Quan hệ bạn hàng giữa các tiểu thương

Một phần của tài liệu Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai (Trang 64 - 68)

Trong suy nghĩ của các tiểu thương, những người bạn hàng cần giữ mối quan hệ tốt với nhau, họ sống rất tình cảm với nhau, nhưng đây chỉ là lý tưởng. Bởi “thương trường là chiến trường” trong buôn bán luôn có sự cạnh tranh. Một số trường hợp tranh khách của nhau, hoặc những người bán hàng nói xấu nhau, tò mò vào cuộc sống riêng của nhau. Nhưng một lý tưởng tốt của các tiểu thương ở chợ là họ sống đoàn kết và tình cảm. Những dịp lễ 20/10 hoặc 8/3 hoặc tết Nguyên đán họ thường tổ chức ăn uống tập thể và thăm nhà nhau. Hoặc dịp cưới hỏi, ma chay những người bạn chợ họ cũng chia vui hoặc chia buồn với nhau.

Như đã trình bày ở phần trên, các tiểu thương trong chợ Cốc Lếu có quan hệ họ hàng, đồng hương hoặc đồng niên với nhau. Theo kết quả nghiên cứu, những người có quan hệ đồng hương ở chợ (chiếm 60,75%), một số trường hợp cả hai vợ chồng cùng có quầy buôn bán trong chợ (chiếm 25,5%) và tỷ lệ số hộ gia đình có cả con cái buôn bán ở trong chợ (chiếm 9%). Việc buôn bán ngoài thị trường của các tiểu thương luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, vì vậy, nhiều người buôn bán xác

65

định “mạnh ai người ấy thắng”. Trong kinh doanh luôn có sự cạnh tranh vì mục đích kinh tế, các tiểu thương vừa xây dựng quan hệ tốt với nhau, vừa tương trợ lẫn nhau, nhưng đứng sau đó là sự “giành giật” khách hàng… Để điều hòa được các yếu tố trên, các tiểu thương đều có kỹ năng và “mánh khóe” riêng để tồn tại.

Mỗi tiểu thương có một cách bán hàng riêng, không ai giống ai. Họ đều có bí quyết riêng, thậm chí bí mật “nghề nghiệp” mà không thể tiết lộ cho nhau biết được cho dù là anh em họ hàng, chỉ có vợ chồng mới có thể truyền cho nhau được. Có tiểu thương đặt mục tiêu bán lấy số lượng hàng hóa làm mục đích chính, có nghĩa là “năng nhặt chặt bị”, bán hàng với giá hợp lý lãi ít nhưng bán được nhiều hàng, còn hơn bán với giá cao nhưng ít người mua, thậm chí mất khách. Song, để tồn tại ở môi trường này, các tiểu thương lựa chọn cách thích ứng riêng. Các tiểu thương không để lộ số tiền lãi mà mình kiếm được trong một ngày hoặc không để cho nhau biết giá các loại hàng hóa trong quầy, nếu hỏi nhau thì họ sẵn sàng trả lời “mỗi khách hàng có một loại giá khác nhau”. Trong khi điền dã tại chợ, một số người buôn bán nói cho tôi biết rằng “nếu để lộ giá hàng của nhà mình thì lần sau mình sẽ bị mất khách vì khách hàng tới chợ thường khảo giá vài nơi rồi mới lựa chọn, nếu là khách quen mua nhiều thì họ mua hàng của nhà mình lần sau họ lại tới, nhưng nếu bạn hàng bên cạnh biết mình bán với giá này, hôm sau khách đến mua hàng họ sẽ đón đầu và giới thiệu hàng của họ rồi lấy giá thấp hơn vài giá, thế là mình mất khách” PV Nguyễn Thị M, chợ Cốc Lếu, 15/12/2010.

