Không giống như các phạm trù đạo đức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín,
Trung, Hiếu, được Nho giáo đặc biệt bàn luận nhiều. Cụm phạm trù đạo đức
Cần, Kiệm, Liêm, Chính chỉ xuất hiện lẻ tẻ trong các tác phẩm của nhà nho.
Về Cầ n: Phạm trù này lần đầu tiên xuất hiện trong “Luận ngữ”, sách
ghi chép lại những lời nói của Khổng Tử. Nhưng ở đó chưa có sự giải thích. Trong chươngthứ mười tám: Vi tử, sách “Luận ngữ” có đề cập đến một nghĩa đó là: “Tứ thể bất cần, ngũ cốc bất phân” (tay chân chẳng siêng cần, không phân biệt được năm giống lúa) [14, tr.290-291]. Còn trong sách “Xuân thu tả
tâm, tận lực. Nghĩa thứ hai là đối xử trọng hậu giống như cách nói “Tề phương cầu ngã” (Phía Tề đối xử trọng hậu với ta). Sách “Thuyết văn giải tự”
(thời Hán) lại giải thích Cần là chỉ sự lao động khó nhọc, vất vả, cần mẫn,
gắng sức để đạt được kết quả. Sách này nói: “Cần giả, hữu sự tắc thụ chi”
(nghĩa là người có đức tính cần, khi có việc thì nhận lấy làm ngay) và chú
thích: “chấp bao nhục chi sự dã” (đón lấy sự khó nhọc). Cần tức là “làm việc,
làm lụng”, là chỉ sự siêng năng, chăm chỉ, làm việc với năng suất cao.
Cần là đặc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của loài người. Những ai xa
cách với cần, khinh thị chữ cần, quay lưng với cần thì những kẻ ấy cũng sẽ đi ngược với đức tính căn bản của loài người. Nguyễn Đức Đạt trong sách
"Khổng tông tử ” đã trích lục: "Kế của một đời làở điều cần. Kế của một năm
là ở mùa xuân. Kế của một ngày là ở giờ dần” [40, tr.149]. Ý muốn truyền đạt: ngày nay phải dậy sớm mà bắt tay làm lụng, mùa đông qua, mùa xuân đến thì phải sớm lo liệu cấy cày, không được trễ nải, cả năm phải siêng năng
làm việc sẽ gặt hái được nhiều.
Cần trong lao động sản xuất, xưa gọi là “cần lao”; Cần trong việc học hành xưa gọi là “cần học”; Cần trong việc hành chính, cai trị, xưa gọi là “cần chính”; Cần trong nghề nghiệp, chức trách, xưa gọi là “cần nghiệp”.
Về Kiệ m: phạm trù Kiệm trong thư tịch cổ vốn có nghĩa là “ước”, tiết chế để không lãng phí. Sách “Nhan thị gia huấn” nói: kiệm là lấy dè sẻn làm điều lễ.
Sách “Đại học”, Khổng Tử nói: “Sinh tài hữu đại đạo: sanh chi giả chúng, thực
chi giả quả, vi chi giả tật, dụng chi giả thư; tắc tài hằng túc hỹ” (Muốn cho trong nước được nhiều của cải, có cái phương pháp trọng đại này: số người làm việc
sanh lợi ngày càng nhiều, số người ăn xài phung phí ngày càng ít; những kẻ làm ra của phải cho mau mắn siêng cần, những kẻ tiêu dùng phải cho thư thả từ từ. Như vậy, tự nhiên trong nước tài sản thường đầy đủ” [12, tr.32-33].
Người biết giữ mình cẩn trọng, tiết kiệm tiêu dùng để nuôi dưỡng cha
mẹ, như thế là biết đạo hiếu đễ, biết trọng lễ nghĩa. Bàn về Kiệm, Mạnh Tử
Người cung kính chẳng hề khinh khi ai, người kiệm ước chẳng hề
chiếm đoạt của ai. Một vị vua mà khinh khi người và chiếm đoạt
của người, lúc nào cũng lo sợ người ta chống cự mình thôi. Như
vậy, làm sao được gọi là người cung kính và kiệm ước? Muốn trở nên người cung kính và kiệm ước, há chỉ dùng giọng nói và dáng
cười không mà thôi sao? [16, tr.27].
Nhìn chung, Nho giáo khi bàn về việc sử dụng tiền của thường dạy cho con người phải kiệm, ước.
Về Liêm: Nho giáo quan niệm Liêm là một phẩm chất cần có của người
làm quan, không dựa vào quyền thế, địa vị để bòn rút của công và vơ vét của
dân. Trong các sách của Nho giáo có đề cập đến phạm trù này. Sách “Luận
ngữ”, Khổng Tử nói: người mà không liêm không bằng súc vật. Trong Mạnh
Tử (quyển Thượng), khi bàn về Liêm, Mạnh Tử đã chê đức liêm của Trần
Trọng Tử (người muốn đời khen mình là nhà liêm khiết, nhưng có cách cư xử
không hợp nghĩa), ông viết:
Này Trọng Tử, đồ của mẹ cho thì chẳng ăn, nhưng đồ của vợ mua
thì ăn. Dinh thất của anh thì chẳng ở, nhưng nhà cửa ở Ô Lăng thì
ở. Như vậy làm sao được tròn cái đức liêm của mình? Như Trọng
Tử đó, muốn cho đầy đủ tiết tháo thanh liêm của mình, ắt người
phải làm con trùng đất mới được! [15, tr.213].
Mạnh Tử cho rằng: nếu ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy. Đến Chu Hy đời Tống, khi giải thích về Liêm của sách “Mạnh Tử” có nói “Liêm hữu phân
biện, bất cẩu thủ dã” (nghĩa là: liêm là có phân biệt rõ, không lấy một cách
cẩu thả).
Về Chính: Theo quan niệm đạo đức Nho giáo, Chính nghĩa là thẳng, là chính trực, chính đáng, đúng với chức vụ, không thiên lệch. Được bắt nguồn
từ trong đạo đức Nho giáo, và xuất hiện trong các tác phẩm của Nho gia, như trong “Kinh thư”, “Luận ngữ”.... Theo đó, Chính có nghĩa là thẳng, không
thắn mẫu mực gọi là “tiên chính” (Kinh lễ); Làm đúng chức vụ gọi là “chính danh” (Luận ngữ).
2.2. N I DUNG M T S PH M TRÙ C B N C A O C NHO GIÁO VI T NAM