Quan hệ của tiểu thương người Việt với khách du lịch từ Trung Quốc sang

Một phần của tài liệu Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai (Trang 86 - 88)

Quan sát ở chợ Cốc Lếu, ngày ngày, ngoài khách trong nước, khách du lịch Trung Quốc đến chợ Cốc Lếu rất đông, đặc biệt, vào các kỳ nghỉ lễ tết hoặc ngày Quốc khánh Việt Nam hoặc Trung Quốc, số lượng du khách Trung Quốc sang chợ đông hơn ngày thường rất nhiều, thậm chí gấp 5 gấp 6 lần ngày thường. Khách du lịch Trung Quốc thích mua các loại hàng hóa có nguồn gốc sản xuất ở Việt Nam như đồ mỹ nghệ, các loại bánh kẹo, thuốc lá, café, trà chanh… Du khách Trung Quốc sang chợ chủ yếu dạo quanh khu vực quầy lưu niệm và quầy hàng thủ công mỹ nghệ để mua hàng, còn các khu vực khác họ chỉ ghé qua xem. Khách Trung Quốc thường đi theo đoàn hoặc từng tốp từ 5 đến 10 người và có hướng dẫn viên du lịch (người Trung Quốc nhưng giỏi tiếng Việt và có quan hệ với các tiểu thương trong chợ). Họ đến chợ ngoài việc chơi chợ, xem các loại hàng hóa, thì họ rất thích uống café, trà chanh và thuốc lá Việt Nam. Khi có khách tới chợ, các tiểu thương nhanh nhẹn mời du khách xem hàng, giới thiệu và mời khách dùng thử các loại hàng hóa có nguồn gốc Việt Nam. Họ mời khách vào uống trà chanh, café, ăn thử bánh kẹo hoặc hút thử thuốc lá… và vui vẻ hỏi thăm, nói chuyện với khách. Sau khi dùng thử các loại hàng, khách thường mua bánh kẹo, thuốc lá, trà chanh về làm quà. Đến khu vực bán đồ thủ công mỹ nghệ, du khách thích mua các loại đồ dùng gia đình và đồ phong thủy như đũa gỗ, lược, các loại lọ hoa, tượng Phật…

87

Hầu hết các tiểu thương người Việt ở chợ Cốc Lếu đều biết tiếng Trung, đối với các tiểu thương ở khu vực đồ lưu niệm và mỹ nghệ, do đặc thù riêng, tiếp xúc giao thương thường xuyên với du khách Trung Quốc nên mọi người đều cố gắng học và sử dụng thành thạo tiếng Trung. Trước đây, khi mới vào chợ buôn bán, các tiểu thương mới chỉ biết một ít tiếng Trung, thậm chí có người không nói được, nhưng sau một thời gian, họ học trong khi bán hàng hoặc bạn hàng Trung Quốc dậy, rồi mua sách về tự học, nhiều tiểu thương đã tham gia các lớp học tiếng Trung do Trung tâm Hán ngữ thành phố Lào Cai tổ chức. Các tiểu thương đều tham gia vào Câu lạc bộ nói tiếng Trung. Do đặc điểm ở vùng biên giới, không chỉ các tiểu thương ở chợ mà các cán bộ trong Ban quản lý chợ cũng tích cực trong việc học tiếng Trung.

Việc buôn bán với khách hàng Trung Quốc đã mang lại nguồn lợi lớn cho các tiểu thương như 1 gói kẹo giá khoảng 15 - 20 nghìn, bán với giá 1 Nhân dân tệ, tính ra, mỗi gói kẹo như vậy người bán hàng lãi được 10 nghìn đồng; hoặc 1 bao thuốc lá Du lịch giá 5 nghìn đồng Việt Nam nhưng bán với giá 1 Nhân dân tệ cũng lãi được 27 nghìn đồng Việt Nam. Du khách Trung Quốc thích mua hàng Việt Nam và thường mua với số lượng nhiều như vài chục túi kẹo hoặc cả cây thuốc lá, với số lượng như vậy, số tiền lãi mà các tiểu thương thu được từ khách Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so với việc bán hàng cho du khách trong nước.

Để tạo sự thuận lợi và tìm kiếm được nhiều vận may trong buôn bán, các tiểu thương đã xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài với người hướng dẫn viên du lịch, dẫn mỗi đoàn khách du lịch tới quầy của một tiểu thương, người hướng dẫn viên đều nhận được tiền “hoa hồng” từ người bán hàng. Khi nghiên cứu thực địa tại chợ, tác giả đã quan sát được rất nhiều lần hướng dẫn viên du lịch dẫn khách tới mua hàng cho các tiểu thương ở quầy lưu niệm. Họ được chủ quầy mời uống café miễn phí, sau khi khách du lịch mua hàng xong, người hướng dẫn để cho khách đi trước và lán lại một chút vào trong quầy, chủ quầy gửi họ tiền hoa hồng, nếu bán được 50 Nhân dân tệ thì người hướng dẫn được chủ quầy đưa cho 10 Nhân dân tệ. Trong một ngày, người hướng dẫn có thể dẫn nhiều đoàn khách vào chợ. Với mỗi người hướng dẫn đều có một bạn hàng “ruột” để đưa khách tới mua. Đối với khách du lịch, người hướng dẫn thường giới thiệu “đây là chỗ quen, bán hàng tốt nên khách rất yên tâm khi mua hàng”. Để có được chỗ làm ăn lâu dài, chủ quầy và người hướng dẫn phải xây dựng niềm tin và lòng chân thành với nhau. Nếu tiểu thương bán được nhiều hàng, lãi nhiều thì số tiền hoa hồng của người hướng dẫn cũng cao hơn. Nếu tiền hoa

88

hồng không thỏa đáng, những lần sau đưa khách tới chợ, người hướng dẫn sẽ giới thiệu khách tới quầy khác. Cho nên, để giữ khách và giữ được mối quan hệ làm ăn lâu dài, người hướng dẫn và tiểu thương phải quan hệ tốt với nhau, tức làm “làm ăn theo luật sòng phẳng thì mới bền vững được” PV chị Phạm Thị M, quầy lưu niệm, 8/2012.

Bên cạnh đó, có một số người Việt ít vốn hoặc không thuê quầy trong chợ sang thành phố Hà Khẩu lấy hàng về giao cho các chủ quầy trong chợ hoặc mang hàng thuê cho chủ Trung Quốc giao cho các chủ hàng trong chợ. Nhóm người này không cần nhiều vốn, thu nhập ổn định hơn. Bên cạnh đó, người Việt sang thành phố Hà Khẩu bán hàng ở bên kia biên giới hoặc bán tại cửa hàng, siêu thị… Một số tiểu thương người Việt có quầy ở chợ Cốc Lếu cũng thuê thêm quầy ở chợ Hà Khẩu bán hoặc một số tiểu thương thuê cửa hàng ở phố Hà Biên để buôn bán.

Như vậy, QHTN và MLXH qua buôn bán diễn ra chủ yếu giữa người Việt và người Hoa (xét trên phương diện lãnh thổ ở cả bên này và bên kia biên giới) là mối quan hệ thường xuyên, đồng thời thể hiện tính dân tộc trên từng phương diện, đặc biệt là trong buôn bán, thông qua hoạt động kinh tế hàng hóa thể hiện sự tính năng động của các tộc người, nhất là người Việt, chính điều này thể hiện vốn sẵn có của tộc người trong hoạt động buôn bán đó là tính năng động, khả năng xây dựng và tạo dựng các mối quan hệ xã hội.

Một phần của tài liệu Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)