Ở mỗi quầy hàng và mỗi mặt hàng, các tiểu thương có thể đưa ra mức giá khác nhau đối với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau. Với khách hàng ăn mặc sang trọng lịch sự hoặc khách du lịch có thể đưa ra mức giá cao hơn, họ nghĩ đây là “vị khách sộp” so với khách địa phương hoặc những người ăn mặc bình thường. Còn đối với người dân tộc thiểu số, các chủ hàng đưa ra giá trung bình, họ nghĩ những người này không có nhiều tiền, muốn kiếm tiền nhiều thì phải “bóp” những người khách lạ hoặc khách du lịch, những người này họ chỉ đến chợ một lần hoặc cùng lắm thì vài năm sau họ mới tới nên cố gắng “lèn cho đau”…

Mỗi tiểu thương có một cách bán hàng riêng và hàng hóa trong mỗi quầy cũng có sự khác nhau. Họ có kỹ năng riêng trong việc chọn các loại hàng hóa khác nhau để tăng tính cạnh tranh. Ngoài việc bố trí, sắp xếp hàng hóa theo những cách riêng, các chủ hàng cũng nhập những mặt hàng độc đáo khác nhau. Khi khách hàng tới quầy họ giới thiệu các chủng loại hàng hóa và cách sử dụng, tùy theo mục đích của khách, nếu trong quầy của mình không có họ giới thiệu sang quầy của anh chị em họ

66

hàng hoặc quầy bên cạnh, đối với một số người có nhu cầu mua nhiều hàng, họ dẫn khách đến tận nơi để giới thiệu khách cho những bạn hàng trong chợ.

Đặc thù ở chợ chủ yếu là nữ giới bán hàng, các nữ tiểu thương luôn tạo cho mình một hình ảnh đẹp, họ thường tư vấn cho nhau cách ăn mặc, trang điểm đẹp. Họ nghĩ rằng, ngoài kỹ năng bán hàng khéo, mời khách khéo léo thì ăn mặc đẹp cũng tạo cho khách hàng ấn tượng tốt. Ở chợ những lúc vắng khách, họ thượng tụ tập lại một quầy để nói chuyện, bàn luận về trang phục, hay giới thiệu địa điểm bán quần áo đẹp hoặc mỹ phẩm tốt. Họ cũng chia sẻ với nhau, kể cho nhau về những chuyện trong gia đình mình như việc học hành của con cái và các mối quan hệ trong gia đình. Một số người nghĩ trước đây không có điều kiện, ăn mặc đơn giản, thì nay ăn mặc sang trọng hơn, đẹp hơn, làm đẹp cho mình cũng là làm đẹp cho mọi người. Một số nữ tiểu thương ở chợ tự hào “ở chợ Cốc Lếu người bán hàng mặc đẹp hơn nhiều so với một số chợ quanh đây”.

Các tiểu thương ở chợ cũng có rất nhiều hình thức tương trợ nhau trong công việc. Họ tạo dựng được các mối quan hệ mật thiết với nhau tăng cường sức liên kết và hỗ trợ nhau cùng hòa nhập vào môi trường kinh doanh buôn bán chung. Điều đặc biệt, các tiểu thương đã tích cực tham gia vào hình thức chơi phường, một hình thức tương trợ vốn trong kinh doanh rất hiệu quả. Trong thời gian khảo sát ở chợ, chúng tôi thấy nhóm tiểu thương ở ngành giải khát, nhóm ngành quần áo, nhóm đồ gỗ, nhóm điện tử điện thoại, nhóm đồ điện và một nhóm những người có quan hệ họ hàng, nhóm người đồng hương ở Nam Định tham gia các hình thức tương trợ vốn trong kinh doanh.

Ở chợ Cốc Lếu có 149 hộ tiểu thương tham gia các phường hội ở các nhóm khác nhau, trong đó, 28 hộ kinh doanh quần áo tham gia phường vàng, 121 hộ tham gia phường tiền hàng tháng.

