Sự phát triển của hệ thống du lịc hở SaPa

Một phần của tài liệu Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai (Trang 37 - 38)

Lào Cai có trung tâm du lịch Sa Pa, cách thành phố Lào Cai 38 km và cách thủ đô Hà Nội 350 km, nơi đây đã là một khu nghỉ hè đầy thơ mộng trong những năm 20 và 30 của thế kỷ trước. Các tài liệu lưu trữ và các câu chuyện kể của các cụ già sống ở Sa Pa nhớ lại một thị trấn miền núi kiểu châu Âu với hơn 200 biệt thự.

Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pa. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa.

Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật... Sa Pa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan đẹp. Năm 1909, một khu điều dưỡng được xây dựng. Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai hoàn thành, Sa Pa được xem như thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ. Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng ở Sa Pa gần 300 biệt thự. Vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây dựng Sa Pa thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng khá lý tưởng. Ở đây có đầy đủ hệ thống thủy điện, trạm nước, dinh toàn quyền, toà chánh sứ, sở than, kho bạc, kiểm lâm, hệ thống đường nhựa và đặc biệt là hơn 200 biệt thự theo kiểu phương Tây, làm cho thị trấn này mang nhiều dáng dấp của một thành phố châu Âu.

38

Từ năm 1944 - 1945 quân Tưởng đến Sa Pa tàn phá du lịch thành phố này. Đến năm 1947, phần lớn các biệt thự còn lại của Pháp cũ đều bị người Việt Nam phá hủy nhằm ngăn cản sự trở lại của quân Pháp trong thời gian đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Đến năm 1979, chiến tranh biên giới lại hủy hoại vẻ đẹp của khu du lịch, hệ thống khách sạn bị phá hủy, chỉ còn một số khách sạn nhỏ như khách sạn Phanxiphang.

Đến năm 1990, Sa Pa được xây dựng, tái thiết trở lại. Sa Pa trở thành thị trấn du lịch hấp dẫn bậc nhất ở miền Bắc nước ta. Nằm giữa thị trấn Sa Pa là đền Mẫu, nơi thu hút một lượng lớn du khách thập phương tới đây làm lễ đầu năm hoặc tổ chức các buổi lễ hầu đồng.

Gần đây, kinh tế phát triển, nhu cầu văn hóa tâm linh của người Việt ở mọi miền đất nước được phục hồi trở lại. Hàng năm, Lào Cai đón số lượng người Việt thường đi du lịch kết hợp với các cuộc hành hương tôn giáo về các đền như đền ông Hoàng Bảy, đền Cô Đôi Cam Đường, đền Thượng, đền Mẫu… Đặc biệt là hệ thống đền thờ ở mẫu ở biên giới. Từ năm 2000 trở lại đây, sự bùng nổ của du lịch tâm linh, du khách đi du lịch gắn với hành hương, nhiều tuyến du lịch đường dài từ Đông Hưng, Trung Quốc đến Yên Bái, đền Thượng, đền Mẫu … Du lịch vùng biên có sức hút lớn đối với du khách ở mọi miền đất nước. Một đặc điểm nổi bật là khi đi hành hương du khách thường gắn với mua sắm hàng hóa, đồ dùng gia đình, đồ điện… Đặc điểm này làm cho số lượng người đến Lào Cai càng tăng lên. Chính những yếu tố trên là tác nhân tích cực trong việc thúc đẩy thị trường mua bán trao đổi ở Lào Cai càng trở nên sôi động hơn.

Nếu như trước năm 2000, Lào Cai đón một số lượng người lớn người lên Lào Cai làm ăn buôn bán, song ở giai đoạn này, chính sách mở cửa mới được thực hiện và đang trong giai đoạn chuyển giao, việc buôn bán gặp khó khăn.

Kể từ sau năm 2000, số lượng người đến Lào Cai tăng lên đáng kể. Dòng người đến đây thỏa mãn 3 mục đích: mãn mục đích tâm linh, đáp ứng nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng và mua bán hàng hóa. Thêm vào đó, hệ thống giao thông đến Lào Cai rất tiện lợi, hơn nữa, chợ có nhiều thay đổi lớn và hấp dẫn khách hàng bởi sự đa dạng của hàng hóa và giá thành hợp với túi tiền của du khách.

Một phần của tài liệu Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)