Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển một số phạm trù đạo đức Nho giáo điển hình, quen thuộc, phổ biến; quá trình kế thừa, phát triển

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 124 - 125)

Nho giáo điển hình, quen thuộc, phổ biến; quá trình kế thừa, phát triển là quá trình chọn lọc, gìn giữ những giá trị cốt lõi, bổ sung làm mới những nội dung cụ thể cho phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam

Có thể thấy hầu hết các phạm trù đạo đức Hồ Chí Minh thường sử dụng để kế thừa, phát triển thành nội dung đạo đức cách mạng đều là những phạm trù đạo đức của Nho giáo, rất quen thuộc với dân tộc Việt Nam. Qua sự chọn

lọc của Hồ Chí Minh,những phạm trù đạo đức ấy đãđược Người chuyển hoá,

phát triển một cách sáng tạo bằng việc đưa vào đó một số nội dung mới, rất

cách mạng. Sự chuyển hoá đó khiến cho các phạm trù đạo đức Nho giáo

mang những nội dung mới phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc,

xây dựng xã hội mới ở Việt Nam.

Những phạm trù đạo đức Nho giáo như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín,

Trung, Hiếu, Cần, Kiệm, Liêm, Chính đã được Hồ Chí Minh sử dụng rất hay,

rất khéo léo để nói về những nội dung mới của đạo đức cách mạng, của đạo đức trong xã hội mới, trong thái độ đối với Đảng, với dân tộc, với nhân dân. Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng,

của dân tộc, của loài người.

Trong khi kế thừa, phát triểnsáng tạo những phạm trù đạo đức Nho giáo

thành các phạm trù đạo đức mới, đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh đã cố

nội dung hẹp của các phạm trù đạo đức Nho giáo, Hồ Chí Minh mở rộng và

đưa vào đó một số nội dung mới, tiến bộ, cách mạng, thiết thực, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tiêu biểu nhất là các phạm trù về Nhân, Nghĩa, Trung,

Hiếu, Cần, Kiệm, Liêm, Chính,… Từ trung với vua, phục vụ cho vua thành trung với nước, phục vụ cho đất nước, nhân dân; từ hiếu với cha mẹ mình thành hiếu với nhân dân; từ nhân chỉ là nhân ái thành nhân là nhân dân; từ cần

cho riêng mình thành cần cho cả xã hội; từ kiệm cho riêng mình thành tiết

kiệm chung phục vụ cho đất nước, cho sự nghiệp cách mạng của toàn dân; từ

liêm nghĩa là liêm khiết, không tham nhũng, giữ cho bản thân mình trong sạch, Hồ Chí Minh mở rộng thành vấn đề liêm khiết mang tính xã hội; từ

chính nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn, không xiên vẹo, Hồ Chí Minh chuyển

sang vấn đề thiện ác: làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác...

Nhìn chung ở các phạm trù đạo đức đó, Hồ Chí Minh đều có cách giải

thích riêng rất độc đáo, khiến cho mọi ngườithấy gần gũi và dễ thực hiện, phù hợp với tâm lý người Việt Nam.

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 124 - 125)