Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 28)

2.1.3.1 Chức năng

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Khánh Hòa là một thành viên trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên thực hiện đầy đủ các chức năng và nhiệm vụ mà ngân hàng Trung Ương giao cho. Nếu trước đây Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Khánh Hòa với nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn dưới hình thức ngắn hạn, chiết khấu thương phiếu là chính và đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp xây lắp thì ngày nay Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Khánh Hòa là một Ngân hàng mang đầy đủ tính năng của một ngân hàng thương mại, thực hiện hầu hết các nghiệp vụ mà các ngân hàng trên cùng địa bàn thực hiện, được phép kinh doanh đa năng, tổng hợp chức năng trung gian tín dụng trong thanh toán, cung cấp tín dụng và quản lý các phương tiện thanh toán, cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng… Ngân hàng trực tiếp

giao dịch với các tổ chức kinh tế, cá nhân, doanh nghiệp… nhận tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền đó cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu đi vay. Tuy nhiên nét nổi bật của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Khánh Hòa là tập trung huy động vốn và tiến hành cho vay vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp vì sự nghiệp phát triển đất nước, vì mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Cụ thể có một số chức năng, nhiệm vụ sau:

Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ mọi thành phần kinh tế, cá nhân, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn hay không kỳ hạn, tranh thủ nguồn vốn huy động có chi phí rẻ như nguồn vốn tài trợ của Trung Ương hay của nước ngoài. Đây là hoạt động chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Khánh Hòa.

Đầu tư thông qua hình thức góp vốn cổ phần, hoặc cùng với các ngân hàng khác thực hiện đầu tư liên ngân hàng.

Dịch vụ thẻ.

Cho vay: cho vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu chứng từ có giá, cho vay theo chỉ định của Chính phủ, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên.

Thanh toán trong và ngoài nước.

Thấu chi, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu.

Dịch vụ ngân hàng: nhận kiểm đếm tiền mặt, chi hộ lương, mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngoại hối, chuyển tiền nhanh, thanh toán thẻ tín dụng, séc du lịch.

Các dịch vụ khác: tư vấn đầu tư, ngân hàng tại nhà, nhận gửi tài sản quý hiếm, chứng từ có giá.

2.1.3.2 Nhiệm vụ

Có trách nhiệm kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký.

Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để nắm bắt và đáp ứng kịp thời các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Tuân thủ các quy định của pháp luật, của ngân hàng TW về quá trình hoạt động kinh doanh.

Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng với khách hàng.

Quản lý tốt cán bộ theo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời đại.

Thực hiện tốt công tác xã hội và nghĩa vụ đối với Nhà nước.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức

Nhận thức được những khó khăn và thách thức, ngay từ ngày đầu ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh đã cùng nhau đề ra chiến lược kinh doanh thích hợp để hội nhập và phát triển. Trong chiến lược Chi nhánh đặc biệt coi trọng chiến lược phát triển nguồn lực, bởi con người là yếu tố quyết định, nhất là trong hoạt động ngân hàng cần phải có những cán bộ có trình độ, có năng lực phẩm chất và tâm huyết với nghề nghiệp. Hiện tại cơ cấu tổ chức và tình hình về cán bộ nhân viên trong Chi nhánh như sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh 2.1.5 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

Ban Giám đốc: gồm có 3 người: 1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc

Ban Giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Khối quan hệ khách hàng:

Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp: 11 người, gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 9 nhân viên. Chức năng, nhiệm vụ chính là:

Khối quan hệ khách hàng Khối quản lý rủi ro Khối quản lý nội bộ - Phòng QHKH doanh nghiệp - Phòng QHKH cá nhân Phòng quản lý rủi ro Phòng quản trị tác nghiệp Phòng tài chính - kế toán Các phòng giao dịch: - Xóm Mới - Bình Tân - Thống Nhất - Ninh Hòa - Cam Ranh - Vĩnh Hải - Lộc Thọ Phòng tổ chức hành chính - điện toán Phòng kế hoạch - tổng hợp Tổ thanh toán quốc tế (phòng KHTH) Phòng quản lý và dịch vụ ngân quỹ Phòng giao dịch khách hàng BAN GIÁM ĐỐC Khối tác nghiệp Khối trực thuộc Phòng nghiệp vụ thẻ

Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng.

