Phân tích tình hình kinh doanh thẻ của Chi nhánh trong 3 năm 2010-2012

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 77)

2.4.1 Chỉ tiêu về số lượng thẻ đang lưu hành tại Chi nhánh

Bảng 2.15: Số lượng thẻ đang lưu hành tại Chi nhánh

(đơn vị tính: thẻ) 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (+)/(-) % (+)/(-) % Thẻ ghi nợ nội địa 21.009 33.210 42.080 12.201 58,08% 8.870 26,71% Thẻ tín dụng quốc tế 118 325 670 207 175,42% 345 106,15%

Tổng số lượng thẻ

đang lưu hành 21.127 33.535 42.750 12.408 58,73% 9.215 27,48%

(nguồn: phòng thẻ BIDV Khánh Hòa) Dựa vào bảng: Số lượng thẻ đang lưu hành tại Chi nhánh trong 3 năm 2010 – 2012 ta thấy tổng số lượng thẻ đang lưu hành đều tăng qua các năm chứng tỏ hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng không ngừng phát triển, số lượng thẻ tăng chủ yếu do BIDV Khánh Hòa đã bắt đầu củng cố nền tảng dịch vụ thẻ, Chi nhánh đã phấn đấu để đạt được các chỉ tiêu đặt ra. Các chỉ tiêu đạt được tuy chưa đưa Chi nhánh lên hạng thứ cao trên địa bàn tỉnh nhưng cũng từng bước cải thiện, khẳng định hình ảnh của Chi nhánh trên thị trường thẻ khu vực cụ thể: năm 2010 tổng số lượng thẻ đang lưu hành là 21.127 thẻ, năm 2011 là 33.535 thẻ, tăng so với năm 2010 là 12.408 thẻ, tương đương tăng 58,73%, đây là một tỷ lệ tăng tương đối lớn. Năm 2012 tổng số lượng thẻ đang lưu hành là 42.750 thẻ, tăng so với năm 2011 là 9.215 thẻ, tức tăng 27,48%. Nhìn chung trong 3 năm thì năm 2011 là năm có tốc độ tăng trưởng thẻ thanh toán lớn nhất. Số lượng thẻ tăng thể hiện sự ưa chuộng của khách hàng với những sản phẩm thẻ của ngân hàng tăng, điều này chứng tỏ hoạt động thẻ của ngân hàng đang phát triển dần chiếm được sự ưa chuộng, lòng tin của khách hàng. Ngân hàng đã hòa nhập với xu hướng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của thị trường thẻ hiện nay.

đang lưu hành, điều này là hợp lý vì điều kiện và tiêu chuẩn để phát hành thẻ tín dụng khó hơn rất nhiều so với phát hành thẻ ghi nợ. Hiện nay, trên thị trường thẻ Việt Nam, tỷ trọng thẻ ghi nợ nội địa cũng chiếm hơn 90% trong tổng số thẻ đang lưu hành cho nên tỷ trọng này ở ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Khánh Hòa cũng không có gì đáng lo ngại.

Tốc độ tăng của thẻ tín dụng là đáng khen ngợi nhất, năm 2010 tổng số thẻ tín dụng quốc tế đang lưu hành chỉ có 118 thẻ, đến năm 2011 đã lên đến 325 thẻ, tăng so với năm 2010 là 207 thẻ, tương đương tăng 175,42%, một tỷ lệ tăng tương đối cao; năm 2012 tổng số thẻ đang lưu hành là 670 thẻ, tăng so với năm 2011 là 345 thẻ, tương đương với tăng 106,15%, về số lượng thẻ thì năm 2012 tăng được nhiều thẻ hơn so với năm 2011 nhưng so về tốc độ tăng thì tốc độ tăng năm 2012 vẫn thấp hơn nhiều so với năm 2011. Điều này cho thấy sự nổ lực của Chi nhánh trong việc phát triển thẻ tín dụng quốc tế vì những khách hàng được phát hành thẻ tín dụng quốc tế đa số là những khách hàng có tiềm lực tài chính và có mối quan hệ lâu dài với Chi nhánh, và Chi nhánh phải nắm rõ những thông tin về những khách hàng này vì đây cũng giống như một hình thức ngân hàng cho vay, khách hàng được chi tiêu trước trả tiền sau.

