Biểu hiện đặc thù của một số phạm trù cơ bản trong đạo đức Nho giáoở Việt Nam

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 57 - 73)

Lễ giáo của phong kiến nước ngoài cùng với những lời răn dạy của

Khổng Tử khi đi vào đời sống của nhân dân không thể khônggặp những phản ứng gay gắt ban đầu. Với những truyền thống lâu đời của mình trong dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại Nho giáo, đặc biệt là ở tinh thần

nô dịch, tính chất phản nhân đạo của nó. Chúng ta cũng biết rằng, trước khi

mất nước, dân tộc ta đã xây dựng Tổ quốc độc lập của mình với nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Lịch sử đã rèn luyện cho dân tộc ta một tình yêu nước sâu

sắc với những phẩm chất anh hùng trong sản xuất và chiến đấu, với những

quan hệ bìnhđẳng, dân chủ, đoàn kết, nhân ái trong toàn thể nhân dân. Những đức tính ấy đối lập với tinh thần Nho giáo. Vì vậy, khi những phạm trù đạo đức Nho giáo Trung Quốc vào Việt Nam, có những phạm trù đạo đức được

các nhà nho Việt Nam tiếp thu, phát triển, nhưng cũng có những phạm trù đạo đức ít được đề cập.

Truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam không giống nội dung nhân

vì nhà vua là nội dung trung tâm của họcthuyết nhân nghĩa của Khổng Tử, thì

ở Việt Nam, trong thời kỳ dựng nước, quan hệ vua tôi là quan hệ giữa quần

chúng nhân dân với người lãnh đạo chiến đấu của mình. Thời kỳ giữ nước, nhân dân ta hướng về các vua Lý, vua Trần, hướng về Lê Lợi mười năm nếm

mật nằm gai cùng nhân dân, hướng về vị vua áo vải, cờ đào Quang Trung. Đó

là những tình cảm lành mạnh được xây dựng trên tinh thần yêu nước sâu sắc

của nhân dân ta. Tình cảm ấy hoàn toàn xa lạ với thái độ sợ hãi và tôn sùng một vị hoàng đế được thần thánh hóa và đối lập với nhân dân.

Nguyễn Trãi - vị anh hùng dân tộc, sinh ra trong một gia đình nhà Nho,

được nuôi dưỡng bằng những câu chữ của nhà Nho từ trong sữa mẹ. Cả cuộc đời ông luôn suy tư trước nỗi đau khổ của nhân dân. Ông là người ý thức sâu

sắc về nền văn hiến của nước nhà được đánh dấu ở “núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác ”. Phong tục của một dân tộc nói lên lối sống

của dân tộc ấy. Sức mạnh của một dân tộc luôn thể hiện ở sự bền vững của

những phong tục tốt đẹp nhất. Lối sống lâu đời của dân tộc ta là tình yêu

thương chân thành giữa nhân dân lao động, là sự gắn bó chặt chẽ với nhau, là tấm lòng thương người như thể thương thân, là giúp đỡ lẫn nhau, lúc hoạn nạn

thì "chị ngã em nâng”, lúc khó khăn thì "nhường cơm sẻ áo”. Chính vì vậy

trong mở đầu bài "Đại cáo bình Ngô” , Nguyễn Trãi đã viết: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nếu Nhân, Nghĩa của Khổng Tử được thể hiện trong mối quan hệ vua

tôi, cha con, chồng vợ,anh em, bạn bè,ở nghĩa vụ trung thành tuyệt đối trong

quan hệ vua tôi, ở nghĩa vụ tôn thờ một cách mù quáng vị Hoàng đế của mình - người thay trời mà thống trị nhân dân cả nước trong thiên hạ, thì dân tộc

Việt Nam không thừa nhận nhân nghĩa theo kiểu ấy. Nguyễn Trãi đã nhấn

mạnh yêu cầu đầu tiên của nhân nghĩa là yên dân, là thương dân và giúp dân

trừ bạo. Nhân dân ta quý trọng nhân dân các nước láng giềng và cũng từ đó

đem quân và xâm chiếm nước ta thì lập tức nhân dân ta coi bọn chúng là quân

cường bạo. Trong quan hệ bang giao bình thường, Nguyễn Trãi sẵn sàng gọi

họ là đại nhân, là tiên sinh, nhưng khi chúng ngoan cố thì sẵn sàng chỉ vào mặt: "Bảo cho mày giặc giữ Phương Chính: ta nghe một danh tướng quý nhân

nghĩa mà khinh quyền mưu. Chúng mày quyền mưu còn chưa đủ há nói gì nhân nghĩa” [58, tr.132]. Kể cả Hoàng đế nhà Minh ngồi cao chín bệ, khi đã

xâm lược Việt Nam, Nguyễn Trãi cũng gọi tên ra mà mắng: "Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng” [58, tr.41]. Nhân nghĩa của dân tộc ta

cũng là chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhân dân ta. Suốt bốn nghìn năm đương đầu với một kẻ địch luôn luôn ỷ lại vào nước lớn, người đông, nhân

dân ta vẫn:

"Rốt cục, đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

Chính Nguyễn Trãi là người đã nêu cao lá cờ nhân nghĩa, dùng nhân nghĩa làm vũ khí để đánh giặc và trị nước. Nguyễn Trãi cho rằng, đánh giá

một việc gì lớn thì hãy xem nó đúng với nhân nghĩa hay không, nếu đúng thì lớn, nếu trái thì dầu gì cũng không phải là lớn; đánh giá hành động một người,

hãy xem hành động ấy có biểu hiện nhân nghĩa không, nếu phải thì người ấy

có công, nghĩa càng lớn thì công càng to, bằng không biểu hiện nhân nghĩa thì

cho dù hành động kinh thiên đi nữa cũng chưa chắc được gọi là công trạng,

ông viết: "phàm việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy

nhân nghĩa làm đầu”[58, tr.146]. Nhưng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi bắt nguồn

từ truyền thống yêu nước của nhân dân ta, khác với nhân nghĩa của Khổng

Tử. Nếu nhân nghĩa của Khổng Tử bao giờ cũng đứng về phía "thiên tử ” của

Trung Quốc thì Nguyễn Trãi còn coi sự xâm lăng của thiên tử ấy là cường

bạo, là hung tàn. Nhân nghĩa của Nho giáo là đạo đức nhân nghĩa chung chung (nhân là yêu người, nghĩa là điều nên làm). Nhân nghĩa khi vào Việt Nam đã được Nguyễn Trãi xác định rõ đối tượng và yêu cầu. Đối tượng của

mất nhà tan. Yêu cầu của "nghĩa” ở đây là hành động chiến đấu để giải phóng đất nước đang bị quân thù giày xéo để trả nợ nước đền ơn dân. Hai chữ nhân

nghĩa từ trong phạm vi quan hệ cá nhân với cá nhân (quân thần, phụ tử, phu

phụ, bằng hữu.., mà quân thần là chủ yếu) đã bị tháo tung ra đặt trên quan hệ người dân đối với đất nước, dân tộc: nhân đối với dân, nghĩa đối với nước,

càng nhân tức là càng yêu dân tha thiết lại càng phải nghĩa tức là càng phải

chiến đấu kiên cường đem lại hạnh phúc cho nhân dân.

Bên cạnh quan niệm về nhân nghĩa, Nguyễn Trãi cũng nói rất nhiều về

trung hiếu, về nghĩa quân thần và đạo phụ tử. Ông viết: "Bui có một niềm trung hiếu cũ,

Chẳngnằm thức dậy nẻo ba canh” [58, tr.327].

Trung hiếu là lẽ sống của Nguyễn Trãi, là phẩm chất "mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen”. Cũng là trung hiếu như mọi nhà nho, nhưng trung

hiếu ở ông lại mang một nội dung truyền thống của dân tộc Việt Nam. Quan

niệm của ông khác hẳn với quan niệm được rút ra từ sách vở của nho giáo.

Cũng là dễ hiểu bởi Nguyễn Trãi ra đời và lớn lên trong những ngày đen tối

của đất nước: đồng bào khắp mọi miền đang rên xiết dưới sự tàn bạo của quân xâm lược; nền văn minh của nước Đại Việt đang bị đập nát; biết bao con dân đất Việt đã ngã xuống, không khuất phục trước quân thù. Vẫn còn đây sông

Bạch Đằng lịch sử, nơi hàng vạn chiếc thuyền giặc từng bị đánh đắm giữa

lòng sông. Cũng vừa mới đây, nhân dân ta đã ba lần đánh gục kẻ thù hung hãn nhất. Chính với ý thức đó về Tổ quốc mình, Nguyễn Trãiđã có quan niệm sâu

sắc về trung và hiếu.