Công tác tín dụng: tiếp nhận hồ sơ khách hàng, chịu trách nhiệm về thông tin khách hàng, đề xuất hạn mức tín dụng, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. Theo dõi, quản lý mọi hoạt động của khách hàng. Phân loại, rà soát, phát hiện rủi ro.

Các nhiệm vụ khác: quản lý thông tin khách hàng, phối hợp hỗ trợ các đơn vị liên quan, cập nhật thông tin diễn biến thị trường, tham gia góp ý kiến đối với những vấn đề chung của Chi nhánh.

Phòng quan hệ khách hàng cá nhân: gồm 8 người: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 6 nhân viên. Có chức năng, nhiệm vụ sau:

Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng.

Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Công tác tín dụng: cũng giống như phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp chỉ khác ở đây đối tượng khách hàng là cá nhân.

Các nhiệm vụ khác.

Khối quản lý rủi ro:

Phòng quản lý rủi ro: gồm 5 người: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên. Có chức năng, nhiệm vụ như sau:

Công tác quản lý tín dụng: tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh, kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các phòng liên quan và đề xuất xử lý vi phạm nếu có…

Công tác quản lý rủi ro tín dụng: tham mưu, đề xuất, xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng, phối hợp, hỗ trợ phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề, để chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý của

Chi nhánh.

Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp.

Công tác kiểm tra nội bộ.

Các nhiệm vụ khác.

Khối tác nghiệp

Phòng quản trị tác nghiệp: gồm 6 người, 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 4 nhân viên. Có các chức năng, nhiệm vụ sau:

Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh. Thực hiện tính toán, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV, gửi kết quả cho phòng quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng, tuân thủ đúng quy định kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.

Các nhiệm vụ khác.

Phòng giao dịch khách hàng:gồm 21 người, 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 19 nhân viên. Có chức năng, nhiệm vụ sau:

Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng, phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng nghi ngờ trong tình huống khẩn cấp.

Chịu trách nhiệm: tính pháp lý, tính đầy đủ, tính đúng đắn của các chứng từ giao dịch, thực hiện đúng các quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng, thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng.

Phòng quản lý và dịch vụ ngân quỹ: gồm 7 người, 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 nhân viên. Có chức năng, nhiệm vụ như sau:

Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ.

Chịu trách nhiệm: đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ, phát triển các dịch vụ về kho quỹ, thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ, chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, đảm bảo an toàn tài sản của Chi nhánh/BIDV và của khách hàng.

Các nhiệm vụ khác.

Tổ thanh toán quốc tế: gồm 4 người, 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 2 nhân viên. Có các chức năng, nhiệm vụ sau:

Trực tiếp thực hiện tác nghiệp: các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng, phối hợp với các phòng liên quan để tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo dõi, đánh giá việc sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết, tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, các hợp đồng thương mại quốc tế.

Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh, chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, đảm bảo an toàn tiền vốn, tài sản của Chi nhánh, của Hội sở chính và của khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại.

Các nhiệm vụ khác.

Phòng nghiệp vụ thẻ: gồm 7 người: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 nhân viên.

1 trưởng phòng.

2 cán bộ phát hành thẻ:

• Tiếp nhận hồ sơ phát hành thẻ.

• Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại.

• Thực hiện phát hành thẻ trên chương trình.

• Phát hành thẻ, kích hoạt thẻ. • Giao thẻ cho khách hàng.

• Các nghiệp vụ thẻ trên chương trình.

3 cán bộ thanh toán thẻ:

• Thay giấy, tiếp quỹ ATM.

• Quản lý hệ thống POS trên địa bàn.

• Xử lý các trường hợp trục trặc của máy ATM và máy POS. • Bảo trì, bảo quản hệ thống ATM và máy POS trên địa bàn tỉnh.

Khối quản lý nội bộ

Phòng tài chính – kế toán: 8 người, 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 6 nhân viên. Có các chức năng, nhiệm vụ sau:

Quản lý, kiểm soát, chấm chứng từ của các phòng thuộc Chi nhánh.

Theo dõi các tài khoản tiền gửi, tiền vay tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư Trung Ương.

