- Học sinh nắm được đặc điểm cơ bản của môi trường hoang mạc( Khí hậu khắc
1. Đặc điểm môi trường.
Chương III. MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC.
Tiết 21. MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... Dạy lớp: 7AB
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần:
- Học sinh nắm được đặc điểm cơ bản của môi trường hoang mạc ( Khí hậu khắc
nghiệt, cực kì khô hạn). Phân biệt được sự khác nhau giữa hoang mạc lạnh và hoang mạc nóng.
- Biết sự thích nghi của sinh vật với môi trường hoang mạc.
- Rèn luyện kĩ năng đọc so sánh biểu đồ khí hậu, đọc phân tích ảnh địa lí. - Thái độ: -Yêu thiên nhiên quê hương đất nước
-Có ý thức bảo vệ thiên nhiên II. Chuẩn bị:
GV: - Bản đồ các môi trường địa lí trên thế giới.
- Tranh ảnh về cảnh quan hoang mạc trên thế giới. HS: Sgk, tập bản đồ, sưu tầm tranh ảnh hoang mạc III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra trong quá trình học bài mới. 3. Bài mới:
- Một môi trường chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên trái đất, song rất hoang vắng địa hình bị sỏi đá hay những cồn cát bao phủ, thực động vật rất cằn cỗi thưa thớt. Môi trường này có cả trong đới nóng và đới ôn hoà, ít dân cư sinh sống đó chính là môi trường hoang mạc. Vậy cụ thể như thế nàota tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
HĐ1: Cả lớp
- GV: Hướng dẫn hs quan sát trên bản đồ các môi trường địa lí.
? Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu. Chỉ trên bản đồ vị trí giới hạn các hoang mạc?
- HS: Chỉ trên bản đồ.
Các hoang mạc chủ yếu nằm dọc theo hai chí tuyến, nằm sâu trong nội địa, nếu ở ven biển thì nằm cạnh những dòng biển lạnh.
- Đưa ra những tác động của dòng biển lạnh tới
1. Đặc điểm môitrường. trường.
sự hình thành các hoang mạc.
? Quan sát H19.1 kết hợp kiến thức đã họchãy nêu và phân tích những nguyên nhân hình thành hoang mạc?
-Dọc2 bên chí tuyến là nơi rất ít mưa, khô hạn kéo dài vì khu vực chí tuyến có 2 dải khí áp cao nên sức nén của k2 lên bề mặt trái đấtlớn k2 chìmm xuống k0 có sự vận động bay lên nên hơi nước khó bốc hơi hầu như k0 gây mưa
Ven biển có dòng biển lạnh nên khi hơi nước từ biển thổi vào gặp lạnh bị ngưng tụ nên lượng bốc hơi ít nên mưa ít hoặc ko có mưa
Xa biển nên ảnh hưởng của biển vào đất liền ít 3 yếu tố tren là những nguyên nhân chính hình thành hoang mạc
Ngoài ra hiện nay còn do tác động của con người....
HĐ2: Nhóm
? Phân tích các biểu đồ H19.2 và H19.3 SGK? So sánh đặc điểm khí hậu ở hai vị trí? từ đó rút ra đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc?
- HS: Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả. - GV: Đưa ra bảng chuẩn hoá kiến thức.
+ H19.2: Mùa đông nhiệt độ thấp nhất 16oC. không có mưa.
Mùa hạ nhiệt độ cao nhất 40oC. Mưa rất ít khoảng 21mm, biên độ dao động nhiệt 24oC. + H 19.3: Mùa đông nhiệt thấp nhất -28oC vào thánh 1 mưa ít
Mùa hạ nhiệt độ cao nhất 16oC lượng mưa ít 125mm. Biên độ 44oC
Khô hạn, khắc nghiệt
Sự khác nhau của hoang mạc đới nóng và đới ôn hòa
+ H19.2: Biên độ nhiệt cao, mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng, lượng mưa rất ít, gần như không có mưa.
+ H19.3: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không nóng, mùa đông rất lạnh, mưa ít
Đêm ở hoang mạc có những tiếng nổ lớn đó là do thay đổi nhiệt độ đá co lại gây nổ, ngày vùi trứng
- Hoang mạc chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên các lục địa. Chủ yếu nằm dọc theo chí tuyến và giữa lục địa Á- Âu
- Khí hậu hết sức khô hạn khắc nghiệt, biên độ nhiệt rất lớn nhất là ngày và đêm.
trong cát vẫn chín được
?tại sao khí hậu hoang mạc lại khô hạn và chênh lệch nhiệt độ ngày đêm rất lớn?