Ở Khổng giáo, trung là trung với ông vua của mình, trung với dòng họ

nhà vuaấy. Các nhà nho thời xưa ở Trung Quốc không có ý thức về Tổ quốc. Người nào nuôi họ tử tế thì họ thờ phụng và coi đó là trung. Nguyễn Trãi với

truyền thống dân tộc không bao giờ quan niệm trung là trung với một dòng họ. Tổ quốc theo ông không phải của riêng một triều đại mà của toàn thể nhân dân. Nhân dân bảo vệ Tổ quốc mình và ủng hộ bất cứ ai chiến đấu cho sự

nghiệp của Tổ quốc. Dù người đó là Thục Phán ở miền núi xuống, dù người đó là Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư ra, nhân dân đều ủng hộ họ nếu họ chiến đấu

cho Tổ quốc. Các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần đã từng nối tiếp nhau để

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là bởi họ đã tranh thủ được sự đồng tình của toàn thể nhân dân. Từ chính minh chứng cuộc đời mình, Nguyễn Trãi chẳng ngại

mình là cháu ngoại của nhà Trần, lại đỗ tiến sĩ và làm quan Ngự sử của triều

cũ, ông đã tình nguyện suốt đời chiến đấu trung thành dướicờ của Lê Lợi. Đến Bùi Huy Bích - một nhà Nho của thế kỷ 18, được bồi dưỡng về

Nho giáo từ thủa lọt lòng, quan niệm về Hiếu là nghĩa vụ của con cháu đối

với việc thờ cúng và giữ gìn mồ mả của tổ tiên. Khi đã thờ cúng là phải có

lòng thành kính. Đối với mồ mả không nên tin ở thuyết phong thủy mà chỉ

cần xây dựng sao cho được cao ráo, sạch sẽ và tồn tại lâu dài với thời gian. Ông răn dạy con cháu phải chăm chú trau dồi kiến thức và đức hạnh, phải làm

được nhiều điều thiện. Trong họ, trong làng phải giữ gìn tình yêu thương nhường nhịn lẫn nhau giữa anh chị em, tránh mọi sự xích mích. Trong các tác

phẩm của mình ông nói nhiều về đạo Hiếu trong gia đình để răn dạy con cháu

những đức tính tốt đẹp, những tấm gương Trung Hiếu Tiết Nghĩa của tổ tiên. Về Trung: Ông giữ trọn vẹn tấm lòng thần tử với vua Lê chúa Trịnh

thời bấy giờ. Đối với ông, từ lúc thi đỗ đến lúc thôi làm quan ông luôn được

chúa Trịnh tin dùng. Với lòng trung hiếu, thủy chung của một nhà Nho, ông biết ơn và mong báo đáp. Ông căn dặn con cháuvề Hiếu với cha, Trung với chúa:

Từ xưa các chúa muốn chuyên quyền tức phải chiếm ngôi vua. Nhà Trịnh nắm giữ chính quyền hơn mười đời lâu đến 200 năm mà ngôi vua của nhà Lê không đổi. Đó là một việc xưa nay chưa từng có.

Khoảng giữa đời Lê, từ khi có chúa lên cầm quyền thì các cụ tổ ta và ta đều thờ phụng cả [58, tr.409].

Cũng như hầu hết các nhà Nho thời bấy giờ, Bùi Huy Bích luôn một

lòng thờ vua và kính chúa. Lòng thờ kính và tận trung đó còn được thể hiện

đặt tên phải kiêng tên húy của chúa: "Mai đây núi sông có thay đổi thì những tên húy ngày thường ta vẫn kiêng, con cháu đời sau không được dùng làm tên gọi hoặc tên tự. Tên các cụ ta trước và tên thầy học ta cũng phải kiêng như

thế”[58, tr.409].

Suốt cuộc đời mình ông một lòng giữ trọn chữ Trung với chúa và lo

cho đất nước được thanh bình, nhân dânđược ấm no.

Hay như, Nguyễn Đình Chiểu - trí thức xuất thân trong một gia đình nhà Nho. Ngay từ thủa lọt lòng đã bị ràng buộc và rèn đúc trong khuôn khổ

của Nho giáo. Được dùi mài bởi những luận giải của Chu Tử, Trình Tử, ông đã sớm trau dồi những phẩm chất của người quân tử, ước mơ thực hiện lý tưởng "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” và bảo vệ cương thường của chế độ

phong kiến. Những câu cách ngôn của thánh hiền cùng những quy phạm đạo đức, những phương châm xử thế của Nho giáo đã từng ngày, từng giờ thấm sâu trong tư tưởng của ông.

