Nhiễm không khí.

Một phần của tài liệu giáo án địa lí 7 (Trang 58)

III. Tiến trình bài dạy: 1 Ổn định tổ chức:

1nhiễm không khí.

- Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông vận tải làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.

- Hậu quả: Mưa a xít, gây hiệu ứng nhà kính trái đất nóng lênlàm thay đổi khí hậu toàn cầu, thủng tầng ôZôn.

- Biện pháp: ký nghị định thư Ki- ô- tô, cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm bầu khí quyển.

GV: Hướng dẫn HS quan sát H 17.3 và H 17.4 SGK, đọc nôi dung phần 2.

THẢO LUẬN NHÓM

? Nêu nguyên nhân, ô nhiễm môi trường nước? ? Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hoà? Biện pháp khắc phục?

- HS: Báo cáo kết quả thảo luận. - GV: Chuẩn hoá kiến thức.

+ Nguyên nhân: Nước thải từ công nghiệp, nông nghiệp, chất thải từ các phương tiện giao thông - vận tải….chưa qua xử lý thải trực tiếp vào môi trường nước.

+ Hậu quả: Các nguồn nước ngầm, sông, hồ, biển, đại dương bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, các sinh vật sống trên Trái Đất. + Thủy triều đỏ.Do nước quá thừa đạm làm cho tảo đỏ chết .

Thủy triều đen do váng dầu...

+ Biện pháp khắc phục: Xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường….hạn chế các chất thải trong nông nghiệp

- Ngoài ra trong nông nghiệp và công nghiệp không nên sử dụng quá nhiều chất độc hại không thể xử lý được.

- Nguyên nhân: chất thải công nghiệp, nông nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải, sinh hoạt, thải trực tiếp vào môi trường.

- Hậu quả môi trường nước bị ô nhiễm nặng “ Thuỷ triều đen, đỏ”. - Biện pháp khắc phục: Xử lý nước thải trước khi thải vào môi trường.

IV. Củng cố: 5'

1. Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa chủ yếu là: a. Sự đô thị hoá quá nhanh.

b. Sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người. c. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp.

d. Sự lạm dụng kỹ thuật. 2. Sự ô nhiễm không khí là do:

a. Khí thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp.

b. Khí thải từ hoạt động của các phương tiện giao thông. c. Bụi.

d. Tất cả các ý trên.

3. Hậu quả của ô nhiểm không khí là: a. Gây mưa axit.

b. Tăng hiệu ứng nhà kính.

c. Gây ra các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. d. Tất cả các ý trên.

a. Ngừng hoạt động sản xuất công nghiệp. b. Cắt giảm lượng khí thải.

c. Ngừng hoạt động của các phương tiện vận tải. d. Không đưa khí thải vào môi trường.

5. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước ở đới ôn hoà là do: a. Sự cố tràn dầu.

b. Nước thải, chất thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp không được xử lí đổ vào nguồn nước.

c. Chất thải sinh hoạt, phân bón, thuốc trừ sâu. d. Tất cả các ý trên.

6. Các nguồn nước bị ô nhiễm là: a. Nước biển.

b. Nước sông, hồ. c. Nước ngầm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Nước biển, nước sông, hồ, nước ngầm... V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:1' - GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 SGK.

- Hướng dẫn HS vẽ biều đồ hình cột.

- Hướng dẫn HS cách tính tổng lượng khí thải. - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.

- Làm bài tập 2 trong tập bản đồ.

- Chuẩn bị trước bài thực hành vào vở bài tập. “Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hoà”

Tiết 20. THỰC HÀNH

NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ

Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... Dạy lớp: 7AB

I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học, học sinh cần.

- Củng cố cho học sinh kiến thức về các kiểu khí hậu của đới ôn hoà và nhận biết được các kiểu khí hậu thông qua các biểu đồ khí hậu.

- Nhận biết các kiểu rừng ôn đới và nhận biết được qua tranh ảnh địa lí. - Nhận biết vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà.

- Biết vẽ đọc và phân tích được biểu đồ gia tăng lượng khí thải độc hại. - Kĩ năng đọc, phân tích biểu đồ khí hậu ở đới ôn hoà qua tranh ảnh địa lí. - Có ý thức tìm hiểu thực tế.

-Yêu thiên nhiên quê hương đất nước -Có ý thức bảo vệ thiên nhiên

GV:- Bản đồ tự nhiên đới ôn hoà hoặc thế giới. - Biểu đồ khí hậu đới ôn hoà.

- Ảnh các kiểu rừng ở đới ôn hoà.

HS: Sgk, tập bản đồ.ôn tập lại kiến thức về đới ôn hòa. III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kết hợp trong quá trình thực hành. 3. Bài mới:

- Để củng cố những kiến thức về tự nhiên của môi trường đới ôn hoà và vấn đề ô nhiễm môi trường do con người gây ra ở đới ôn hoà …. Bài mới.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

- GV: Hướng dẫn hs làm bài tập 1 (Đọc nội dung yêu cầu của bài).

- Biểu đồ tương quan nhiệt ẩm trong nội dung bài tương đối khác so với các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đã học, ở đây lượng mưa được biểu hiện bằng đường màu xanh.

- Cách đọc biểu đồ cũng tương đối khác so với các biểu đồ khác. Muôn xác định lượng mưa của các tháng chúng cần dóng theo các vạch chia tháng. - GV: Hướng dẫn cách đọc trên mẫu biểu đồ phóng to.

Hướng dẫn hs thảo luận nhóm dựa trên cách khai thác biểu đồ đã hướng dẫn ( Mỗi nhóm một biểu đồ )

HĐ1:NHÓM

? Phân tích chế độ nhiệt, lượng mưa của các biểu đồ từ đó rút ra nhận xét các biểu đồ A,B,C thuộc các môi trường nào của đới ôn hoà?

- HS: Báo cáo kết quả thảo luận.

- GV: Treo bảng chuẩn hoá kiến thức để hs đánh giá kết quả thảo luận của nhóm mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Bài tập1

.Xác định các biểu đồ tương quan nhiệt độ lượng mưa thuộc các môi trường nào của đới ôn hòa:

Địa điểm Nhiệt độ Lượng mưa Kết luận

M hạ Mùa đông Mùa hạ Mùa đông

A: 55o45’B 10oC 9 tháng dưới 0oC thấp nhất -30oC Mưa nhiều nhưng lượng mưa ít Mưa ít chủ yếu dưới dạng tuyết Thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa B: 36o43’B 25oC 10oC ấm áp Khô hạn không mưa Mưa nhiều hơn mùa hạ Khí hậu Địa Trung Hải C: 51o41’B 15oC 5oC ấm áp Mưa ít hơn 40mm Mua nhiều hơn 250mm Khí hậu ôn đới hải dương

HĐ2: Cặp

? Hãy nhắc lại mỗi kiểu khí hậu ở đới ôn hoà có thảm thực vật đặc trưng như thế nào?

+ Môi trường ôn đới hải dương: Rừng cây là rộng.

+ Môi trường ôn đới lục địa: Rừng cây lá kim. + Môi trường Địa trung Hải: Rừng cây bụi gai, lá cứng.

+ Môi trường cận nhiệt đới: Rừng hỗn giao.

? Quan sát ba ảnh cho biết từng ảnh thuộc loại rừng nào?

- GV: Hướng dẫn hs đọc nôi dung bài tập 3

- Có thể vẽ biểu đồ theo hai cách (Hai loại biểu đồ hình cột và đường biểu diễn)

Một phần của tài liệu giáo án địa lí 7 (Trang 58)