Kim Lien Suite 4 05 120 150

2 Kim Lien Suite 8 02 100 120 3 Deluxe 4A 30 55 60

4 Standard 4B 47 40 45 55 5 Superior 8 34 45 50

6 Standard 9 65 35 38 48

Phụ lục 2 : Bảng giá phòng khách sạn Kim Liên 2

(Áp dụng từ 01/09/2009 đến 31/12/2009) STT Loại phòng Số lượng Giá phòng (USD)

Đơn Đôi Ba 1 Standard 5 57 40 45 50 2 Standard 6 56 35 40 45 3 Standard 3 30 25 30 35 4 Loại 1 48 20 25 5 Loại 2 65 20 25 Phụ lục 3 : Bảng giá phòng khách sạn Sài Gòn (Áp dụng từ 01/09/2009 đến 31/12/2009) STT Loại phòng Số lượng Giá phòng (USD)

Đơn Đôi Ba

1 Suite 08 90 95 105

2 Deluxe 16 70 75 85

3 Superior 16 55 60 70 4 Standard 04 50 55 65

Phụ lục 4 : Bảng tổng hợp các số liệu kinh doanh của Công ty cổ phần du lịch Kim Liên từ năm 2006 đến 2008 (Đơn vị tính : 1.000 VNĐ)

Diễn giải 2006 2007 2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu toàn công ty

117.163.774 130.000.000 103.817.000 Doanh thu buồng

phòng

38.460.003 42.493.312 38.119.000 Công suất buồng

phòng BQ(%) 84.52 85 78.35 Lượt khách 142.354 155.737 126.754 Nộp ngân sách 9.767.407 13.512.9000 11.929.096 Lợi nhuận 4.137.000 7.000.000 19.293.000 Thu nhập BQ người LĐ 3.037 4000 4.220

Phụ lục 5: Bảng tổng hợp các số liệu kinh doanh của khách sạn Sài Gòn từ

năm 2006 đến 2008 (Đơn vị tính : 1.000 VNĐ)

Diễn giải 2006 2007 2008

Doanh thu toàn công ty 8.269.000 10.439.065 7.377.020 Doanh thu buồng phòng 4.645.000 6.200.000 3.976.000

Công suất buồng phòng BQ(%)

77 84 70

Nộp ngân sách 1.087.000 1.945.000 938.000 Lợi nhuận 1.450.060 2.036.100 1.073.010 Thu nhập BQ người LĐ 2.440 3.050 3.020

Phụ lục 6: Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn VTOS

Các tiêu chuẩn VTOS được thiết kế trên cơ sở phân tích và hình thành những công việc người lao động cần thực hiện để hoàn tất yêu cầu của một công việc cụ thể. Bảng kỹ năng nghề xác định chính xác những việc người lao động phải làm. Từ những phân tích này, những kiến thức và kỹ năng cần thiết được thiết lập nhằm giúp người lao động có thể thực hiện công việc hiệu quả trong điều kiện thông thường. Bảng này trình bày các công việc ở trình độ cơ bản và được chia thành: Phần việc kỹ năng và Phần việc kiến thức.

Phần việc kỹ năng mô tả những gì mà người lao động phải làm, qua đó giúp họ thực hiện tốt công việc. Phần việc kiến thức đề cập kiến thức bỏ sung hay lý thuyết mà người lao động ở trình độ cơ bản cần có để thực hiện công việc một cách chính xác.

Mỗi tiêu chuẩn VTOS được chia thành 3 phần chính:

+ Phần một mô tả tổng thể công việc, chức danh thường dùng và danh mục công việc. Đây chính là phần hình thành nên tiêu chuẩn.

năng và phần việc kiến thức.

+ Phần ba nêu chi tiết tiêu chuẩn các kỹ năng nghề.

Phần việc Kỹ năng

Các tiêu chuẩn phần việc kỹ năng được thể hiện trong bảng có 5 cột như sau: Bước (thực hiện): xác định rõ những gì người lao động phải thực hiện để hoàn thành phần việc theo thứ tự logíc.

Cách làm: mô tả cách thực hiện các bước và thường được trình bày với mục đích minh họa cho những kỹ năng cần có.

Tiêu chuẩn: phần này liên hệ tới những tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến những tiêu chí về chất lượng, số lượng, thời gian, tính liên hoàn, vệ sinh, an toàn v.v. nhằm đảm bảo thực hiện các bước theo đúng tiêu chuẩn.

Lý do: giải thích tại sao cần phải tiến hành các bước theo một cách thức rất cụ thể và tại sao cần phải áp dụng những tiêu chuẩn đó.