Thẻ ghi nợ nội địa vẫn chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm, tốc độ tăng của thẻ ghi nợ không cao bằng tốc độ tăng của thẻ tín dụng quốc tế về mặt phần trăm nhưng lại cao hơn tốc độ tăng thẻ tín dụng quốc tế về mặt số tuyệt đối: năm 2010 tổng số thẻ ghi nợ đang lưu hành là 21.009 thẻ, năm 2011 là 33.210 thẻ, tăng so với năm 2010 là 12.201 thẻ, tương đương với tăng 58,08%, trong 3 năm thì năm 2011 là năm có tốc độ tăng cao hơn cả; năm 2012 tổng số thẻ ghi nợ nội địa đang lưu hành là 42.080 thẻ, tăng so với năm 2011 là 8.870 thẻ, tương đương với tăng 26,71%.

2.4.2 Chỉ tiêu về số lượng thẻ phát hành mới hàng năm tại Chi nhánh Bảng 2.16: Số lượng thẻ phát hành mới hàng năm tại Chi nhánh Bảng 2.16: Số lượng thẻ phát hành mới hàng năm tại Chi nhánh

(đơn vị tính: thẻ) 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (+)/(-) % (+)/(-) % I – Tổng số lượng thẻ phát hành mới hàng năm 8.237 12.631 9.394 4.394 53,34% -3.237 -25,63% 1. Thẻ ghi nợ nội địa 8.187 12.424 9.049 4.237 51,75% -3.375 -27,17% 2. Thẻ tín dụng quốc tế 128 207 345 79 61,72% 138 66,67% II – Tổng số thẻ bị xóa

hàng năm 276 223 179 -53 -19,20% -44 -19,73% (nguồn: phòng thẻ BIDV Khánh Hòa)

Dựa vào bảng số lượng thẻ phát hành mới hàng năm ta thấy tổng số lượng thẻ phát hành mới năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng năm 2012 lại giảm so với năm 2011, tuy tổng số lượng thẻ đang lưu hành hàng năm vẫn tăng. Cụ thể: năm 2010 tổng số thẻ phát hành mới là 8.237 thẻ, năm 2011 là 12.631 thẻ, tăng so với năm 2010 là 4.394 thẻ, tức là tăng 53,34%; năm 2012 là 9.394 thẻ, giảm 3.237 thẻ so với năm 2011, tương đương với giảm 25,63%.

Trong phát hành và lưu thông, thẻ ghi nợ đều chiếm tỷ trọng trên 98% tổng số lượng thẻ. Thẻ ghi nợ nội địa tăng trong năm 2011 nhưng lại giảm trong năm 2012 trong đó thẻ tín dụng quốc tế vẫn tăng đều qua các năm. Tổng số lượng thẻ bị xóa cũng giảm đều qua các năm, nguyên nhân thẻ bị xóa là do số dư trong tài khoản của chủ thẻ không đủ để ngân hàng trừ phí thường niên, khách hàng đăng ký làm thẻ mà sau 90 không đến nhận thẻ, ngân hàng thay đầu số thẻ theo quy định của nhà nước… số lượng thẻ bị xóa hàng năm giảm thể hiện khách hàng thẻ của Chi nhánh đã chú ý hơn trong việc sử dụng thẻ, số lượng khách hàng làm thẻ mà không sử dụng thẻ cũng giảm đi. Cụ thể: năm 2010 tổng số lượng thẻ bị xóa là 276 thẻ, năm 2011 giảm xuống còn 223 thẻ, giảm so với năm 2010 là 53 thẻ, tương đương với

giảm 19,20%; năm 2012 tổng số thẻ bị xóa là 179 thẻ, giảm so với năm 2011 là 44 thẻ, tương đương với giảm 19,73%.

2.4.3 Chỉ tiêu về doanh số, phí trong thanh toán thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ Bảng 2.17: Tình hình thanh toán qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ Bảng 2.17: Tình hình thanh toán qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

(đơn vị tính: triệu đồng) 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (+)/(-) % (+)/(-) % 1. Doanh số thanh toán thẻ ghi nợ 10.908 27.078 49.042 16.170 148,24% 21.964 81,11% 2. Phí thu được từ thẻ ghi nợ 220 598 1.100 378 171,82% 502 83,95% 3. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng 10.790 25.762 38.130 14.972 138,76% 12.368 48,01% 4. Phí thu được từ thẻ tín dụng 217 520 764 303 139,63% 244 46,92% (nguồn: phòng thẻ BIDV Khánh Hòa) Dựa vào bảng số liệu về doanh số thanh toán và phí thu được trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ ta thấy: doanh số thanh toán và phí thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng không ngừng tăng qua các năm, cụ thể:

