- Rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ, ảnh địa lí.
2. Cư trú của con người.
- Với những đặc điểm địa hình, khí hậu như vậy con người cư trú ở vùng núi cư trú như thế nào….. HĐ2: Cá nhân
?Tb- Bằng hiểu biết thực tế em có nhận xét gì về mật độ dân số ở vùng núi?
- Mật độ dân số ở vùng núi thường thấp. Ở vùng đồng bằng mật độ dân số nước ta khoảng 600ng/km2 còn ở vùng núi chỉ có khoảng 50ng/km2 thấp hơn khoảng 10 lần.
?Y- Miền núi là địa bàn cư trú của các dân tộc nào?
?TB- Ở địa phương em có những dân tộc nào cư trú. Địa bàn cư trú?
- Có các dân tộc Thái, Mông, Kmú ….. Cư trú trong các thung lũng hoặc trên các đỉnh núi cao….
- Khí hậu thực vât thay đổi theo độ cao. Thực vật phân tầng theo độ cao giống như khi ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
-Thay đổi theo hướng của sườn núi.
2. Cư trú của conngười. người.
- Miền núi có mật độ dân số thấp, thường là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.
- GV: Hướng dẫn hs đọc nôi dung mục 2
?Kh-Rút ra nhận xét về địa bàn cư trú của các dân tộc vùng núi trên thế giới?
- Người dân ở các vùng núi khác nhau trên thế giới có đăc điểm cư trú khác nhau.
IV. Củng cố:5'
- Hãy chọn đáp án trả lời đúng nhất
1. Môi trường khí hậu và thực vật miền núi thay đổi theo
a. Phạm vi lãnh thổ; b. Hướng sườn núi. c. Độ cao; d. Cả hai ý b và c. 2. Càng lên cao không khí càng:
a. Loãng; b. Lạnh.
c. Cả hai ý trên (a và b); d. Dày đặc và ấm. 3. Cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí lại giảm:
a. 6,0º C; b. 0,6º C. c. 0,06º C; d. 0,006º C.
5. Ở đới ôn hòa khoảng độ cao nào thì có băng tuyết vĩnh cửu: a. 3000m; b. 5000m. c. 5500m; d. 5300m.
6. Nguyên nhân chính tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao: a. Lượng mưa; b. Đất đai.
c. Nhiệt độ; d. Nhiệt độ và độ ẩm.
- Dựa vào H23.2 SGK. Hãy trình bày sự thay đổi của thảm thực vật và rút ra nhận xét?
- Thực vật thay đổi theo độ cao
+ Rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ, băng tuyết.
+ Nguyên nhân càng lên cao nhiệt độ và độ ẩm càng giảm.
V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:1'
- GV: Hướng dẫn học sinh làn bài tập 2 SGK. - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Về nhà làm bài tập 2 SGK. Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành. - Chuẩn bị trước bài mới “ Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi ”.
Tiết 26. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI
Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... Dạy lớp: 7A
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần.
- Biết các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở vùng núi trên thế giới(Chăn nuôi,trồng trọt, khai thác lâm sản, làm nghề thủ công).
- Biết được những điều kiện phát triển kinh tế ở vùng núi và những hoạt động kinh tế hiện đại ở vùng núi. Những hậu quả đến môi trường vùng núi do những hoạt động kinh tế của con người gây ra
- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lí. - Có ý thức bảo vệ môi trường vùng núi nơi cư trú. II. Chuẩn bị:
GV: - Ảnh về các hoạt động kinh tế của con người ở các vùng núi
trên thế giới. - Ảnh về các dân tộc, các lễ hội ở vùng núi trên thế giới.
- Ảnh về các thành phố lớn trong các vùng núi trên thế giới.
III.
Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:5'
? Môi trường vùng núi có những đặc điểm gì. Với những đặc điểm đó của môi
trường có ảnh hưởng như thế nào đến địa bàn cư trú của con người trong các vùng núi trên thế giới?
- Khí hậu thực vât thay đổi theo độ cao. Thực vật phân tầng theo độ cao giống như khi ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.(3đ)
- Sườn đón nắng và gió ẩm thực vật phát triển đến độ cao lớn hơn, tươi tốt hơn sườn khuất nắng và khuất gió.(3đ)
- Miền núi có mật độ dân số thấp, thường là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người. Người dân ở các vùng núi khác nhau trên thế giới có đăc điểm cư trú khác nhau.(4đ)
3.Bài mới:
- Với đặc điểm địa hình hiểm trở của vùng núi, nhưng ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, giao thông vận tải vùng núi đã giảm bớt sự cách biệt với vùng đồng bằng, ven biển. Bộ mặt của vùng núi đang thay đổi nhanh chóng. Vậy sự thay đổi đó như thế nào… Bài mới.
Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
HĐ1: Cá nhân.
- GV: Hướng dẫn hs quan H24.1 và H24.2 SGK.
?Tb- Hãy miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp?
- Đàn Lạc Đà đang ăn cỏ trên đồng cỏ núi cao. Người thợ thủ công đang làm viẹc trong xưởng…
?Kh- Các hoạt động kinh tế trong ảnh là những hoạt động kinh tế nào?
Hoạt động kinh tế cổ truyền
- ? Ngoài ra ở địa phương em còn có những hoạt
động kinh tế cổ truyền nào khác?
Trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề thủ công, khai thác và chề biến lâm sản.
?G- Đặc điểm tự nhiên ở mỗi vùng núi có đặc
1. Hoạt động kinh tế cổ truyền.
- Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ít người vùng núi rất đa dạng gồm trồng trọt, chăn nuôi, khai thác chế biến lâm sản, làm nghề thủ công.
điểm riêng vậy hoạt động kinh tế cổ truyền ở đó như thế nào cho ví dụ?
-Ở mỗi vùng núi khác nhau có các hoạt động kinh tế cổ truyền đặc trưng……
?Kh- tại sao có sự khác nhau đó?
-Do điều kiện tự nhiên khác nhau, tài nguyên môi trường khác nhau,tập quán khác nhau, nghề truyền thống của mỗi dân tộc khác nhau.
* sự khác nhau cơ bản trong khai thác ở đới nóng và đới ôn hòa.
-Đới nóng khai thác từ dưới thấp lên cao còn đới ôn hòa từ cao xuống thấp. Liên hệ vùng núi Việt Nam.
?Kh- Miền núi với với điều kiện giao thông khó khăn. Như vậy nét đặc trưng của nền kinh tế ở đây là gì?
- Song một số sản phẩm thủ công của vùng núi rất được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế vậy bộ mặt của vùng núi có gì thay đổi… HĐ2: Cả lớp
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H24.3 và H24.4.
? Miêu tả quang cảnh trong các ảnh chụp?Quang cảnh đó nói lên điều gì?
- Đường ô tô quanh co trên các sườn núi. Nhà máy Thuỷ Điện xây dựng trên vùng núi.
- Địa hình vùng núi hiển trở, giao thông đi lại khó khăn.
? Vậy cần có những điều kiện nào để phát triển kinh tế vùng núi?
- Giao thông vận tải, xây dựng các công trình công nghiệp như nhà máy Thuỷ Điện, khai thác khoáng sản.
? Khi có những điều kiện đó bộ mặt kinh tế vùng núi thay đổi như thế nào?
?Tại sao việc phát triển giao thông và điện lực là những việc cần làm trước trong việc phát triển