II. Các phương tiện dạy học cần thiết.
b. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên.
+ Rừng thưa và xa van phát triển ở phía tây của eo đất Trug Mĩ, quần đảo Ăng Ti, đồng băng Ô-ri-nô-cô do có nhiệt độ cao mưa theo mùa, mùa khô kéo dài. + Thảo nguyên phân bố ở đồng bằng Pam-pa
+ Hoang mạc và bán hoang mạc phân bố ở duyên hải phía tây và vùng trung An Đét trên cao nguyên Pa- ta-gô-ni có lượng mưa ít do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
- GV: Riêng vùng núi An Đét thiên nhiên có sự thay đổi phức tạp hơn. HS đọc từ “Ở dưới thấp .... hết”
? Thiên nhiên vùng núi An Đét thay đổi như thế nào?
- HS: Ở dưới thấp và ở phía bắc phát triển rừng rậm ở phía nam phát triển rừng cận nhiệt và rừng ôn đới, lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi cảnh quan tự nhiên cũng thay đổi theo
? Hãy rút ra nhận xét chung về sự phân hoá môi trường tự nhiên của Trung và Nam Mĩ?
- Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ rất đa dạng có sự thay đổi từ bắc xuỗng nam, từ thấp lên cao.
IV. Củng cố:
? Kể tên các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ?
? Trình bày sự phân bố các kiểu môi trường trên bản đồ?
V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 3 SGK.
- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Chuẩn bị trước bài mới bài 43 “Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ” Tiết 48. DÂN CƯ XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ
Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... Dạy lớp: 7AB
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức:
- Hiểu rõ quá trình thuộc địa trong quá khứ ở Trung và Nam Mĩ. - Nắm vững đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ.
- Hiểu rõ Trung và Nam Mĩ nằm trong sự kiểm soát của Hoa Kì và sự độc lập của Cu Ba.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bản đồ, lược đồ để thấy được sự phân bố dân cư không đồng đều ở các nước Trung và Nam Mĩ.
II. Phương tiện dạy học cần thiết: - Bản đồ các nước Trung và Nam Mĩ. - Bản đồ dân cư Trung và Nam Mĩ.
III. Tiến trình thực hiện bài mới: 1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày sự phân hoá tự nhiên của Trung và Nam Mĩ? a. Khí hậu:
- Do trải dài trên nhiều vĩ độ nên Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất gồm Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
b. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên.
- Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ rất đa dạng có sự thay đổi từ bắc xuỗng nam, từ thấp lên cao.
3. Bài mới:
- Các nước Trung và Nam Mĩ đều trải qua quá trình đấu tranh lâu dài giành độc lập chủ quyền. Sự hợp huyết của người Âu, người Phi và người Anh Điêng đã làm cho Trung và Nam mĩ có thành phần người lai khá đông và xuất hiện nền văn hoá Mĩ La Tinh khá độc đáo.
Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung phần 1 SGK.
THẢO LUẬN NHÓM
? Lịch sử Trung và Nam Mĩ trải qua mấy giai đoạn, đó là những giai đoạn nào?
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả. - GV: Chuẩn hoá kiến thức.
+ Trước 1492 (Cuối TK XV) + Từ thế kỉ XVI - Cuối TK XIX + Cuối TK XIX đến nay.
? Em hiểu gì về chế độ chính trị của Cu Ba?
- HS: Là nước xã hội chủ nghĩa tiến bộ ở Trung và Nam Mĩ.
- GV: Các nước Trung Và Nam Mĩ đang từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc vào Hoa Kì...
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H35.2 SGK trang 111.
1. Sơ lược lịch sử.
- Trước 1942 Trung và Nam Mĩ chỉ có người Anh điêng sinh sống.
- Từ thế kỉ XVI - cuối TK XIX thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm Trung và Nam Mĩ.
- Cuối TK XIX đến nay các nước Trung và Nam Mĩ lần lượt giành được độc lập nhưng lệ thuộc vào Hoa Kì.
? Dân cư Trung và Nam Mĩ do những luồng nhập cư từ đâu đến?
- HS: Người Anh Điêng, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và người Phi.
? Vậy dân cư Trung và Nam Mĩ ngày nay có đặc điểm gì?
? Nhận xét về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung và Nam Mĩ?
- HS: Cao treen 1,7%
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ phân bố dân cư ở Trung và Nam Mĩ
? Nhận xét và trình bày sự phân bố dân cư ở Trung và Nam Mĩ?
- HS: Trình bày trên bản đồ treo tường.
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H43.1 SGK, kết hợp quan sát trên bản đồ.
? Nhận xét về số lượng các đô thị ở Trung và Nam Mĩ?
- HS: Tương đối dầy đặc.
? Tỉ lệ dân đô thị ở Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì? So sánh với Bắc Mĩ?
- HS: Chiếm 75% dân số nhưng quá nửa trong số đó phải sống trong điều kiện khó khăn
THẢO LUẬN NHÓM
? Sự phân bố các đô thị từ 3 triệu dân trở nên ở Trung và Nam Mĩ có gì khác ở Bắc Mĩ?
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả
Ở Trung và Nam Mĩ phân bố chủ yếu ở ven biển còn ở Bắc mĩ có ở sâu trong nội địa
? Nêu tên các đô thị lớn ở Trung và Nam Mĩ?
- HS: Bô-gô-ta, Li-ma, Xan-ti-agô...
? Những vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hoá?
- HS: Ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, tệ nạn xã
- Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, thuộc nhóm ngôn ngữ la tinh với nền văn hoá Mĩ La Tinh độc đáo.
- Dân cư phân bố không đồng đều tập trung đông ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên, thưa ở các vùng sâu trong nội địa.