Hồ Chí Minh đã hiện thực hóa một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo được Người kếthừa, phát triển vào trong hoạt động

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 117 - 124)

thực tiễn cách mạng của mình

Đạo đức Hồ Chí Minh không phải là thứ đạo đức chỉ để tu luyện, mặc

dù tu luyện không phải là việc dễ dàng. Đó là đạo đức của hành động và chỉ có thông qua hành động cách mạng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mới thể hiện hết được giá trị của mình. Người có đạo đức là người ý thức được rõ ràng mình cần

phải làm gì và mình sẽ đi đến đâu. Đó là sự nghiệp to lớn của cả dân tộc, nói

rộng ra là cả nhân loại, mà mỗi người phải thấy hết vị trí của mình và hànhđộng

hết sức mình cho sự nghiệp chung của dân tộc và nhân loại.

Quan điểm đạo đức Hồ Chí Minh rất nhân bản và cũng rất thực tế. Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, người lao động sáng tạo ra của cải vật

chất và tinh thần của xã hội chiếm một địa vị trọng yếu. Chính tư tưởng coi trọng lao động ấy đã khiến cho đạo đức Hồ Chí Minh có một khả năng động viên rộng

lớn sự đóng góp của toàn xã hội vào sự nghiệp chung (nó hoàn toàn khác biệt

với Nho giáo là chỉ coi trọng lao động trí óc và coi thường lao động chân tay). Trong sự nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã nêu cao tấm gương học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức và Người cũng đòi hỏi như vậy đối với các thế hệ con người Việt Nam. Qua việc kế thừa và phát triển sáng

tạo một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo đã nêu trên, chúng ta đều

nhận thấy rõ tính thực hành đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức Hồ

Chí Minh được thể hiện một cách rõ nét.

Tiếp thu những yếu tố tích cực của đạo đức Nho giáo, kết hợp với

truyền thống đạo đức của dân tộc được thể hiện qua các gương đạo đức của

thống đạo đức tốt đẹp đó. Hồ Chí Minh phát triển sáng tạo lên ở tính chất thực hành đạo đức. Người đặc biệt khai thác những chuyện người thật, việc thật người tốt, việc tốt rất phong phú trong cuộc sống đời thường. Điều cốt yếu

nhất là Hồ Chí Minh rất chú trọng thực hành đạo đức, nêu một tấm gương

sinh hoạt chính tâm, khắc kỷ, đó là điều hiếm thấy trong các nhà đạo đức gia.

Thực hành đạo đức cách mạng được thể hiện trên ba nguyên tắc: nói đi đôi với làm, xây đi cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời đã được Hồ

Chí Minh quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Nói đi đôi với làm là thể hiện sự

thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Nói đi đôi với làm thể hiện

bằng kết quả công việc. Kết quả công việc là thước đo sự cống hiến của mỗi người. Nói đi đôi với làm còn là biểu hiện của sự gương mẫu, trung thực,

trong sáng của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân. Nói đi đôi với

làm là phải nói đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không được xuyên tạc, nói sai; là không được “nói một đằng, làm một nẻo”; không được nói nhiều làm ít hoặc nói mà không làm. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được; nếu nói rằng phải cần, kiệm, liêm, chính mà bản thân mình lại lười biếng, không hoàn thành công việc được

giao, luôn tìm cách tham ô tiền của Nhà nước và nhân dân, không tiết kiệm,

sống hoang phí trong khi cuộc sống của nhân dân còn thiếu thốn thì những lời nói đó không có tác dụng. Người viết: “Nếu chính mình tham ô mà bảo người

khác liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng,

trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được” [86, tr.98].

Nói đi đôi với làm là không được hứa mà không làm. Lời hứa chỉ có

giá trị khi gắn liền với việc làm cụ thể. Làmở đây chính là hành động, là hoạt động thực tiễn, là tổ chức thực hiện, đưa chủ trường, đường lối của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Hồ Chí Minh cho rằng: “Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra

lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng” [83, tr.290]. Đối với người làm công tác dân vận thì “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi

viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc” [84, tr.233-234].

Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã thực hiện một cách nghiêm

túc và đầy đủ thực hành đạo đức cách mạng nói đi đôi với làm. Ở Hồ Chí

Minh, lý luận đi cùng thực tiễn, nói là để làm, làm phải đúng như điều đã nghĩ, đã nói. Người thường nói ít làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người

không nói mà chỉ làm. Người quan niệm, muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm gương cho người ta bắt chước, “tự mình phải chính trước, mới giúp

được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý” [84, tr.130]. Từ chính cuộc đời của Hồ Chí Minh đã có rất nhiều câu

chuyện cảm động về việc nêu gương trong thực hành đạo đức cách mạng nói đi đôi với làm.

