Kế thừa, phát triển phạm trù Trung, Hiếu

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 99 - 107)

Có thể khẳng định hai phạm trù đạo đức này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, luôn được Người đề cao và đưa lên hàng đầu. Cả cuộc đời Người, phấn đấu hy sinh hết mình cũng bởi hai chữ Trung,Hiếu.

Trung và Hiếu là hai phạm trù đạo đức được Hồ Chí Minh sử dụng cặp đôi với nhau và coi như chuẩn mực cao nhất trong hành vi của con người. “Trung với nước, hiếu với dân” [92, tr.619], “Trung với Đảng, hiếu với dân”

[92, tr.435]. Theo đó, sẽ xét hai phạm trù này gắn liền với nhau. Bởi vì, trong

tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nước và dân, Đảng và dân, Nhà nước và dân gắn bó với nhau không thể tách rời. Đảng là người lãnh đạo, người đại diện cho dân, cho nước; ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng không có

lợi ích nào khác.

Ở Việt Nam, Trung gắn liền với lòng yêu nước, với lợi ích của dân tộc.

Trong thời kỳ dựng nước, mối quan hệ vua tôi là quan hệ giữa quần thần với người lãnh đạo của mình. Họ cùng chung một lý tưởng yêu nước, chống giặc

ngoại xâm và cùng đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, truyền thống của dân tộc Việt

của người Việt Nam không phải là trung quân theo nguyên nghĩa của đạo đức Nho giáo mà là yêu nước, yêu đồng bào. Vua đến rồi đi, triều đại dựng lên rồi đổ xuống,còn vĩnh viễn là đất nước của nhân dân, cho nên lời dạy “trung với nước, hiếu với dân” của Hồ Chí Minh đã đi vào tâm trí người Việt một cách

tự nhiên, không khiên cưỡng. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân”, “trung với Đảng, hiếu với dân” của Người, đã góp phần làm nên thắng lợi rực rỡ của dân tộc Việt Nam.

Truyền thống về Hiếu của đạo đức Nho giáo xưa để lại cho ngày nay không thuần tuý một chiều, nó có cả mặt tích cực và tiêu cực. Trước hiện tượng đó, muốn kế thừa và phát triển thì phải có phê phán và nếu có phê phán thì không gạt bỏ hết tất cả. Những yếu tố hợp lý đó khi được cải tạo, kế thừa,

phát triển sẽ có ích cho việc giáo dục con người ngày nay. Hồ Chí Minh là

người mẫu mực trong việc làm này. Nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Trung,

Hiếu của Người chúng ta sẽ nhận thấy rõđiều trên.

Hồ Chí Minh đã gạt bỏ những gì? Người gạt bỏ cái cốt lõi nhất trong nội

dung cũ của đạo đức Nho giáo là lòng trung thành tuyệt đối với chế độ phong

kiến và ông vua phong kiến. Sự khác nhau căn bản giữa Khổng Tử và Hồ Chí

Minh, giữa học thuyết Nho giáo và mục tiêu của cách mạng là ở chỗ: cái mà Nho giáo tôn thờ nhất chính là cái cách mạng lên án và đánh đổ. Hồ Chí Minh

không chấp nhận phạm trù Trung của đạo đức Nho giáo, cũng như không

chấp nhận lòng trung thành tuyệt đối của nhân dân bị áp bức đối với chính kẻ

áp bức mình. Gạt bỏ nội dung cũ, Hồ Chí Minh đưa vào đó nội dung mới:

Trung là trung với nước, là trung thành với sự nghiệp cách mạng của nhân

dân, lên án chế độ phong kiến và lật đổ nhà vua.

Việc Hồ Chí Minh sử dụng phạm trù Trung trong đạo đức Nho giáo để

thể hiện tư tưởng đạo đức trung với nước hoàn toàn không phải ngẫu nhiên.

