Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với tổng cục Du lịch xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hệ thống đào tạo du lịch ở các bậc Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp…..Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng các trường dạy nghề, học đi đôi với hành.
Đối với Bộ lao động – Thương binh và xã hội: Phối hợp với Tổng Cục Du lịch thực hiện công tác đánh giá, dự báo nhu cầu trong ngành du lịch nói chug và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động để chuẩn bị đội ngũ lao động trong ngành trong tương lai. Hỗ trợ và phát triển các cơ sở tư vấn và hướng nghiệp cho học sinh từ bậc phổ thông, giới thiệu về chuyên ngành du lịch – khách sạn giúp họ có nhận thức đầy đủ và rõ ràng về ngành du lịch và khách sạn nói riêng. Có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh du lịch khách sạn trong việc tổ chức đào tạo nghề cho người lo động.
Đối với Tổng cục Du lịch: Đề xuất với Nhà nước hỗ trợ các chính sách về tài chính, cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo du lịch. Hoàn thiện đội ngũ cán bộ công chức làm nhiệm vụ tham mưu về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. Tiếp tục triển khai các chương trình phát triển nguồn nhân lực trong cả nước.
Đối với Sở du lịch Hà Nội: Là cơ quan chủ quản của ngành du lịch địa phương, Sở du lịch Hà Nội cần có sự chỉ đạo, phối hợp giữa các ban ngành để nhanh chóng xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong tương lai. Cần có chính sách và cơ chế tập trung đầu tư cho các cơ sở đào tạo du lịch tại thành phố. Thực hiện tốt các chính sách thu hút và và đãi ngộ nhân tài, thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề, thi người lễ tân giỏi định kỳ hàng năm….