Quan hệ giữa những ngƣời buôn bán nhỏ xuyên biên giớ

Một phần của tài liệu Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai (Trang 88 - 89)

4.3.1.Nguồn gốc hình thành các nhóm người buôn bán nhỏ xuyên biên giới

Khảo sát từ thực tế cho thấy, người buôn bán nhỏ đến Lào Cai muộn hơn so với nhóm người buôn bán trong chợ hoặc buôn bán trên địa bàn thành phố Lào Cai. Từ năm 2000 đến nay, số lượng người đến Lào Cai làm nghề buôn bán nhỏ tăng lên nhanh chóng. Họ đến từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Tây cũ, Hải Dương… Khác với người buôn bán cố định, người buôn bán nhỏ phần lớn mới đến Lào Cai, chưa có nhà cố định, phải sống tạm bợ hoặc thuê nhà. Họ có gia đình và nghề nông ở quê vẫn được duy trì. Khi gia đình có việc hoặc đến mùa vụ họ lại trở quê, thông thường nếu không có việc ở nhà thì một tháng họ mới về quê một lần, thậm chí lâu lơn, vì ở đây kiếm tiền dễ hơn so với ở quê. Công việc buôn bán nhỏ ở đây được duy trì khá đều đặn và là nguồn thu nhập chính của họ.

Trước khi đến mưu sinh ở Lào Cai, phần lớn những người buôn bán nhỏ đều làm ruộng hoặc làm nghề buôn bán nhỏ, khi chuyển đến đây, họ phải thích ứng với

89

môi trường mới. Nếu như trước đây, công việc buôn bán của họ ít sóng gió và ít cạnh tranh hơn, thì nay, công việc của họ có thể gặp phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Bởi vậy, mối quan hệ giữa những người buôn bán nhỏ như người làng, đồng hương, đồng niên hay họ hàng là mối quan hệ “cộng sinh để cùng mưu sinh”. Sự liên kết này vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, đồng thời có ý nghĩa về tình cảm, bởi phần lớn người buôn bán nhỏ này đều xa gia đình, xa quê, nên họ cần có một bệ đỡ về tinh thần để vượt qua những khó khăn ở nơi mưu sinh mới.

Cùng với số người Việt từ mọi miền đất nước về Lào Cai kiếm kế mưu sinh, một số TNTS tại địa phương hoặc các vùng lân cận cũng tới khu vực cửa khẩu để làm ăn buôn bán như người Giáy ở xã Hợp Thành, Đồng Tuyển, Bắc Cường (thành phố Lào Cai) do bị mất đất sản xuất trong quá trình đô thị hóa vùng ven biên giới Lào Cai họ vừa kết hợp với hoạt động sinh kế truyền thống vừa từng bước chuyển đổi sang buôn bán nhỏ; người Giáy ở Cốc San, Quang Kim (huyện Bát Xát) do tình trạng hạn hán mất mùa trong nông nghiệp kéo dài nên họ chuyển sang đi buôn… Ngoài ra, người Tày, Nùng, Hà Nhì, Hmông ở các địa phương lân cận đang từng bước tham gia vào hoạt động buôn bán. Đối với các TNTS, trước đây, họ chỉ quen với hoạt động sản xuất nông nghiệp, đến nay, họ phải từng bước học hỏi và thích nghi dần với công việc buôn bán, họ chịu thiệt thòi, lỗ vốn trong thời gian đầu, thậm chí họ khóc và cảm thấy rất khó khăn trong công việc mới này. Lâu dần, nhóm người này đã quen và thích ứng với hoạt động đi buôn và đây chính là nguồn sinh kế chính trong đời sống một bộ phận lớn các TNTS ở vùng biên giới Lào Cai.

Một phần của tài liệu Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)