Trước hết, phải nói chỉ những người hiểu sâu sắc Nho giáo, truyền thống văn

hiến dân tộc hàng nghìn năm như Hồ Chí Minh mới có khả năng làm được điều đó. Mượn phạm trù Trung của đạo đức Nho giáo để thể hiện một nội

dung hoàn toàn mới, khác với quan điểm của Nho Việt xưa: trung quân đi liền

với ái quốc và coi đó là tiêu chí của chủ nghĩa yêu nước truyền thống.

Sử dụng Trung của đạo đức Nho giáo để nói lên tư tưởng đạo đức trung

với nước, một mặt Hồ Chí Minh tiếp thu di sản văn hoá mà nhân dân ta đã quá quen thuộc với phạm trù trung, một ngôn từ trí tuệ đã đi vào lịch sử trở

thành tài sản chung của ngôn từ nhân loại. Mặt khác, Người phát triển một

cách sáng tạo phạm trù Trung để đưa vào đó một nội dung hoàn toàn mới: yêu

nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội. Người đã phát triển truyền thống yêu

nước của dân tộc, nâng chủ nghĩa yêu nước truyền thống lên và tạo cho nó

một nội dung mới phù hợp với yêu cầu của thời đại, tiếp cận với thế giới quan

Mác - Lênin.

Đối với Hồ Chí Minh, phạm trù Hiếu không còn bó hẹp trong phạm vi

trọn đạo làm con với cha mẹ mình như quan niệm của Nho giáo mà ở đây, Hiếu là hiếu thảo với nhân dân,tôn trọng nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ.

Không chỉ thương yêu cha mẹ mình mà còn phải thương yêu cha mẹ người. Người khẳng định:

Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người đa tình chí hiếu nhất.

Vì sao? Nếu không làm cách mạng thì chẳng những bố mẹ mình mà hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phong kiến dày vò. Mình không những cứu bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ người

khác, bố mẹ của cả nước nữa. Phải hiểu chữ hiếu của cách mạng

rộng rãi như vậy [86, tr.99].

Ở Hồ Chí Minh, hiếu với dân là làm đầy tớ của dân, là lấy dân làm gốc. Xưa Mạnh Tử nói: “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (dân là quý hơn

hết, kế đó là xã tắc, vua là nhẹ). Phát huy mặt tích cực của tư tưởng đạo hiếu

lấy dân làm gốc trong Nho giáo xưa, trải qua quá trình tiếp biến của văn hóa

Việt đã được các nhà nho xưa phát triển thành “đại hiếu” (hiếu với nước) và

“tiểu hiếu” (hiếu với gia đình). Đến Hồ Chí Minh không đặt mình ở vị trí cao hơn dân, ở ngoài dân, không chỉ xem dân là gốc, là quý, là sức mạnh, mà

Người luôn đặt mình trong dân,đầy tớ của dân, coi dân là tất cả sự nghiệp của

mình, là đối tượng của cách mạng. Người nói: “Nước lấy dân làm gốc” [83, tr.501], “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [88, tr.453]. Bằng cách diễn đạt khác, Người đã đặt nhân dân từ vị trí phụ thuộc vua chúa, quan lại phong kiến lên địa vị người chủ. Bởi Người hiểu được: “gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”[83, tr.502].

Với ý nghĩa rộng lớn ấy, “hiếu thảo” vẫn gắn liền với “hiếu trung”.

Nguyễn Trãi xưa, khi cha là Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt qua Trung Quốc, cũng quyết theo cha để làm trònđạo hiếu, nhưng khi cha khuyên trở về

lo cứu nước, cứu dân làm chuyện đại hiếu, đành gạt bỏ tình riêng, nghe lời

cha trở về giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, xây dựng nước nhà độc lập. Đến

Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương của quan niệm đó. Trong bức điện Người gửi cho dòng họ Nguyễn Sinh sau khi nghe tin anh ruột qua đời, Người

viết: “Tôi chịu tội bất đệ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho

một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước”[84, tr.463].