Quan niệm về Nhân nghĩa mà Nguyễn Đình Chiểu thường nhắc tới là bắt nguồn từ quan niệm Nhân nghĩa của Nho giáo. Ông luôn tin tưởng vào nhân nghĩa và khẳng định: "Theo đường nhân nghĩa chi bằng đạo Nho”. Nhân theo cách hiểu của Nguyễn Đình Chiểu có nghĩa là lòng thương người, là tinh thần vị tha, là sự quan tâm đến đời sống của nhân dân. Còn Nghĩa theo ông là có liên hệ với vấn đề trách nhiệm và hành vi đạo đức nhằm bảo vệ trật tự xã hội đã được xác định nhằm duy trì cuộc sống yên lành của mọi người.

Nguyễn Đình Chiểu đã nhào nặn lại khái niệm nhân nghĩa của Nho giáo và gạt bỏ đi những thành phần tiêu cực. Ông đã làm cho những khái niệm ấy

biến đổi về mặt nội dung cho phù hợp với yêu cầu vận dụng của mình. Khái niệm nhân mà ông nói không bao hàm tính chất đẳng cấp và sự phân biệt đối

xử giữa người và người trong xã hội. Nó cũng không bị thần bí hóa và nâng lên thành phạm trù tuyệt đối vượt ra khỏi phạm vi xã hội loài người như các

Hán Nho và Tống Nho đã làm. Nó càng không giống với cái gọi là điều nhân đã trở thành công cụ tư tưởng nhằm biện hộ cho chính sách xâm lược của

nước lớn đối với nước nhỏ, nhằm bào chữa cho sự đầu hàng thỏa hiệp với

giặc ngoại xâm. Khái niệm nghĩa theo Nguyễn Đình Chiểu không phải là nhằm đảm bảo sự an toàn về mặt quyền lợi địa vị của một số ít người giàu có và quyền thế trong xã hội phong kiến. Nghĩa ở ông gắn liền với lợi ích của

nhân dân.

Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào khái niệm nhân, nghĩa những yếu tố

lành mạnh từ trong cuộc sống của nhân dân. Đối với Nguyễn Đình Chiểu,

khái niệm nhân không chỉ được giới hạn trong một số đẳng cấp bên trên như

Khổng Tử. Nhân ở ông đề cập đến tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Lòng thương người ở Nguyễn Đình Chiểu trước hết là lòng thương dân, nhất là

thương các tầng lớp nhân dân nghèo đau khổ, thương những người lương thiện

mà lại gặp bất hạnh và bị chà đạp. Đến những người ăn mày là những kẻ cùng cực bị xã hội khinh rẻ cũng không đứng bên ngoài lòng yêu thương của ông:

"Đứa ăn mày cũng trời sinh,

Bệnh nào cứu đặng, thuốc đành cho không” [58, tr.525].

Lòng thương yêu con người của Nguyễn Đình Chiểu bộc lộ một cách

rõ ràng hơn khi ông ở địa vị của người thầy thuốc. Đối với việc trị bệnh cho dân ông đã đau cái đau của người bệnh, từ đó ông đề ra cho mình sứ mệnh

"giúp công hóa đức, giúp bày dân đen”. Ông còn đặc biệt dành tình yêu

thương sâu sắc cho những người có tài, có đức, có khí tiết trong sạch nhưng

lại không được triều đình trọng dụng hoặc bị oan uổng hay gặp nạn, điều này

được ông phản ánh qua những nhân vật trong tác phẩm của mình, đó là Vân

Tiên, Nguyệt Nga, Kỳ Nhân Sư… .

Nho giáo quan niệm việc thi hành điều nhân chủ yếu là thuộc về người

quân tử và tầng lớp thống trị trong xã hội. Ở Nguyễn Đình Chiểu thì không những các bậc hàn sĩ tài đức và trong sạch như Lục Vân Tiên, Kỳ Nhân Sư có

lòng thương người mà các tầng lớp thường dân nghèo hèn như ông Ngư, ông

Tiều, hay chú Tiểu đồng lại càng là những người có lòng ưu ái và tích cực

không xuất phát từ lợi ích của bản thân, không giống như Khổng Tử nói: "mình muốn lập thânthì cũng phải giúp cho người lập thân, mình muốn thành

đạt thì cũng phải giúp cho người thành đạt ”. Các nhân vật của Nguyễn Đình Chiều như Lục Vân Tiên hay Hớn Minh không như vậy, họ sẵn sàng vứt bỏ

công danh, hy sinh tính mạng để cứu giúp những người hoạn nạn. Họ làm việc đó là vì lòng nhân ái.

Khi Nguyễn Đình Chiểu vận dụng khái niệm nghĩa của Nho giáo cũng

vậy, đã có những thay đổi lớn về mặt nội dung và thể hiện được những giá trị đạo đức đầy sức sống trong quan hệ phong phú giữa nhân dân lao động. Hầu

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 57 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)