Phạm trù Trung, Hiếu

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 39 - 46)

Phạ m trù Trung:

Với nghĩa ban đầu của đạo đức Nho giáo, Trung là cái gốc của trời đất,

là cái gốc lớn nhất của thiên hạ, con người ta sinh ra ai cũng bẩm sinh có cái “trung” để làm tính thường. Thiên “Thang cáo” trong Kinh Thư nói rằng: “Duy hoàng thượng đế, giáng trung vu hạ dân, nhược hữu hằng tính” (nghĩa là: Hoàng thượng giáng cái trung xuống cho hạ dân, dân có cái trung ấy như có tính thường)[57, tr.81].

Theo được đạo trung là rất khó, mỗi người phải giữ cái tâm của mình cho tinh thuần và chuyên nhất thì mới có thể giữ được. Muốn vậy, ai cũng

phải gắng sức, để giữ cho cái tâm công chứng, không để cái tư dục làm cho bế

tắc. Khổng Tử nói: “Quân tử thời trung” nghĩa là người quân tử khi xử lý mọi

Xét ở mối quan hệ quân - thần (vua tôi), Khổng Tử cho rằng mỗi bên

đều có trách nhiệm với nhau, đều có cách đối xử cần thiết và cách đối xử của bên này là điều kiện để bên kia có cách đối xử tương ứng. Nếu vua giữ lễ với

bề tôi thì bề tôi phải trung với vua, ngược lại vua không giữ lễ với bề tôi thì bề tôi không nhất thiết phải trung vua. Theo Khổng Tử, nguyên nhân dẫn đến

loạn lạc thời Xuân Thu là do vua không ra vua, bề tôi không ra bề tôi, dẫn đến

tình hình tranh giành địa vị của nhau, vương hầu lấn át quyền thiên tử. Muốn để cho thiên hạ thái bình thì phải thực hiện chính danh sao cho vua phải ra

vua, quan phải ra quan.

Bởi vậy, Khổng Tử không chủ trương ngu trung tức không bắt buộc bề

tôi phải phục vụ bề trên vô điều kiện như nội dung của các nhà nho sau này.

Đối với Khổng Tử, mối quan hệ vua tôi là mối quan hệ hai chiều. Quân có nhân thì thần mới trung, bậc quân tử ở trên nếu muốn cho các quan và dân chúng ở dưới đều thành thật với mình, hết lòng với mình, thì cần giữ bổn

phận mình, tức là ăn ở theo lễ và thực hành chính sách nhân ái, ông viết:

“Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung” (Vua khiến bề tôi thì phải giữ lễ

phép; bề tôi thờ vua thì phải cho hết lòng. Đó là đạo quân thần) [14, tr.43]. Khổng Tử đòi hỏi vua phải là một bậc minh quân, một tấm gương sáng

về đạo đức, biết trọng người tài, rộng lượng với bề tôi. Ông yêu cầu vua phải là người tài đức, thể hiện ở việc vua phải đảm bảo cho đời sống của người dân được no ấm, phải xây dựng được lực lượng quân đội hùng mạnh và phải

chiếm được lòng tin của nhân dân. Mạnh Tử và Tuân Tử đều cho rằng: trung

không phải là tuyệt đối trung thành, nếu vua không ra vua thì thần dân không

nhất thiết phải trung. Mạnh Tử nói: “Vua mà coi bề tôi như tay chân, ắt bề tôi

sẽ coi vua như bụng dạ. Vua mà coi bề tôi như chó ngựa, ắt bề tôi sẽ coi vua như kẻ qua đường. Vua mà coi bề tôi như bùn rác, ắt bề tôi sẽ coi vua như kẻ cướp người thù” (Quân chi thị thần như thủ túc, tắc thần thị quân như phúc

tâm. Quân chi thị thần như khuyển mã, tắc thần thị quân như quốc nhơn.

Mạnh Tử cũng cho rằng giữa vua và bề tôi phải có nghĩa với nhau. Vua

có nghĩa với bề tôi và bề tôi có nghĩa với vua, vì chữ nghĩa mà hai bên kết

hợp lại. Trả lời câu hỏi của Tuyên Vương về việc vua đối đãi với mình thế

nào mới đáng cho mìnhđể tang? Mạnh Tử đáp:

Tôi khuyên can, vua sửa nết; tôi nói phải, vua nghe theo; nhân đó

mà ân huệ của vua thấm nhuần tới bá tánh. Như bề tôi có duyên cớ

trọng hệ mà phải ra đi, ắt vua sẽ sai người hộ tống đến miền cương

giới. Trước đó, vua lại còn có lời gởi gắm viên cựu quan mình với vị vua trong nước mà người sắp đến. Quá ba năm mà người chẳng trở

về, chừng đó vua mới lấy lại ruộng đất và dinh thự của người. Đó

gọi là ba việc có lễ của vua đối với tôi. Vua được như thế, ắt tôi phải để tang [16, tr.41-43].