Tuỳ theo từng đối tượng mà Hồ Chí Minh xác định nội dung trung, hiếu

cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng.

Đối với lực lượng vũ trang, Người đã khẳng định đó là một quân đội anh

hùng, anh dũng trong kháng chiến và trong hoà bình với bản chất: “Quân đội

ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do

của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội” [92, tr.435].

Ngày 26 tháng 5 năm 1946, trong lời căn dặn học viên tại lễ khai giảng trường võ bị Trần Quốc Tuấn, Người nêu, cán bộ chiến sĩ phải làm theo hai khẩu hiệu “trung với nước, hiếu với dân”. Nội dung cơ bản của “hiếu với dân”

theo Hồ Chí Minh là: quân đội ta là quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra nên phải chiến đấu hy sinh quên mình vì nhân dân.

Nói chuyện tại hội nghị quân sự lần thứ năm, Hồ Chí Minh chỉ ra nhiệm

Tín, Liêm, Trung. Trong đó, Trung được Người giải thích: “Trung là trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với nhân dân, với cách mạng, với Đảng” [83, tr.595]. Trung với nước, hiếu với Đảng, với dân mới tạo nên sức mạnh của quân đội,

mới vượt qua mọi khó khăn, mới chiến thắng được mọi kẻ thù xâm lược.

Đối với lực lượng công an, ngay trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp,

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Công an ta là công an nhân dân, vì nhân dân mà phục

vụ và dựa vào dân mà làm việc. Muốn hoàn thành nhiệm vụ của mình, công

an nhân dân “phải dựa vào dân, không được xa rời dân. Nếu không thế thì sẽ

bị thất bại. Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít

thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn. Dân ta rất tốt.

Gặp trường hợp nguy hiểm, nếu công an khéo léo thì được dân giúp ngay”

[85, tr.270]. Công an phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và chính phủ. Đó là yêu cầu quan trọng hàng đầu để đảm bảo công an nhân dân tuyệt đối trung thành với Đảng.

Hồ Chí Minh cũng nêu lên sáu điều đạo đức, tư cách mà người công an

cách mạng cần phải có và phải giữ cho đúng là:

Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính.

Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ.

Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.

Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.

Đối với công việc, phải tận tuỵ.

Đối với địch, phải kiên quyết, khôn khéo[83, tr.498-499].

Với thanh niên, Hồ Chí Minh yêu cầu thanh niên phải trung thành, dũng cảm, khiêm tốn: “thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng..., trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp..., không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện “đâu cần thanh

niên có, việc gì khó thanh niên làm”, “gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau

mọi người...., không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự

Trong thư gửi thanh niên ngày 2 tháng 9 năm 1965, Người căn dặn: “phải luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu với dân”, nhiệm

vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh

thắng”[92, tr.619]. Đây cũng là lời dạy của Người gửi tới toàn dân Việt Nam. Đối với các thầy cô giáo, Hồ Chí Minh dạy:

Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ

nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông,

tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng

vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà

Đảng và nhân dân giao cho, luôn xứng đáng với đồng bào miền

Nam anh hùng [93, tr.507].

Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước được độc lập, Hồ Chí Minh

quan niệm tất cả các cơ quan của Chính phủ đều là công bộc của dân, gánh

vác việc chung cho dân. “Công bộc” của dân mà Hồ Chí Minh viết ở đây

nghĩa là đầy tớ của dân. Xưa Mạnh Tử nêu: những kẻ bại nhân là tàn, kẻ bại

nghĩa là tặc; những kẻ tàn tặc không phải là vua, chắc chắn sẽ bị lật đổ. Nay, Người viết: “Chính phủ cộng hòa dân chủ là gì? Là đày tớ chung của dân, từ

Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan, phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân

thì dân có quyền đuổi Chính phủ” [83, tr.74]. Về tư tưởng thân dân này, dù cách nay hơn hai nghìn năm nhưng cả Hồ Chí Minh và Mạnh Tử đều tìm thấy điểm tương đồng. Từ điểm tương đồng đó, Hồ Chí Minh đã phát triển lên

thành “trung với đảng”, thành “hiếu với dân”.

