Môi trường gia đình quê hương

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 73 - 76)

Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo có truyền

thống yêu nước. Tư tưởng đạo đức của quê hương (nết đất) và của gia đình (nếp nhà) đã cóảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng đạo đức của bản thân Người.

Những tấm gương gia đình xứ Nghệ và đặc biệt ở ngay trong gia đình Hồ Chí Minh đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn, lý tưởng của Người từ lúc sinh

thời đến khi trưởng thành.

Trong bài “Thăm một chiến sĩ cộng sản quốc tế” đăng trên báo “Đốm

lửa” của Liên Xô (cũ), ngày 23 tháng 12 năm 1923, nhà thơ Ôxíp Manđenstam đã ghi lại lời của Hồ Chí Minh với tác giả như sau: “Đồng chí

cũng biết đấy, Đạo Khổng không phải là một tôn giáo, nói cho đúng hơn thì

đó là một môn dạy đạo đức và phép xử thế. Và xét về căn bản, thì đạo Khổng

cũng thuyết giáo sự hòa mục xã hội” [125, tr.88].

Năm 1935, trong bản tự khai lý lịch của Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ

7 Quốc tế Cộng sản ở Matxcơva, Người ghi: - Thành phần xuất thân: gia đình trí thức. - Trìnhđộ học vấn: tự học [Trích theo 4].

Hồ Chí Minh tự giới thiệu rằng, Người xuất thân từ một “gia đình trí thức” Việt Nam, điều ấy có nghĩa vào cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX,

trong tuổi thiếu niên, Người đã theo học nền Nho học vẫn lưu truyền hàng nghìn năm với các Tứ thư, Ngũ kinh của Đạo Khổng. Hồ Chí Minh đã nêu rõ,

ở khắp nước ta lúc đó, khi nền tân học chưa hình thành trên đất Việt Nam, thanh niên trong các “gia đình nhà Nho” đều chỉ có thể theo học Đạo Khổng. Ở nước ta, trong những năm đèn sách của Người thời trẻ, các thanh niên đều “tự học” với các thầy dạy “tại gia” trong những lớp học ngay ở nhà thầy (các ông đồ) hoặc tại gia đình mình, khi Việt Nam chưa có một hệ thống trường

quốc lập. Cũng như hàng nghìn năm trước đó, nền Quốc học của ta theo Đạo

Khổngvẫn thông qua nền gia giáo ấy, với bút nghiên và chữ Nho, lấyTứ thư,

Ngũ kinh làm sách giáo khoa cơ bản.

Tại Việt Nam, đối với các gia đình nhà Nho, vấn đề giòng dõi tứcgia thế

có ý nghĩa quan trọng về nguồn gốc xuất thân như Hồ Chí Minh đã tự giới

thiệu khi còn trẻ. Gia thế có nghĩa là sự kế truyền của các thế hệ trong gia đình, và đối với các gia đình đó thì tầm quan trọng của gia thế là ở sự kế

truyền nền Nho học mang tư tưởng nhân nghĩa. Cho nên, khi Hồ Chí Minh tự

giới thiệu rằng Người xuất thân từ một gia đình nhà Nho, điều ấy cũng đã

đồng thời nêu lên cả gia thế của Người trong thời niên thiếu, với nền Nho học mà Người được thừa kế.

Cụ tú Hoàng Xuân Đường, ông ngoại của Người là một nhà Nho thanh bạch, dạy học tại gia và có nhiều tròđỗ cao. Thân phụ của Người là ông Nguyễn

Sinh Sắc đã đỗ cử nhân và phó bảng, vốn nổi tiếng là một bậc túc nho, có học

vấn uyên thâm và đạo đức cao thượng. Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan, khi

còn trẻ đã được cha mẹ trực tiếp dạy cho học sách Nho. Chị cả của Người là Nguyễn Thị Thanh tức Bạch Liên, tuy không được học nhiều như hai em trai, nhưng cũng rất thông hiểu chữ Nho và đạo Nho do bà ngoại và mẹ dạy bảo. Anh

trai của Người là Nguyễn Sinh Khiêm tức Nguyễn Tất Đạt đã được học một lớp

với em do chính người cha ngồi dạy tại gia ngay giữa kinh đô Huế, và cũng đã học đủ cảTứ thư và Ngũ kinhtuy không đi theo đường khoa bảng.