Kiến thức: phần này liên hệ tới những yêu cầu về kiến thức cần thiết để hỗ trợ thực hiện công việc, ví dụ, chính sách của công ty hoặc tài liệu tham khảo. Những kiến thức này bổ sung và củng cố phần thực hành những kỹ năng cần thiết.

Phần việc kiến thức:

Cách trình bày phần Phần việc kiến thức hơi khác một chút, cụ thể cột Nội dung được trình bày thay cột Bước (thực hiện); và Mô tả thay cho cột Cách làm. Trong đó cột Nội dung trình bày phần lý thuyết và cột Mô tả giải thích, minh họa làm rõ thêm cho phần lý thuyết.

Cách sử dụng tiêu chuẩn VTOS

Tiêu chuẩn VTOS được thiết kế cho Đào tạo viên, là những người đã tham dự Chương trình phát triển Đào tạo viên và được VTCB cấp chứng chỉ.

tạo ở trình độ cơ bản cho nhân viên và xác định nhu cầu đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo có thể sử dụng Tiêu chuẩn VTOS để tham khảo xây dựng chương trình đào tạo sinh viên nghề ở trình độ cơ bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các doanh nghiệp đã có tiêu chuẩn hoạt động, Tiêu chuẩn VTOS giúp củng cố và hỗ trợ cho các tiêu chuẩn hiện có. Với những doanh nghiệp chưa có tiêu chuẩn hoạt động, các Đào tạo viên có thể sử dụng Tiêu chuẩn VTOS để xây dựng các tiêu chuẩn hoạt động cho doanh nghiệp, qua đó góp phần nâng cao chất lượng tiêu chuẩn dịch vụ.

Mặc dù các doanh nghiệp có thể sử dụng Tiêu chuẩn VTOS theo nội dung hiện có, Hội đồng VTCB vẫn khuyến khích các Đào tạo viên điều chỉnh tiêu chuẩn VTOS thành tiêu chuẩn hoạt động phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.

Bên cạnh tài liệu Tiêu chuẩn kỹ năng nghề, các Đào tạo viên cần sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho công tác đào tạo nhân viên như DVD video, ảnh minh họa những công việc chính. Ngoài ra, để củng cố kỹ năng và kiến thức của mình phục vụ cho công tác đào tạo, đào tạo viên có thể sử dụng các tài liệu tham khảo khác như 05 quyển giáo trình nghiệp vụ khách sạn: Kỹ năng khách sạn, Lễ tân, Nhà hàng, Lưu trú và Chế biến món ăn đã được Hội đồng VTCB xây dựng trong khuôn khổ Dự án đào tạo nghiệp vụ khách sạn do Chính phủ Luxembourg tài trợ. Những tài liệu này do VTCB xuất bản và hiện đang có sẵn.

Phụ lục 7 : Giới thiệu về Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam

Mục tiêu tổng thể của Dự án Phát triển nguồn nhân lực Du lịch

Cộng đồng Châu Âu và Chính phủ Việt Nam thống nhất thực hiện Dự án Phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam thông qua Hiệp định tài chính ký tháng 11/2001, với tổng chi phí 12 triệu Euro (Cộng đồng Châu Âu tài trợ 10,8 triệu Euro và phần đóng góp của Chính phủ Việt Nam là 1,2 Triệu Euro). Bên thụ hưởng là Tổng cục Du lịch Việt Nam, lực lượng lao động của ngành Du lịch, các trường đào tạo và khách du lịch.

Mục tiêu tổng thể của Dự án là nhằm “Nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng nguồn nhân lực trong ngành Du lịch Việt Nam", giúp Chính phủ và các doanh nghiệp du lịch có khả năng "duy trì bền vững chất lượng và số lượng" đào tạo sau khi Dự án kết thúc”.

Các nhóm hưởng lợi chính của Dự án rất đa dạng và tác động đáng kể đến ngành Du lịch trên diện rộng, bao gồm từ các nhân viên lao động nghề, các giáo viên và đào tạo viên, các trường du lịch, các doanh nghiệp đến các cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cũng như các bộ ngành liên quan từ trung ương đến địa phương và những người có liên quan đến du lịch.

Các mục tiêu của Dự án được xây dựng trên phương pháp tiếp cận tổng hợp trên quy mô cả nước như đã được đề xuất tại cuộc hội thảo du lịch “Nghiên cứu Phát triển Nguồn Nhân lực Du lịch” do EU tài trợ năm 1997 và đã được Chính phủ thông qua:

· Xây dựng một cơ cấu tổ chức thống nhất cấp quốc gia để triển khai

Một phần của tài liệu Quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại các khách sạn 3 sao ở Hà Nội theo nội dung dự án EU. Nghiên cứu trường hợp khách sạn Kim Liên và khách sạn Sài Gòn (Trang 87)