Nguồn gốc tiểu thương ở chợ Cốc Lếu

Một phần của tài liệu Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai (Trang 58 - 62)

Trước đây, chợ Cốc Lếu là nơi trao đổi hàng hóa và sinh hoạt văn hóa của các TNTS trong vùng và các vùng lân cận. Họ là chủ nhân của chợ, vừa là người bán (gạo, măng, mọc nhĩ, nấm hương…), vừa là người mua những nhu yếu phẩm cần thiết khác. Dần dần, người Việt từ miền xuôi lên đã tham gia vào hoạt động buôn bán và từng bước thay thế vai trò chủ thể chính của các TNTS ở chợ. Đến nay, chợ ít dần, thậm chí vắng bóng các TNTS là người bán hàng trong chợ, họ trở thành khách tới chợ để mua, bán và tham quan hàng hóa. Một số TNTS đến chợ bán các sản phẩm đặc trưng như thuốc Bắc, thổ cẩm, sản vật núi rừng (nấm hương, mọc nhĩ, rau xanh…).

59

Từ rất sớm, người Việt đã tham gia vào quá trình trao đổi hàng hóa tại chợ Cốc Lếu. Một số người Việt ở Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng đã vận chuyển muối, cá mắm, đồ khô theo đường sông lên bán ở chợ. Một số khác cũng mở gánh hàng bán cơm, bún, phở4. Từ năm 1963 đến nay, số lượng người Việt buôn bán ở chợ Cốc Lếu tăng lên nhanh chóng, chiếm đa số so với tộc người sở tại. Khi hoạt động buôn bán ở chợ Cốc Lếu và khu vực cửa khẩu trầm lắng xuống, bộ phận người Việt này chuyển xuống Cam Đường làm nông nghiệp hoặc công nhân nhà máy Apatít Lào Cai. Đặc biệt từ khi biên giới mở cửa trở lại (năm 1991), họ lại quay lại khu vực này buôn bán. Kể từ đây, số lượng người Việt từ khắp nơi đổ Lào Cai làm ăn buôn bán tăng lên không ngừng.

Hiện nay, người Việt ở chợ Cốc Lếu có nguồn gốc từ các tỉnh: Hà Tây cũ, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên… Họ đến Lào Cai làm nông nghiệp, cán bộ công chức trong tỉnh, một số người tham gia buôn bán. So với nhiều địa phương khác, Lào Cai là mành đất màu mỡ và rất hấp dẫn không chỉ đối với những người làm nông nghiệp mà cả những người làm nghề buôn bán cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nghiệp. Từ sau năm 1996, nhóm tiểu thương quê ở Hà Tây cũ lên Lào Cai khá đông. Khối cư dân này quê gốc ở làng Đỗ Xá, xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Hà Tây cũ. Hiện nay, ở chợ Cốc Lếu có khoảng 270 hộ buôn bán quê ở làng Đỗ Xá. Nhiều người chuyển cả gia đình, nhiều dòng họ lớn trong làng cũng chuyển cư lên buôn bán ở chợ Cốc Lếu. Những tiểu thương quê ở Hà Tây cũ ở chợ Cốc Lếu thuộc 3 dòng họ chính là Vũ, Phạm, Đỗ. Một số tiểu thương thuộc dòng họ Đỗ đã chuyển ngày giỗ tổ lên cúng ngay tại gia đình ông Đỗ Văn Th, trưởng họ, ở phố Đăng Châu, phường Cốc Lếu, Lào Cai. Điều đặc biệt, nhóm tiểu thương này đã tổ chức ngày hội làng ở quê cũ trên chính quê mới vào ngày 16 tháng Giêng hàng năm. Hầu hết, họ ở làng Đỗ Xá trước đây buôn bán thuốc Bắc, vải và quần áo ở quê cũ, hiện nay, họ vẫn buôn bán quần áo và một số chuyển sang buôn bán đồ điện và hàng sắt. Theo lời kể của ông Đỗ Văn Th, người làng Đỗ Xá: “Ở làng Đỗ Xá có nhiều dòng họ nổi tiếng với nghề bốc thuốc Bắc và đi buôn vải. Ông đã đi khắp các tỉnh miền Bắc bốc thuốc đến năm 1989 ông lên Yên Bái mở quầy bốc thuốc cùng với người trong làng. Ông Th thấy công việc bốc thuốc ở đây tốt hơn so với nhiều nơi khác. Năm 1991 khi Lào Cai tái lập tỉnh, nhiều người tới Lào Cai làm ăn, theo dòng người lên Lào Cai, từ Yên Bái ông Th chuyển lên đây tiếp tục làm nghề bốc thuốc. Ông đã mua một số cây thuốc của các tộc người ở địa

4

Theo lời kể của cụ Trần Văn Truyền, 82 tuổi, quê gốc ở huyện Kiến Xương, Thái Bình, hiện ở số nhà 37, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai.

60

phương, một số vị thuốc từ Trung Quốc về sao tẩm và pha chế để chuyển về quê cũ bán và bán ngay tại chợ Cốc Lếu. Từ khi chuyển vào chợ bốc thuốc, ông có nhiều khách quen hơn, nhiều người từ các huyện lân cận tới mua vị thuốc, một số khác từ các tỉnh khác cũng đến đây mua buôn thuốc về pha chế. Ông thấy làm ăn ở chợ tốt hơn so với buôn bán ở quê cũ. Ông đã về quê vận động các cháu ruột, anh chị em họ hàng hai bên nội ngoại lên đây buôn bán. Thời gian đầu ông Th đã xây dựng thêm 2 dãy nhà cấp 4 để cho bà con họ hàng thuê trọ và giúp một số người vốn để kinh doanh. Sau khi lên Lào Cai hầu hết họ hàng anh em của ông đều vào chợ buôn bán, chủ yếu bán quần áo các loại, bán dép, một số bán đồ nhựa. Hiện nay, 80% số hộ bán quần áo ở chợ A đều là người họ hàng bà con của ông Th Trích Nhật ký điền dã, ngày 25/11/2012.