Mưa ít do vị trí gần chí tuyến ,nhiệt độ cao độ bốc hơi lớn có khi mưa chưa rơi đến mặt đất đã bốc hơi hết
nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn là do ngày lượng nhiẹt lớn đất hấp thụ nhiệt rất nhanh còn đêm nhiệt độ giảm đất tỏa nhiệt rất nhanh. kết hợp hơi lạnh từ các dòng biển lạnh ven bờ thổi vào nên rất lạnh có khi xuống o0c
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H19.4 và H19.5 SGK và miêu tả quang cảnh?
? Em có nhận xét gì về đặc điểm dân cư và hệ thực động vật ở đây?
Với đặc điểm môi trường như vậy động thực vật có đặc điểm gì để thích nghi với môi tường sống
- GV: Hướng dẫn HS đọc phần 2 SGK.
? Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt như thế nào?
- HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm.Nhóm khác nhận xết GV kết luận
+ Thực vật tự hạn chế thhoát hơi nước, dự trữ nước, chất dinh dưỡng, rút ngắn chu kỳ sinh trưởng, lá biến thành gai, thân bọc sáp, thấp, lùn, dễ to, dài.
+ Động vật sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá, kiếm ăn vào ban đêm, có khả năng chịu được đói, khát lâu.
? Tại sao thực vật lại có rễ to và dài? Để hút nước ngầm rất sâu dưới lòng đất.
- Dân cư sống trong các ốc đảo, hệ thực - động vật thưa thớt, nghèo nàn. 2. Sự thích nghi của thực, động vật với môi trường. Thích nghi bằng cách tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước, chất dinh dưỡng trong cơ thể.
IV. Củng cố: 5'
- Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời 1. Hoang mạc là nơi:
a. Khí hậu cực kỳ khô hạn, cát đá mênh mông. b. Động vật và con người rất thưa thớt.
c. Cây cỏ cằn cỗi.
2. Nguyên nhân hình thành hoang mạc: a. Khí hậu khô hạn, ít mưa.
b. Vị trí nằm sâu trong lục địa. c. Có dòng lạnh chảy qua. d. Cả ba ý trên đều đúng.
3. Đặc điểm lượng mưa tại hoang mạc:
a. Lượng mưa trung bình năm rất thấp, dưới 250 mm/năm. b. Lượng mưa cao gấp 2 lần lượng bốc hơi.
c. Độ ẩm tương đối cao trên 80%. d. Cả 3 ý trên đều đúng.
4. Đặc điểm giới thực vật trong hoang mạc: a. Rêu và địa y phát triển rộng rãi.
b. Lá thu nhỏ để tránh bốc thoát hơi, lá cứng, vỏ dầy, có loài không có lá, có loài lá biến thành cai.
c. Các loài cây thường có lá rất to và rậm rạp do hấp thụ ánh sáng Mặt Trời. d. Ba ý a, b, c đúng.
5. Đặc điểm giới động vật trong hoang mạc:
a. Rất hiếm, chủ yếu là các loài bò sát và côn trùng. b. Không có các loài bò sát và côn trùng.
c. Phong phú các loài động vật có cơ thể rất lớn như: Voi, sư tử, hổ, báo, tê giác... d. Hai ý b, c đúng. 6. Hoang mạc lớn nhất thế giới là: a. Hoang mạc Atacama. b. Hoang mạc Gôbi. c. Hoang mạc Xahara.
V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:1' - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong tập bản đồ.
- Chuẩn bị trước bài mới “ Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc”.
Tiết 22.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC.
Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... Dạy lớp: 7AB
I. Mục tiêu bài học:
- Học sinh hiểu được các hạot động kinh tế cổ truyền và hiện đại trong hoang mạc, thấy được khả năng thích ứng của con người đối với môi trường.
- Biết nguyên nhân hoacng mạc hoá đang mở rộng trên thế giới và các biện pháp cải tạo, chinh phục hoang mạc đang được ứng dụng.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích ảnh địa lý và tư duy tổng hợp. Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
GV: - Ảnh tư liệu về hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở các hoang mạc. - Ảnh và tư liệu về các biện pháp chống và cải tạo hoang mạc hoá trên thế giới. HS: Sgk, tập bản đồ, sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học.
III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:5'
? Khí hậu hoang mạc có đặc điểm gì? Sinh vật thích nghi với môi trường khí hậu
khắc nghiệt như thế nào?
- Khí hậu ở hoang mạc hết sức khô hạn, khắc nghiệt, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm và giữa các mùa rất lớn.(4đ)
- Động, thực vật thưa thớt, cằn cỗi, thích nghi với môi trường khô hạn, kắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.(6đ)
3. Bài mới:
- Mặc dù điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt của môi trường hoang mạc, nhưng con người vẫn có mặt từ rất lâu đời. Họ sống, cải tạo hoang mạc như thế nào, ta xét bài mới.
Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
HĐ1:Cá nhân
- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 20.1 và H 20.2 và tự nghiên cứu nội dung “ Do trồng trọt……… chăn nuôi dê, cừu”
?Kh- Đó là dạng hoạt động kinh tế nào?