Thực hiện nghiệp vụ chi tiêu nội bộ, theo dõi các khoản phải thu, phải trả. Thực hiện thanh toán chi tiêu đúng chế độ, đúng định mức, tham mưu cho lãnh đạo phòng quản lý các định mức chi tiêu đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm. Hạch toán các khoản chi phí đúng bản chất, nghiệp vụ phát sinh.

Quản lý tài khoản, đảm bảo tính khớp đúng giữa sổ sách và tài sản thực tế, phối hợp với phòng Tổ chức – Hành chính quản lý sử dụng có hiệu quả các tài sản, công cụ lao động không còn sử dụng được.

Hàng tháng tổng hợp báo cáo lỗi phát hiện qua công tác hậu kiểm của Chi nhánh.

Chịu trách nhiệm sắp xếp, đóng chứng từ, báo cáo, lưu trữ, bảo quản và bảo mật các loại chứng từ, sổ sách kế toán theo chế độ quy định của Nhà nước.

Cung cấp sổ sách, các loại chứng từ phục vụ cho các đoàn thanh tra, kiểm tra trong và ngoài Chi nhánh.

Phòng tổ chức – hành chính – điện toán: gồm 15 người.

Nhiệm vụ tổ chức – hành chính: đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc cho Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh, hướng dẫn các phòng, các tổ chức thực hiện quản lý cán bộ, lao động, thực hiện công tác thi đua khen thưởng, thực hiện các chính sách đối với cán bộ, đầu mối hoàn tất pháp lý liên quan đến việc thành lập/chấm dứt hoạt động của Phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm, quản lý hồ sơ thông tin các cán bộ, tham mưu ý kiến kế hoạch phát triển nhân sự.

Nhiệm vụ Tổ chức – điện toán: tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin, thực hiện quản trị mạng, quản trị hệ thống chương trình ứng dụng, quản trị an ninh mạng, quản trị an toàn thông tin, quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của Chi nhánh, trực kỹ thuật, bảo trì, xử lý sự cố hệ thống máy móc thiết bị và các chương trình phần mềm ứng dụng.

Nhiệm vụ chính của văn phòng.

• Công tác hành chính.

• Công tác quản trị, hậu cần. • Các nhiệm khác.

Phòng kế hoạch – tổng hợp: gồm 3 người, 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 1 nhân viên. Có chức năng, nhiệm vụ sau:

Công tác kế hoạch – tổng hợp: thu thập các thông tin, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin tài chính kinh tế, chính trị xã hội. Tổng hợp việc lập và thực hiện kế hoạch. Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển

và kế hoạch kinh doanh. Tổ chức, triển khai kế hoạch kinh doanh, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, giúp việc cho Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Công tác nguồn vốn: tổ chức và thực hiện điều hành nguồn vốn, trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ đối với khách hàng, giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, các sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng. Thu thập và báo cáo BIDV Khánh Hòa những thông tin liên quan đến rủi ro thị trường, các sự cố rủi ro thị trường của Chi nhánh và đề xuất phương án xử lý, chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của Chi nhánh, lập các báo cáo thống kê phục vụ quản trị điều hành theo quy định.

Các nhiệm vụ khác.

2.1.6 Phương hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Khánh Hoà trong thời gian tới. Việt Nam Chi nhánh Khánh Hoà trong thời gian tới.

Phương hướng hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh nói chung và ngân hàng TMCP ĐT&PT Khánh Hòa nói riêng là gia tăng tỷ trọng huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong tỉnh nhằm để có vốn vay cho nhiều dự án xây lắp lớn sắp được thực hiện trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra các hệ thống ngân hàng cũng chú trọng mở rộng tín dụng hơn với các ngành nghề truyền thống có thế mạnh trong tỉnh và những ngành nghề đang được Chính phủ có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển mang tầm thế mạnh của tỉnh.

Với mục tiêu phát triển an toàn – chất lượng – hiệu quả – bền vững theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, giai đoạn 2013 – 2015 BIDV Khánh Hòa xác định hoạt động ngân hàng bán lẻ có vai trò quan trọng, tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển dài hạn của Chi nhánh theo định hướng trở thành Chi nhánh ngân hàng thương mại hàng đầu của tỉnh. Đây sẽ là hoạt động kinh doanh cốt lõi, sẽ tiếp tục đầu tư tạo đột phá trong thời gian tới. Bởi vậy, hoạt động của BIDV Khánh Hòa sẽ tiếp tục

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 28)