Xung đột tộc người.

Một phần của tài liệu giáo án địa lí 7 (Trang 98)

III. Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định tổ chức:

b.Xung đột tộc người.

- GV: Châu Phi có thành phần chủng tộc rất phức tạp, gồm nhiều tộc người và hàng ngìn thổ ngữ khác nhau nên thường sảy ra xô sát và xung đột. Song nguyên nhân cở bản là

- GV: Hướng dẫn hs đọc “ Trước đây ….. Tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp”

? Nguyên nhân nào dẫn đến sự xung đột sắc tộc gay gắt ở Châu Phi?

- Do thực dân đế quốc thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc, kích động các dân tộc ở Châu Phi để dễ bề cai trị

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát miêu tả H29.2 SGK

? Nêu hậu quả của sự xung đột sắc tộc?

- Nguyên nhân: Do Châu Phi có nhiều tộc người khác nhau, bị thực dân châu phi chia rẽ kích động

- Hậu quả: Nền kinh tế của các nước Châu Phi mất ổn định chậm phát triển

IV.Củng cố:5’

? Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư ở Châu Phi?

? Nguyên nhân xã hội nào kìm hãm sự phát tiển kinh tế xã hội ở châu phi?

V.Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:1’ - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.

- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.

- Chuẩn bị trước nội dung ôn tập (Xem lại nội dung bài đã học trong học kì I) - Tiết 33 ÔN TẬP HỌC KÌ I Tiết 33. ÔN TẬP HỌC KÌ I Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... Dạy lớp: 7A I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiến thức:

- Củng cố lại những kiến thức được học trong chương trình học kì I. - Giải đáp những thắc mắc của học sinh trong quá trình học tập. 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc phân tích biểu đồ, lược đồ sơ đồ, bảng số liệu. - Rèn kĩ năng đọc, nhận định đúng nội dung câu hỏi.

3.Thái độ:

- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên - Có thái độ học tập đúng đắn.

II. Chuẩn bị:

GV: - Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của các môi trường đã học.

- Bản đồ địa lí tự nhiên và dân cư xã hội thế giới.

HS: Sgk, tập bản đồ. III. Tiến trình bài dạy:

1.Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kết hợp trong quá trình ôn tập. 3. Bài mới:

- Trong nội dung bài hôm nay chúng ta cùng ôn lại những kiến thức đã học trong học kì I.

Phần một: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

- Dân số: Cho ta biết tình hình dân số thế giới, tốc độ gia tăng dân số thế giới và sự bùng nổ dân số thế giới.

- Sự phân bố dân cư các chủng tộc trên thế giới.

- Các hình thức quần cư. Thế nào là đô thị hoá, thế nào là siêu đô thị trên thế giới. Phần hai: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Môi trường đới nóng:

- Vị trí: Nằm trong khoảng giữa hai chí tuyến (Nội chí tuyến). - Phân hoá: Môi trường xích đạo ẩm 5oB – 5oN.

Môi trường nhiệt đới 5o – chí tuyến ở cả hai bán cầu. Môi trường nhiệt đới gió mùa: Đông Á và Đông Nam Á. - Đặc điểm khí hậu thực vật: (Xem lại nội dung của bài ôn tập trước). * Môi trường hoang mạc:

- Vị trí: Môi trường hoang mạc: ven chí tuyến, sâu trong nội địa, cạnh các dòng biển lạnh.

- Khí hậu và cảnh quan tự nhiên: (Xem lại trong nội dung của bài ôn tập ở giờ trước).

* Môi trường đới lạnh:

- Vị trí: Nằm trong khoảng hai vòng cực đến hai cực.

- Khí hậu cảnh quan: (Xem lại trong nội dung bài ôn tập ở giờ trước) * Môi trường vùng núi:

- Chiếm diện tích lớn phân bố ở khắp các châu lục trên thế giới.

- Đặc điểm khí hậu, thực vật: Xêm lại nội dung đã ôn trong những giời trước. Phần ba: THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG.

* Lục địa:

- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu km2 có biển và đại dương bao bọc xung quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên.

- Trên thế giới có 6 lục địa: Á-Âu; Phi; Bắc Mĩ; Nam Mĩ; Ôx-trây-lia; Nam cực. * Châu lục:

- Châu lục gồm phần lục địa và các đảo, quần ở xung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang tính chất lịch sử kinh tế chính trị.

- Trên thế giới có 6 châu lục: Châu Á; Âu; Phi; Mĩ; Đại dương; Nam cực. - HS: Xác định trên bản đồ thế giới các lục địa và các Châu lục.

* CHÂU PHI:

- Vị trí và đặc điểm tự nhiên Châu Phi: + HS: Xác định trên bản đồ treo tường

Địa hình: Là một khối cao nguyên khổng lồ cao trung biình trên 750m so với mực nước biển, phần lớn diện tích nằm trong đới nóng, biển ít ăn sâu vào đất liền.

Tài nguyên khoáng sản: Rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là kim loại quí hiếm.

Các môi trường tự nhiên nằm đối xứng qua đường xích đạo, gồm môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, Hoang mạc và Địa trung Hải.

- Đặc điểm dân cư – xã hội Châu Phi:

+ Dân cư: Số dân hơn 818 triệu người. Phân bố dân cư không đồng đều, đa số dân cư sống ở nông thôn. Bùng nổ dân số, xung đột xắc tộc là nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển của Châu Phi.

+ Kinh tế: Nền kinh tế Châu Phi phát triển theo hướng chuyên môn hoá phiến diện, Phần lớn các quốc gia Châu Phi có nền lạc hậu, một số nước có nền kinh tế phát triển là Cộng Hoà Nam Phi, Li Bi, An-giê-ri, Ai Cập … Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước Châu Phi tương đối đơn giản, xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới và khoáng sản. Nhập khẩu lương thực, thực phẩm, thiết bị, hàng tiêu dùng …..

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: - Ôn tập theo nội dung đã hướng dẫn.

- Chú ý rèn luyện cách đọc các biểu đồ, lược đồ SGK. - Xem lại nội dung các bài tập trong tập bản đồ thực hành. - Tiết 34 “ Kiểm tra học kì một ”.

Tiết 34. KIỂM TRA HỌC KÌ I

Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... Dạy lớp: 7AB

I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức:

- Đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh trong quá trình học tập ở học kì I. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thông qua bài kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh, nhằm điều chỉnh quá trình giảng dạy, học tập của học sinh và giáo viên.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng xác định và trả lời đúng câu hỏi.

- Rèn luyện đức tính trung thực của học sinh trong quá trình làm bài kiểm tra.

Một phần của tài liệu giáo án địa lí 7 (Trang 98)