Khổng Tử đã từng nói “quân quân” nghĩa là vua phải ra vua. Phát triển quan điểm trên của Khổng Tử, Tuân Tử cho rằng: người làm tôi có bốn hạng,

có bậc đại trung, có bậc thứ trung, có bậc hạ trung, có kẻ quốc tặc. Lấy đức mà báo đáp vua để hoà được với vua đó là đại trung, lấy đức để sửa lỗi của

vua mà giúp vua ấy là bậc thứ trung, lấy điều phải mà can ngăn điều trái làm vua giận ấy là bậc hạ trung, không lo đến sự vinh nhục của vua, không lo đến việc nước hay dở thế nào, dung để giữ lợi lộc, nuôi bè kết đảng là kẻ quốc tặc.

Cùng với sự phát triển của lịch sử, phạm trù Trung ngày càng được mở

rộng. Nho giáo coi “Tam cương, Ngũ thường” là nội dung cốt lõi của Trung.

Từ quan niệm “đâu cũng là đất của vua, ai cũng là dân của vua”, đất nước chỉ

là vật sở hữu của vua. Nho giáo cho rằng: trung với vua là yêu nước. Hay nói

cách khác, muốn thể hiện lòng yêu nước, trước hết phải trung với vua, phục

tùng vua.

Nhà vua và triều thần đều cần đến người bề tôi tuyệt đối phục tùng vua, trung thành với vua một cách vô điều kiện theo kiểu “quân vi thần cương” (nhà vua là cương lĩnh của bề tôi). Trung ở đây là tuyệt đối nghe theo, phục

trung”, nếu bề trên có tàn bạo bất nhân, hoang dâm vô độ, làm những điều trái

với đời, với đạo thì bề tôi bên dưới vẫn phải tuyệt đối phục tùng. Tính chất trung đó được đạo đức và pháp luật xác nhận và trở thành cơ sở tư tưởng cho

việc đánh giá đạo đức và xây dựng pháp luật, đảm bảo sự trung thành với một

ông vua.

Đến thời Chu Hy, Trung mở rộng thêm, bao hàm tư tưởng về thành thực,

tức là không giấu vua một điều gì. Tư tưởng thành thực đó lại được mở rộng

thêm nữa, tức là không giấu ai một điều gì. Nhưng dù mở rộng như thế nào thì phạm trù “Trung” theo tư tưởng đạo đức Nho giáo, vẫn phản ánh những mối

quan hệ giữa các cá nhân: vua tôi, cha con, chồng vợ, bạn bè, hoặc cá nhân này với cá nhân khác..., giống như Hàn Tín nói với Khoái Triệt “Ăn cơm người ta thì làm việc cho người ta, mặc áo người ta thì chết cho người ta” [102, tr.228].

Mục đích cao nhất của Trung là nhằm phục vụ cho lợi ích của triều đại

phong kiến, phục vụ cho quyền lợi của vua quan trong xã hội đó. Nó không

mang lại quyền lợi cho nhân dân và đất nước. Đó chính là hạn chế của Nho

giáo về “trung”.

Bên cạnh nghĩa cơ bản trên, Trung của nho giáo còn được thể hiện ở

nghĩa trung thứ. Về điều này, Khổng Tử từng nói với học trò Tăng Tử của

mình: "đạo ta do nơi một lẽ mà thông suốt tất cả ” [14, tr.57] (đạo này chỉ gom vào hai cái đức trung và thứ mà thôi). Trung: là hết lòng hết dạ, thành tâm thật ý. Thứ: là suy lòng ta ra lòng người, thương mình như thương người,

việc gì mình không muốn chớ làm cho người khác. Với nghĩa trên, Trung của

nho giáo lại mang sắc thái tích cực, có đóng góp nhất định cho xã hộisau này.

Phạ m trù Hiế u:

Hiếu là một phạm trù đạo đức quan trọng trong đời sống của xã hội phương Đông. Nó được hình thành từ trong gia đình, trong mối quan hệ giữa

cha mẹ và con cái. Dưới chế độ thị tộc phụ hệ xưa, phạm trù Hiếu chưa được

biết đến. Phạm trù Hiếu chỉ xuất hiện dưới chế độ chủ nô khi con người có ý

Nho giáo quan niệm, cái gốc của đạo nhân là ái và kính, bởi vậy Nho

giáo lấy ái và kính làm cơ sở cho chữ Hiếu. Khổng Tử nói:

Dựng lòng ái khởi đầu từ cha mẹ, là dạy dân hoà mục vậy. Dựng

lòng kính khởi đầu từ người huynh trưởng, là dạy dân kính thuận

vậy. Lấy từ mục mà dạy dân, thì dân biết quý có cha mẹ; lấy kính người huynh trưởng mà dạy dân, thì dân biết quý sự theo mệnh lệnh người trên. Hiếu là để thờ cha mẹ, thuận là để vâng mệnh người trên, đem những điều ấy mà thi thố ra thiên hạ, thì không có điều gì

là không làm được [57, tr.147].