Đối với Đảng cộng sản Việt Nam, một trong những lời dạy được Người

nhắc đi nhắc lại nhiều lần đó là: phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải

xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ trung thành của nhân dân. Lãnh

đạo nhân dân và làm người đày tớ trung thành của nhân dân có quan hệ chặt

chẽ với nhau trên cơ sở thống nhất để thực hiện bằng được đường lối, nhiệm

mới làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân, làm cho dân

giàu nước mạnh. Nhiệm vụ làm người đày tớ trung thành của nhân dân thể

hiện trước hết ở chính trong nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng. Đó là mục tiêu phấn đấu của Đảng, là trách nhiệm của Đảng đối với nhân dân.

Để xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ trung thành của nhân dân, Đảng cộng sản Việt Nam phải vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, đem lại lợi ích cho nhân dân, phải quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phải chăm lo đến đời sống của nhân dân. Người viết: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi;

nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ

có lỗi”[87, tr.518].

Cả cuộc đời Hồ Chí Minh là tấm gương về việc thực hiện hai chữ Trung,

Hiếu. Thấm nhuần lời dạy của Người, trong giai đoạn cả nước thực hiện hai

nhiệm vụ chiến lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội, và bảo vệ Tổ quốc xã hội

chủ nghĩa, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Đảng ta đã nêu rõ: Mọi cán

bộ, đảng viên phải nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ Đảng, phấn đấu rèn luyện

về mọi mặt để thực sự xứng là người lãnh đạo và người đầy tớ thật trung

thành của nhân dân.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi bàn về vấn đề này, đã viết:

Học Hồ Chủ tịch chúng ta học gì? Học trung với nước hiếu với dân.

Suốt đời Hồ Chủ tịch dạy chúng ta câu ấy và còn dạy mãi chúng ta câu

ấy, không biết bao giờ xong. Về phần chúng ta, lâu nay chúng ta đã học câu ấy, từ nay về sau còn học mãi câuấy, không biết bao giờ xong.

Bởi vì ngày nào nước Việt Nam còn, dân Việt Nam còn thì chúng ta còn học tận trung với nước, chí hiếuvới dân. Trung với nước, hiếu với

dân là gốc của cả đời hoạt động của chúng ta. Gốc vững thì thân mới

vững, cành lá tốt tươi, hoa quả xinh đẹp [40, tr.307].

Như vậy, sự sáng tạo của Hồ Chí Minh khi kế thừa phạm trù Trung, Hiếu của đạo đức Nho giáo là ở chỗ: Thứ nhất, trong khi nói “trung với

nước”, Hồ Chí Minh đã thực hiện sự chuyển hoá phạm trù Trung, làm mất đi

ý nghĩa mà hàng nghìn năm chế độ phong kiến đã sử dụng như một công cụ để cai trị đất nước trong mối quan hệ nô lệ, bị áp bức và hoàn toàn không có tự do, bìnhđẳng. Khi mọi người đã ý thức được rằng phải trung với nước như

lời dạy của Hồ Chí Minh, thì quan niệm về phạm trù Trung được hiểu trước đây không còn giá trị nữa. Trung với nước là trên hết, là phẩm chất đạo đức hàng đầu của người cách mạng. Tận trung với nước đã dần thay thế khái niệm yêu nước một cách chung chung, trở thành tiêu chuẩn số một của đạo đức con người Việt Nam.

Thứ hai, với tư tưởng đạo đức “trung với nước”, Hồ Chí Minh đã thực

hiện một cuộc cách mạng trong quan hệ về đạo đức nói chung, về chủ nghĩa yêu nước nói riêng. Từ trước đến nay, khi nói đến phạm trù Trung của đạo

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 99 - 107)