Về thẻ ghi nợ: doanh số thanh toán thẻ ghi nợ năm 2010 là 10.908 triệu đồng, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 16.170 triệu đồng tương đương với tăng 148,24%, một tốc độ tăng khá cao. Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 21.964 triệu đồng, tức là tăng 81,11%, tuy tốc độ tăng năm 2012 so với năm 2011 thấp hơn tốc độ tăng năm 2011 so với năm 2010 nhưng số tăng tuyệt đối năm 2012 vẫn cao hơn so với năm 2011. Kéo theo đó phí thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ cũng không ngừng tăng lên. Kết quả này là sự cố gắng không ngừng nghỉ của Chi nhánh trong hoạt động kinh doanh thẻ: mở rộng thị trường thẻ, tăng số lượng khách hàng sử dụng thẻ, đưa sản phẩm thẻ ghi nợ tới tay nhiều người dân hơn…

Về thẻ tín dụng: không thua kém thẻ ghi nợ, doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng cũng không ngừng tăng lên, năm 2010 là 10.790 triệu đồng, năm 2011 tăng

lên 25.762 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 14.972 triệu đồng, tương đương với tăng 138,76%, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 12.368 triệu đồng, tức là tăng 48,01%. Phí thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng cũng không ngừng tăng qua các năm với một tốc độ tăng gần bằng với tốc độ tăng của doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng. Điều này cho thấy trên lĩnh vực thẻ tín dụng, Chi nhánh không những tăng được số lượng khách hàng mà còn tăng cả về doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng.

2.4.4 Chỉ tiêu về tình hình thanh toán qua POS

Bảng 2.18: Tình hình thanh toán qua POS

(đvt: triệu đồng)

(nguồn: phòng thẻ BIDV Khánh Hòa) Dựa vào bảng số liệu về doanh số và phí POS trong 3 năm ta thấy doanh số POS không ngừng tăng qua các năm với một tốc độ tăng tương đối cao, cụ thể: năm 2010 doanh số POS là 13.500 triệu đồng, năm 2011 tăng lên đến 35.000 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 21.500 triệu đồng, tương đương với tăng 159,26%, một tốc độ tăng cao chỉ trong một năm; năm 2012 doanh số thanh toán qua POS là 60.000 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 25.000 triệu đồng, tương đương tăng 71,43%. Điều này cho thấy Chi nhánh đã rất nỗ lực trong thời gian qua để đạt được kết quả này bởi vì hiện nay sự cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng gây gắt lại kéo theo tâm lý thích dùng tiền mặt của người tiêu dùng nên việc thanh toán qua POS chưa hẳn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Khách hàng thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ qua POS phần đông là khách nước ngoài.

2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (+)/(-) % (+)/(-) % Doanh số POS 13.500 35.000 60.000 21.500 159,26% 25.000 71,43% Phí POS 260 700 1.200 440 169,23% 500 71,43% Số lượng máy POS 25 31 36

Phí POS cũng chính là phần doanh thu mà Chi nhánh thu được từ hoạt động kinh doanh máy POS, thường thì phí POS chiếm khoảng 1,8 % – 2% tổng doanh số tùy theo thỏa thuận giữa Chi nhánh với các địa điểm đặt máy POS. Doanh số POS tăng thì phí POS hay doanh thu của Chi nhánh từ hoạt động kinh doanh dịch vụ POS cũng tăng cụ thể: năm 2010 phí POS là 260 triệu đồng, năm 2011 là 700 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 440 triệu đồng, tương đương với tăng 169,23%; năm 2012 là 1.200 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 500 triệu đồng, tương đương với tăng 74,43%. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán qua máy POS của Chi nhánh không ngừng phát triển, thể hiện qua việc doanh thu từ dịch vụ này ngày càng tăng. Để đạt được kết quả này, Chi nhánh đã không ngừng cố gắng mở rộng hệ thống máy POS tại các địa điểm như nhà hàng, khách sạn, khu du lịch thể hiện ở chỗ số lượng máy POS không ngừng tăng qua các năm… đây cũng là những địa điểm mà hoạt động kinh doanh POS có hiệu quả nhất. Đây là một trong những kết quả đáng khích lệ của Chi nhánh.

2.4.5 Tình hình nợ quá hạn của thẻ tín dụng

Bảng 2.19: Nợ quá hạn của thẻ tín dụng

(đơn vị tính: triệu đồng) Năm Số lượng khách hàng quá hạn Dư nợ quá hạn

2010 12KH 250

2011 11KH 195

2012 12KH 189

(nguồn: phòng thẻ BIDV Khánh Hòa)

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy được tình hình quá hạn của thẻ tín dụng của Chi nhánh trong 3 năm 2010 – 2012 có xu hướng giảm về tổng số tiền dư nợ quá hạn, cụ thể năm 2010 tổng dư nợ quá hạn là 250 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống còn 195 triệu đồng đến năm 2012 là 189 triệu đồng, tuy tổng số tiền dư nợ quá hạn thẻ tín dụng giảm qua các năm tuy nhiên số lượng khách hàng quá hạn thẻ tín dụng tăng giảm không đều: năm 2010 có 12 khách hàng quá hạn dư nợ thẻ tín dụng; năm 2011 là 11 khách hàng, năm 2012 là 12 khách hàng. Điều quan trọng là tổng số tiền

dư nợ quá hạn đã giảm qua các năm thể hiện công tác quản lý tín dụng khách hàng cũng như công tác điều tra điều kiện cấp tín dụng đã được Chi nhánh chú trọng hơn, đây là điều tốt, giúp Ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong việc cấp tín dụng cho khách hàng.

