Nói đến tổ chức nguồn nhân lực là nói đến cơ cấu tổ chức của một tổ chức, một doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức này khác nhau phụ thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động của doanh nghiệp đó. Trong doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, với tính chất phục vụ khách, cơ cấu được chia làm ra nhiều bộ phận với nhiều cấp độ khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào quy mô của từng khách sạn. Khách sạn càng lớn. cơ cấu tổ chức
càng phân cấp, phức tạp và ngược lại với các khách sạn nhỏ thì cơ cấu tổ chức cung đơn giản hơn nhiều.
Công tác tổ chức nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp phụ thuộc và nhiều yếu tố:
- Quyền lực và quy trình ra quyết định: Phong cách lãnh đạo của mỗi nhà lãnh đạo sẽ ảnh hưởng đến tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo chuyên quyền thường tập trung quyền lực và quyền quyết định vào tay mình, trong khi một nhà lãnh đọa dân chủ sẽ sử dụng bộ máy giúp việc các cấp để chia sẻ các quyết định trong công việc. Chính sự khác biệt này ảnh hưởng lớn đến quy trình ra quyết định và tổ chức của một doanh nghiệp.
- Các mục đích của tổ chức: Mỗi loại hình tổ chức có một số mục đích cụ thể. Mỗi doanh nghiệp có mục tiêu phát triển các lĩnh vực khác nhau nên nó ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng và bố trí lao động.
- Thị trường: Một yếu tố quan trọng hàng đầu là phải quan tâm đến thì trường mà doanh nghiệp đang ngắm tới. Trong lĩnh vực khách sạn, hoạt động kihn doanh mang tính chất thời vụ nên việc tổ chức nhân lực khác so với các doanh nghiệp có mức cầu ổn định.
- Tập trung và phi tập trung hóa: Trong số các vấn đề về tổ chức, tập trung hay phi tập trung hóa được quan tâm hàng đầu. Trong một doanh nghiệp khách sạn, các mảng tiếp thì, đặt phòng, quản lý tài chính, quản lý nhân sự….nên tập trung hay phi tập trung để hoạt động một cách hiệu quả. Tập trung hóa trong khi nhấn mạnh vào trách nhiệm của một số các nhân có thể làm xao nhãng trách nhiệm của những người khác. Phi tập trung hóa tạo điều kiện chủ động cho mỗi nhân viên, giúp họ tập trung và hài lòng với công việc hơn.
- Quy mô và độ đa dạng: Một thực tế có thể khẳng định rằng quy mô của mỗi doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức của doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp lớn thường chia sẻ quyền hạn cho cấp dưới, trong khi các doanh nghiệp nhỏ người quản lý thường trực tiếp quyết định các vấn đề.
- Quy mô quản lý: Một vấn đề khác trong công tác quản lý là quy mô quản lý, chính là số lượng nhân viên dưới quyền một cán bộ quản lý có thể đảm bảo có hiệu quả. Hiện nay quy mô quản lý đang được mở rộng là quản lý khu vực và quản lý đa đơn vị, tạo tính chuyên nghiệp và nâng cao quyền hạn của người quản lý.
- Các cấp quản lý: Xu hướng hiện nay là giảm thiểu các cấp quản lý, nói cách khác là đơn giản hóa cơ cấu tổ chức, tạo quyền hạn cho cấp còn lại.
- Sử dụng ngoại lực: Là hoạt động doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm và dịch vụ bên ngoài thay cho việc sử dụng nhân công của mình để tạo ra sản phẩm dịch vụ đó.
- Sản phẩm và dịch vụ: Sản phẩm và dịch vụ là yếu tố quyết định bao trùm tất cả các yếu tố trên. Mỗi yêu cầu về sản phẩm và dịch vụ khác nhau đòi hỏi vốn, trình độ chuyên môn, công nghệ….nên cơ cấu tổ chức là khác nhau.
- Quy mô và văn hóa: Mỗi doanh nghiệp có văn hóa khác nhau, mục tiêu và quy mô khác nhau. Yếu tố này ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô hay thu hẹp quy mô của doanh nghiệp. Khi mở rộng quy mô sẽ tạo nên sự xung đột, tạo sự chia rẽ nội bộ doanh nghiệp..
- Cán bộ quản lý chủ chốt và cán bộ quản lý chuyên môn: Trong các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vai trò chuyên môn được thực hiện bởi người quản lý doanh nghiệp. Ngược các doanh nghiệp quy mô lớn đòi hỏi lực lượng
cán bộ chuyên môn được phân định giữa cán bộ quản lý chủ chốt và cán bộ quản lý chuyên trách.