Bởi vậy, trong sự giáo hoá của mình, Nho giáo lấy “hiếu” làm nết trọng. Theo đạo đức Nho giáo, Hiếu có nội dung nhiều mặt. Trước hết, trong gia đình con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ khi về già và tế tự

khi bố mẹ mất. Trả lời câu hỏi của Mạnh Tử về đạo hiếu, Khổng Tử nói: “Làm con chớ nên trái ngược… Hễ làm con, khi cha mẹ còn sống, phải phụng

sự cho có lễ, khi cha mẹ mãn phần, phải chôn cất cho có lễ; rồi những khi

cúng tế, cũng phải giữ đủ lễ phép nghiêm trang” (người biết giữ lễ kính, tức là

không ăn ở trái ngược) [14, tr.17]. Điều đó có nghĩa là: phận làm con phải có

hiếu với cha mẹ không những lúc còn sống mà cả khi cha mẹ đã mất.

Trả lời câu hỏi của Mạnh Võ Bá về đạo hiếu, Khổng Tử đáp: "Làm cha mẹ chỉ lo sợ cho con mang bệnh tật mà thôi” (vậy bổn phận con phải khéo

giữ gìn thân thể mình cho mạnh khỏe, tránh nỗi đau khổ cho cha mẹ. Như vậy

là hiếu đó) [14, tr.17]. Còn khi trả lời Tử Du về đạo hiếu, Khổng Tử đáp rằng: "Đời nay, hễ thấy ai nuôi được cha mẹ thì người ta khen là người có hiếu. Nhưng, những thú như chó, ngựa thì người ta cũng nuôi được vậy. Cho nên nuôi cha mẹ chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật đâu?” [14, tr.19]. Khổng Tử cho rằng nuôi cha mẹ thì phải một lòng kính trọng, nếu không kính

trọng thì không phải là người có hiếu, đến như giống chó ngựa đều có người

nuôi. Nuôi mà không kính thì chẳng khác gì nuôi thú vật. Vậy nên, nuôi cha mẹ cốt yếu nhất là ở lòng thành kính, dẫu phải ăn gạo xấu, uống nước lã mà làm cho cha mẹ được vui, ấy gọi là hiếu.

Tiếp đến, người con trong gia đình phải có khả năng và điều kiện để kế

tục sự nghiệp của cha. Có như thế mới là nhà có phúc. Cha có con trai thì con cũng phải có con trai, nghĩa là ông phải có cháu trai, nếu không được như thế là nhà vô phúc và người con trai đó bị coi là bất hiếu đối với cha mẹ. Mạnh Tử nói rằng: “bất hiếu có ba điều (theo kinh lễ, người mang tiếng bất hiếu

phạm một trong ba điều này: 1. Làm chuyện bậy bạ, khiến cho cha mẹ nhục,

2. Nhà nghèo cha mẹ già yếu nhưng chẳng làm quan để nuôi cha mẹ, 3. Vô

hậu, tức là không cưới vợ sinh con, chịu tuyệt tự, chẳng có con cháu để cúng

tế tổ tiên). Trong ba điều ấy, vô hậu là tội lớn hơn hết” [16, tr.35]. Điều này thể hiện, do quá chú trọng đến dòng dõi tông tộc, cộng với sự quá kém cỏi

trong việc hiểu biết sinh lý con người nên có nhận định mang tính hà khắc,

chủ quan.

Luận giải về sự bất hiếu, Mạnh Tử viếttiếp:

Thế tục gọi là bất hiếu, có năm điều: tay chân chẳng chịu cử động để

làm một công việc gì, chẳng đoái đến việc nuôi dưỡng cha mẹ, đó là

điều bất hiếu thứ nhất vậy. Đánh bạc, đánh cờ, ham uống rượu,

chẳng đoái đến việc nuôi dưỡng cha mẹ đó là điều bất hiếu thứ nhì vậy. Ham mê của cải, chỉ lo liệu cho vợ con mà thôi, chẳng đoái đến

việc nuôi dưỡng cha mẹ, đó là điều bất hiếu thứ ba vậy. Tai ham

nghe tiếng êm, mắt mê nhìn sắc đẹp, để cho cha mẹ tủi hổ, đó là

điều bất hiếu thứ tư vậy. Thích những việc dũng lực và tranh đấu

bạo tợn, khiến cho cha mẹ phải nguy khốn, đó là điều bất hiếu thứ năm vậy [16, tr.65-67].