2.4.6 Tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ ATM

Bảng 2.20: Tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ ATM

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 I - Tổng số thẻ ATM đang lưu hành (thẻ) 21.009 33.210 42.080 II -Tổng số khách hàng sử dụng thẻ ATM

(người) 21.009 33.210 42.080 1. Phân loại theo đối tượng khách hàng

a.Khách hàng là cán bộ công nhân viên

làm theo đơn vị (khách hàng) 11.756 19.987 27.659 b.Khách hàng khác (khách hàng) 9.253 13.223 14.421 2. Phân loại theo loại thẻ

a.Thẻ BIDV eTrans(thẻ) 9.863 16.444 22.026 b.Thẻ BIDV Moving(thẻ) 6.993 9.876 10.967 c.Thẻ BIDV Harmony(thẻ) 4.153 6.890 9.087 III - Tổng số doanh nghiệp kí hợp đồng

trả lương với Chi nhánh (doanh nghiệp) 21 32 45

(nguồn: phòng nguồn BIDV Khánh Hòa) Qua bảng số liệu ta có thể thấy:

Hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV Khánh Hòa trong 3 năm 2010, 2011, 2012 đã có những bước phát triển vượt bậc. Tổng số thẻ ATM đang lưu hành đến cuối năm 2012 là 42.080 thẻ.

Đạt được kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực đáng kể của cán bộ công nhân viên Chi nhánh trong việc tiếp thị thẻ ATM. Chi nhánh đã sử dụng nhiều hình thức, chiến lược Marketing khác nhau để đưa hình ảnh thẻ ATM tiếp cận với người dân, quảng bá lợi ích của việc dùng thẻ, tạo thói quen giao dịch với ngân hàng nhiều hơn trong dân cư.

Phân tích dưới đây sẽ cho thấy được những lợi ích mà Chi nhánh thu được từ việc phát hành thẻ ATM. Với mức duy trì tài khoản tối thiểu là 50.000 VND đối với mỗi thẻ ghi nợ thì tổng số tiền tối thiểu trong tài khoản ATM của 42.080 thẻ ghi nợ năm 2012 là:

50.000 * 42.080 = 2.104.000.000 VND

Đây là một con số khá thuyết phục để cho thấy những lợi ích mà việc phát hành thẻ đem lại cho Ngân hàng. Với số tiền 2.104.000.000 VND ngân hàng được quản lý số tiền này một cách hợp pháp, đây cũng có thể được coi là nguồn lợi mà ngân hàng nhận được trong hoạt động kinh doanh thẻ.

Đặc thù của hoạt động kinh doanh thẻ là loại hình dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, vốn đầu tư ban đầu rất lớn mà lại chưa thể thu được hiệu quả ngay. Hiệu quả thu được từ dịch vụ thẻ thanh toán có tính chất lâu dài và không thể định lượng chính xác được. Các kết quả đạt được ở trên chỉ phản ánh một phần nào rất nhỏ lợi ích mà đơn vị phát hành thẻ thu được. Đời sống của người dân ngày càng phát triển, thu nhập của con người cũng có xu hướng tăng lên, đặc biệt là cán bộ công viên chức làm việc trong khối hành chính sự nghiệp, trong các doanh nghiệp….. ngày càng đông. Họ là những người có nhu cầu rất lớn về việc sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán.

Tuy nhiên, tại thị trường thẻ Việt Nam nói chung, tỷ lệ thẻ để rút tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, đây cũng là điều dễ hiểu vì tại thị trường thẻ Việt Nam, số lượng thẻ ghi nợ chiếm hơn 90% trong tổng số thẻ đang lưu hành trong khi thẻ tín dụng chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ. Hơn nữa thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán vẫn còn ăn sâu trong tư tưởng của người dân Việt Nam.

Một điểm nổi bậc trong công tác phát hành thẻ của Chi nhánh BIDV Khánh Hòa là công tác phòng chống rủi ro. Chi nhánh đã tuân thủ chặt chẽ các quy định về việc phát hành thẻ do Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam đề ra, nhất

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)