Ở chợ Cốc Lếu các tiểu thương chủ yếu là người Việt, bên cạnh đó có một số người bán tranh phong thủy, tranh lụa Trung Quốc là người Hoa. Mặt hàng này phần lớn có nguồn gốc từ Trung Quốc, khách hàng chủ yếu là khách trong nước. Các tiểu thương ở ngành hàng này có thể sang Hà Khẩu lấy hàng hoặc thuê người sang lấy. Ở ngành hàng này, có một tiểu thương người Hoa (tự nhận là người Hoa gốc Việt) bán hàng trong chợ A rất giỏi tiếng Trung, ngoài thời gian bán hàng ở chợ ông còn dạy tiếng Trung cho các bạn hàng bên cạnh.

Ở chợ có một số người bán hàng rong là người Giáy, Dao, một số người Hmông bán cây thuốc Bắc cho các chủ hàng thuốc trong chợ, một số người Hmông bán đồ lưu niệm như vòng bạc và quần áo thổ cẩm. Các tiểu thương trong chợ mua lại nguyên liệu từ các TNTS rồi chế biến thành các vị thuốc khác nhau. Một số người bán hàng lưu niệm cạnh quầy bán thuốc Bắc nhận xét “những người bán thuốc Bắc giàu lắm, họ mua hàng bao dược liệu của bà con dân tộc có mấy chục nghìn nhưng bán lãi hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu”. Nhiều tiểu thương buôn thuốc Bắc có suy nghĩ người dân tộc là người kém hiểu biết, không biết công dụng và giá trị của các loại cây thuốc nên họ bị lợi dụng, mang một bao thuốc to ra chợ cũng chỉ được mấy chục nghìn. Đối với các tiểu thương, một bộ phận nhỏ các TNTS là nhân tố giúp họ thành công và giàu có trong kinh doanh.

Bên ngoài hành lang chợ có một số người Giáy bán rau, bán hoa quả. Một số người Dao, Tày, Hà Nhì bán gạo, đậu phụ, bánh nếp…

Điểm nổi bật ở chợ Cốc Lếu so với các chợ vùng cao khác là người Việt chiếm số lượng đông và góp phần thúc đẩy hoạt động trao đổi buôn bán ở chợ tấp nập và sôi động hơn. Như vậy, mối quan hệ tương tác chính ở chợ Cốc Lếu diễn ra giữa các tiểu thương người Việt, người Hoa và một số TNTS khác.

61

Bảng 3.5: Thống kê ngành hàng và thành phần tộc người buôn bán ở chợ A Cốc Lếu, Lào Cai năm 2012

STT Ngành hàng Số hộ kinh doanh Thành phần tộc ngƣời Ngƣời Việt Tộc ngƣời khác

1 Đồ điện 37 37 0

2 Hàng sắt 6 6 0

3 Điện thoại và điện tử 18 18 0

4 Thuốc Bắc 17 16 1

5 Valy - túi xách 8 8 0

6 Đồ chơi trẻ em 14 14 0

7 Đồ gỗ, phong thủy 35 32 3

8 Đồ lưu niệm 29 28 1

9 Hoa quả tươi 13 11 2

10 Chiếu, thảm 3 3 0

11 Giải khát 5 5 0

12 Bánh kẹo, đồ khô 35 35 0

13 Hàng cơm 7 7 0

14 Quần áo (tầng 2) 116 113 3

Nguồn: Tài liệu điền dã tại chợ Cốc Lếu, Lào Cai năm 2012 do Tạ Thị Tâm thực hiện.

Qua nguồn tài liệu khảo sát thực tế, người Việt có mặt ở chợ vào những thời điểm khác nhau, hiện nay, tộc người đã chiếm dân số đông, đóng vai trò chính trong hoạt động buôn bán ở chợ Cốc Lếu. Tại đây, người Việt cũng xây dựng một mạng lưới những quan hệ trong công việc buôn bán với người Việt ở quê cũ và các tỉnh lân cận khác trong cả nước, đặc biệt, người Việt đã tham gia xây dựng quan hệ giao thương với những chủ hàng ở bên kia biên giới.

Như vậy, hầu hết các tiểu thương ở chợ Cốc Lếu đều có nguồn gốc từ miền xuôi lên, nhất là các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Trước đây, họ cư trú ở các vùng đồng chiêm trũng hoặc nơi đất chật người đông, thiếu ruộng đất canh tác nên họ phải ra đi tìm kế mưu sinh. Lào Cai là mảnh đất hấp dẫn đối với nhiều cư dân từ mọi miền đến để làm ăn buôn bán.

Bên cạnh đó, trong chợ có một số hộ buôn bán là người Hoa, họ tự nhận là người Hoa gốc Việt, người Tày và người Hmông (bán quần áo và đồ thổ cẩm ở tầng 2 nhưng hiện nay đang chuyển sang bán quần áo trẻ em) và một số người Giáy bán rau và thực phẩm ở phía ngoài cổng chợ, một bộ phận nhỏ người Hmông, Dao, Hà Nhì, Tày bán hàng rong và cây thuốc.

62

Một phần của tài liệu Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)