Thứ nữa, phận làm con trong gia đình không được phép làm trái lời cha

mẹ. Xét trong quá trình lịch sử thì chữ “Hiếu” của đạo đức Nho giáo quả đúng như vậy. Công bằng mà nói, trong giai đoạn đầu của Nho giáo, quan niệm về

Hiếu của đạo đức Nho giáo có những nét tích cực nhất định. Ví như, Khổng

Tử nói: “Trong khi cha mẹ còn sanh tiền, phận làm con chớ có đi chơi xa. Như đi chơi đâu thì thưa trước cho cha mẹ biết đặng an tâm” [14, tr.59]. Hoặc

khi cha mẹ làm điều gì trái với đạo thì con cái phải dùng cách ôn hoà mà can

ngăn. Nếu cha mẹ không nghe, thì lại tỏ lòng cung kính và hiếu thảo, rồi dần

lựa cách mà nói cho cha mẹ biết lẽ phải để sửa đổi lại.... Đó là những nét mang tính nhân văn, nó không chỉ cần cho xã hội Nho giáo xưa mà còn có ý nghĩa

quan trọng trong việc giữ đạo hiếu với cha mẹ ở xã hội hiện đại ngày nay.

Trong sự hiếu của đạo đức Nho giáo, có hai điều được đặc biệt chú ý đó

là vô vi và vô cải. Vô vi là xử cảnh thường, thờ cha mẹ không trái lễ. Vô cải

là xử cảnh biến, là không đổi ngay cái đạo của cha mẹ. Cả hai điều ấy, đều

hàm ý là phục tùng, nhưng là phục tùng theo đạo phải, chứ không phục tùng một cách thụ động, không biết phân biệt điều hay, lẽ phải.

Những người có hiếu còn là những người biết khéo tiếp nối được cái chí

của cha mẹ, biết khéo noi gương được việc làm của cha mẹ, biết phân biệt để

xem những cái nào hay thì theo, cái nào dở thì bỏ. Về nết hiếu của phận làm con, Khổng Tử giảng rằng:

Trong khi cha mình còn sanh tiền (còn sống), mình nên xem xét chí

hướng, ý tứ của cha mình: như tốt lành, chính đáng thì mình bắt chước theo. Khi cha mình khoản đi rồi (mất đi), mình nên quan sát những việc làm của người, như phải thì mình làm theo. Cha mình mất trong ba năm mà mình chẳng đổi đạo nghệ của cha, đó mới gọi

là con có hiếu[14, tr.9].

Dạy về Hiếu, Khổng Tử cho rằng phải giữ đạo trung dung. Theo Khổng

Tử, sự thờ cha mẹ không phải là cái lẽ cuối cùng của sự hiếu. Mà cái lẽ cuối

cùng của sự hiếu là, lấy hiếu gây thành đạo nhân, vì người có hiếu tức là có nhân. Nhân với hiếu thường dắt díu nhau, cho nên những người có địa vị

trọng yếu trong xã hội, phải là những người rất chú ý về đạo hiếu. Về điều này, Tăng Tử viết: “Bậc quân tử ở ngôi trên nếu giữ trọn bề tôi đối với cha mẹ

bà con. Thì ở dưới dân chúng sẽ cảm động mà phát khởi lòng nhân ái; nếu

mình chẳng bỏ bạn bè xưa, bộ hạ cũ, thì dân chúng sẽ bắt chước mình, chẳng ăn ở bạc bẽo” (Quân tử đốc ư thân, tắc dân hưng ư ; cố cưu bất di, tắc dân bất

du) [14, tr.121]. Người quân tử ở đây là những người có quyền hành, địa vị trong tay, làm gương cho dân chúng. Những người ấy mà bất hiếu, tình cảm đơn bạc thì không thể khiến cho những người dân có nhân, có nghĩa, có tình cảm được. Vậy nên, Tăng Tử mới nói rằng: “Thận chung, truy viễn, dân đức quy hậu hỹ” (như người ở ngôi trên mà thận trọng cuộc tang lễ đối với cha mẹ

khi mãn phần, và lo tế tự tổ tiên các đời trước, thìở dưới, dân cảm hóa cái đức

dày của mình mà quay về đạo hiếu”[14, tr.9].

Đến Tuân Tử, thì ông phân biệt, người con hiếu có ba hạng:

người con hiếu có ba điều sở dĩ không theo mệnh cha. Theo mệnh

thì cha mẹ nguy, không theo mệnh thì cha mẹ yên, người hiếu tử

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)