Ở nhóm ngành giải khát có 10 người tham gia phường tiền, mỗi tháng một người đóng phường 3 triệu đồng vào ngày 15 hàng tháng, người tham gia được phường theo thứ tự hoặc bốc thăm hàng tháng. “Phường nhóm giải khát lập nên để tương trợ giúp nhau là chính, “chị em trong nhóm giúp nhau chút vốn kinh doanh” - chị H, bán hàng giải khát, chợ Cốc Lếu, Lào Cai, tư liệu Pv, 12/2012. Hàng tháng, chị em chuẩn bị tiền tiền nộp cho trưởng ngành hàng, sau đó bốc thăm lấy phường hoặc xem chị em nào có hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu “lấy thêm hàng” thì nhường cho người đó lấy phường trước.

Nhóm hàng quần áo nam và nữ tham gia phường vàng, 3 tháng mỗi hộ đóng 2 chỉ vàng, tính theo giá hiện hành, nhưng việc tham gia phường vàng trong thời gian

67

gần đây không được duy trì đều đặn, do giá vàng lên xuống thất thường, kinh tế suy thoái, chênh lêch giá thành cao, như hộ anh P. bán quần áo nam được phường vàng vào tháng 11 năm 2011, đúng lúc giá vàng đang ở mức giá 48 triệu đồng/ 1 cây, nhưng hộ cô T. bán quần áo nữ lại được phường tháng 2 năm 2012, lúc này giá vàng giảm xuống giá 39 triệu đồng/1 cây.

Bảng 3.6: Thống kê số lượng các phường hội của tiểu thương ở chợ

Stt Tên phƣờng Số ngƣời tham gia Hình thức Thời gian Vàng Tiền 1 tháng 3 tháng 1 Giải khát 10 * * 2 Đồ gỗ Phú Thọ 12 * * 3 Đồ gỗ Yên Bái 8 * * 4 Điện tử Nam Định 9 * *

5 Điện tử Yên Bái 12 * *

6 Đồ Điện Thường Tín 10 * *

7 Đồ Điện Yên Bái 6 * *

8 Hàng sắt 5 * *

9 Đồ chơi trẻ em 4 * *

10 Quần áo nam 15 * *

11 Quần áo nữ 13 * *

12 Hàng khô 8 * *

13 Đồng hương Nam Định 20 * *

14 Đồnghương Thường Tín 17 * *

Nguồn: Tạ Thị Tâm thống kê từ thực địa, năm 2011.

Hầu hết 14 phường của các ngành hàng đều được duy trì đều đặn theo đúng thời gian quy định, mức độ đóng góp của các phường này từ 1 triệu đến 5 triệu/1 tháng, tùy theo quy định của từng phường.

Như vậy, hình thức chơi phường vàng hay phường tiền của các tiểu thương dựa trên mạng lưới bạn hàng hoặc những người có quan hệ đồng hương, đồng niên… đều là các mối quan hệ của MLXH, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội, tạo ra vốn xã hội cho người buôn bán tiếp tục duy trì công việc của mình.

68

Sự hình thành và duy trì mạng lưới các phường hội là nguồn vốn quan trọng, không chỉ giúp các tiểu thương bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh mà củng cố và duy trì mạng lưới quan hệ càng bền vững hơn.

Những tư liệu về các phường buôn còn quá ít để có thể hiểu rõ cách thức gia nhập phường, hùn vốn, phân công và chia lãi. Song, các hình thức cúng lễ (thần tài hay vị thần thánh chung chung nào đó để cầu mong mua may, bán đắt) và họ ăn phường khi họp nhau hùn vốn lập phường, hoặc khi có người mới ra nhập phường.

Như vậy, mối quan hệ giữa tiểu thương với tiểu thương chính là bản chất của mối quan hệ trong nội bộ tộc người ở chợ, là yếu tố quan trọng trong việc hình thành MLXH của các tiểu thương ở chợ Cốc Lếu.

Một phần của tài liệu Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai (Trang 64 - 68)