- Là hoạt động kinh tế cổ truyền.
?Tb- Hoạt động kinh tế cổ truyền có đặc điểm như thế nào?
-Chăn nuôi du mục, dùng lạc đà để vận chuyển hàng hoá, buôn bán, trồng trọt trong các ốc đảo.
?Kh- Trong những hoạt động kinh tế kể trên, hoạt động kinh tế nào được coi là quan trọng nhất? Tại sao?
- Chăn nuôi du mục được coi là quan trọng nhất vì ở hoang mạc khí hậu rất khô hạn, khắc nghiệt, khó có thể trồng trọt.
1.Hoạt động kinh tế:
* Hoạt động kinh tế cổ truyền.
-Chủ yếu là chăn nuôi du mục, ngoài ra còn trồng trọt trong các ốc đảo. Vận chuyển hàng hoá xuyên hoang mạc bằng lạc đà.
- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 20.3 và H 20..
?G- Miêu tả quang cảnh trong các ảnh trên?
- Khoảng ruộng xanh trên hoang mạc cát, khu công nghiệp khai thác dầu mỏ trong hoang mạc cát.
Tb- Đó là hoạt động kinh tế ở dạng nào?
- Hoạt đông kinh tế hiện đại.
?G- Nhờ đâu ở hoang mạc có hoạt động kinh tế đó? Vai trò?
Nhờ kỹ thuật khoan sâu có vai trò làm biến đổi bộ mặt hoang vắng của nhiều hoang mạc trên thế giới.
?Tb- Ngoài ra trong hoang mạc ngày nay còn có những hoạt động kinh tế nào khác?
HĐ2: Nhóm
- GV: Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 SGK, quan sát H 20.5 và H 20.6 SGK.
? Tìm nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục hiện tượng hoang mạc hoá?
-Báo cáo kết quả thảo luận nhóm-nhóm khác nhận xét -GV kết luận
* Nguyên nhân: Do cát lấn, do biến độngkhí hậu toàn cầu, nhưng nguyên nhân chính là do con người ( phá rừng bừa bãi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng hoang mạc hoá).
* Hậu quả: diện tích các hoang mạc ngày càng mở rộng
( nhiều vùng đất đã bị hoang mạc hoá).
* Hoạt động kinh tế hiện đại.
- Ngày nay nhờ kỹ thuật khoan sâu vào lòng đất con người đang tiến hành khai thác các hoang mạc( nước ngầm, dầu khí) - Du lịch cũng đang phát triển. 2. Các hoang mạc đang ngày càng mở rộng. * Nguyên nhân: Do cát lấn, do biến động khí hậu toàn cầu, nhưng chủ yếu là do tác động của khí hậu toàn cầu.
* Hậu quả: Diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng, mỗi năm mất đi khoảng 1 triệu ha đất trồng.
* Biện pháp khắc phục, cải tạo hoang mạc trên quy mô lớn, khai thác nước ngầm để trồng trọt, trồng rừng để hạn chế sự mở rộng của hoang mạc.
* Biện pháp: Cải tạo hoang mạc thành đất trồng trọt, khai thác nước ngầm, trồng rừng.
IV. Củng cố: 5'
1. Xác định trong các hoạt đông kinh tế dưới đây đâu là hoạt động kinh tế cổ truyền, đâu là hoạt động kinh tế hiện đại.( Hãy điền vào các ý dưới đây )
C: kí hiệu là hoạt động kinh tế cổ truyền. H: Kí hiệu là hoạt động kinh tế hiện đại. Chăn nuôi du mục.
Khai thác nước ngầm để trồng trọt. Trồng trọt trong các ốc đảo.
Khai thác dầu khí và du lịch
Vận chuyển hàng hoá bằng lạc đà.
2. Hãy khoanh tròn vào ý đúng trong các câu dưới đây.
* Những biện pháp đang được sử dụng để cải tạo hoang mạc và ngăn chặn quá trình hoang mạc hóa là:
a. Khai thác nước ngầm để tưới tiêu. b. Trồng rừng chắn cát.
c. Chăn nuôi và trồng trọt một cách hợp lý. d. Cả 3 phương pháp trên.
* Nguồn cung cấp nước chủ yếu trong các hoang mạc là: a. Nước ngầm dưới sâu.
b. Nước ngầm lộ ra trong các ốc đảo. c. Nước mưa hàng năm.
d. Hai ý a, b đúng.
* Các biểu hiện của quá trình hoang mạc hóa:
a. Sự tăng cường tính khô hạn, thiếu hụt ẩm, tích muối trong đất. b. Độ màu mỡ, độ che phủ của đất giảm.
c. Sự thay đổi giống, loài.
d. Sự bành trướng của các bãi cát hoặc sự xâm lấn của các cồn cát di động. e. Tất cả các đáp án trên.