Như vậy, trong những năm ấu thơ, Người đã được nuôi dưỡng theo

truyền thống gia thế tốt đẹp đó. Sống bên cạnh người cha làm nghề dạy học, Người được cha giảng dạy những sách kinh điển của Nho giáo, được nghe cha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và bạn bè của cha bàn luận về những tư tưởng triết học và đạo đức trong các

sách vở thời xưa. Trong thời gian và môi trường ấy, Người nắm được những quan điểm cơ bản của Nho giáo. Người am hiểu và thuộc lòng những bài thơ

hay của Lý Bạch, Đỗ Phủ (Trung Quốc) và của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du (Việt

Nam). Nên không phải ngẫu nhiên về sau, Người có nhiều nhận định sâu sắc về

giáo lý của Khổng Giáo, cũng không phải ngẫu nhiên mà Người viết báo và sáng tác cả một tập thơ bằng tiếng Trung Quốc (tập Nhật ký trong tù).

Đối với quê hương Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An, trước hết đó là vùng

đất nổi tiếng Nho học sau thì nổi tiếng là vùng cách mạng. Quê hương đã trang bị cho Người một vốn tri thức Hán học, Quốc học và tấm lòng yêu nước

nồng nhiệt. Quê hương của Người cũng là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử

gắn liền với truyền thống cứu nước của dân tộc: với Núi Chung là nơi Vương

Thúc Mậu họp nghĩa quân cắt máu ăn thề, dựng cờ Cần Vương theo hịch

Hàm Nghi; với Giếng Cóc, với ao làng Sen, với nghĩa quân anh hùng Nguyễn Sinh Quyên đã dũng cảm hy sinh cho quê hương đất nước. Phía tây núi Chung là nơi Mai Hắc Đế xây thành Vạn An sau khi đánh đuổi quân đô hộ nhà Đường; Phía bắc núi Chung là nơi nghĩa quân tế cờ mở đầu khởi nghĩa

Giáp Tuất của văn thân, từ đó kéo ra chiếm Diễn Châu; Phía đông là quê

hương của Quang Trung - Nguyễn Huệ. Quê hương của Người đúng là vùng tập trung nhiều di tích lịch sử cứu nước. Sinh ra và lớn lên ở đó, Người sớm có điều kiện để nung nấu lòng yêu nước chống ngoại xâm.

Vùng đất này tuy khô cằn sỏi đá nhưng con người thì cần cù tiết kiệm.

Viết về “dòng sông văn hóa” xứ Nghệ, GS.Ninh Viết Giao đã trích trong

“Nghệ An ký”: “xứ Nghệ An đất xấu dân nghèo kém xa bốn trấn, nhưng

phong tục mà được thuần hậu là nhờ ở chỗ đó, vì nghèo nên tập được tinh

thần nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, lấy sự cần kiệm tiết ước làm đầu” [41, tr.21-22]. Chính vì thế đã hình thành nên trong con người Hồ Chí Minh một ý

chí, nghị lực, bản lĩnh phi thường để vượt qua bao gian nan khó nhọc trên con

Tắm gội trong dòng sông văn hoá đó, Bác Hồ, với trí thông minh

tuyệt vời, nghị lực lớn lao và lòng yêu nước nảy nở sớm ngay từ nhỏ đã thu vào mình những tinh hoa của xứ sở, những trăn trở của khổ đau, những ưu tư dào dạt, những mơ ước khát khao, những căm uất

giận hờn, những quyết tâm sắt đá của bao kiếp sống, bao nỗi niềm quê hương đã được thể hiện trong văn học dân gian, văn học thành

văn, nhất là trong cuộc sống mà dòng sông văn hoá đã mang theo... ... Khi đã trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác vẫn giữ cái nếp cần

kiệm, thanh bạch, giản dị bất kể hoàn cảnh nào. Một con người sống

mấy chục năm xa nơi chôn nhau cắt rốn mà không bao giờ quên phong vị thân thuộc của tương Nam Đàn, cà Nghi Lộc, cá kho khô, bát nước vối và nhớ đến chợ Sa Nam, làng Đông sơn, xã Hữu Biệt,

rú Ngọc Đình... [41, tr.23].

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 73 - 76)