Năm 1945, đứng trước nạn đói trên toàn miền Bắc, Người đề xuất toàn dân tiết kiệm gạo để giúp đồng bào bị đói, Người kêu gọi: “Tôi xin đề nghị

với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa,

mỗi tháng nhịn ăn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo” [82, tr.33]. Đạo lý này, lẽ sống này hẳn sẽ là một tấm gương soi sáng cho đất nước ta

trong việc thực hiện mực tiêu của Đảng đề ra: xóa đói, giảm nghèo.

Người khuyên cán bộ phải cần, kiệm, liêm, chính thì chính Người đã sống rất giản dị, thanh bạch. Những năm sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch,

khi kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân còn nghèo khổ, mọi người ăn cơm độn ngô, khoai, sắn, thấu hiểu nỗi khổ đó của nhân

dân, Người đề nghị nhà bếp: cán bộ, nhân dân ăn độn bao nhiêu phần trăm thì cũng nấu cơm độn cho Người từng ấy, giống như cán bộ, nhân dân. Hay trong các chuyến đi thăm cơ sở, nhất là các chuyến đi trong ngày, Người thường mang theo cơm nắm muối vừng vì không muốn phiền hà đến các địa phương

Khi đã nhận cương vị người đứng đầu đất nước, Người vẫn giản dị

trong nếp sống và sinh hoạt khi khước từ ở ngôi nhà sang trọng thuộc thời

Toàn quyền Đông Dương trước đây, mà chỉ ở ngôi nhà của người công nhân

phục vụ Toàn quyền thời đó; đi dép lốp, mặc áo vá vai, dùng chiếc ô tô cũ và

coi đó là cái phúc của dân, không được bỏ cái phúc đó đi. Mùa hè nóng bức, Người dùng chiếc quạt lá cọ, với mục đích để dành điện phục vụ cho sản xuất, dành điện phục vụ cho nhân dân. Tất cả những việc làm đó của Hồ Chí Minh

đều nhằm thực hiện điều Người nói: “Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật

liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy,

chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân. Muốn làm như vậy, chúng ta

phải cố gắng thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính” [87, tr.145]; “Ai chẳng

muốn no cơm ấm áo. Nhưng sinh hoạt vật chất, hết đời người đó là hết. Còn tiếng tăm xấu hay tốt, sẽ truyền đến ngàn đời về sau” [83, tr.537].

Có thể nói rằng, cả cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời

về thực hành đạo đức cách mạng. Tấm gương đó còn sáng mãi cho muônđời

con cháu học tập và noi theo.

Qua phân tích việc kế thừa và phát triển một số phạm trù cơ bản trên của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, có thể rút ra những điểm chung nổi bật sau: Thứ nhất, trong hệ thống quan điểm đạo đức

của Nho giáo và đạo đức Hồ Chí Minh đều coi đạo đức là gốc của con người và đều xem trọng tu dưỡng đạo đức. Khổng Tử quan niệm, từ thiên tử đến thứ dân đều phải coi tu thân là việc hàng đầu và coi đạo đức là gốc, của cải là ngọn. Hồ Chí Minh đã tiếp thu và đánh giá cao tư tưởng này, Người cho rằng: người cách mạng phải có đạo đức làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm

vụ cách mạng vẻ vang. Nho giáo chủ trương đức trị nên rất quan tâm đến việc tu dưỡng đạo đức của người quân tử, kẻ sĩ. Hồ Chí Minh không chủ trương đức trị, nhưng luôn xem đạo đức là gốc, nên Người không chấp nhận bất kỳ người cán bộ cách mạng nào thiếu đạo đức cách mạng.

Thứ hai, trong tư tưởng đạo đức Nho giáo và tư tưởng đạo đức Hồ Chí

được phẩm chất, Nho giáo chủ trương “khắc kỷ phục lễ”, phải tu dưỡng theo tam cương, ngũ thường. Mạnh Tử yêu cầu tu dưỡng đạo đức phải đạt tới phú

quý bất chính không ham, nghèo khó không bị chuyển lay và uy vũ không

khuất phục. Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình

thường nhắc lại câu nói đó của Mạnh Tử. Người chủ trương một xã hội tốt đẹp, giàu có, hạnh phúc cho tất cả mọi người, vì vậy tư tưởng của Hồ Chí Minh đối lập với tư tưởng “khắc kỷ phục lễ” của Nho giáo. Song, con đường đấu tranh cho xã hội tương lai lại đầy chông gai, gian khổ và hy sinh. Người

cách mạng cần phải được tôi luyện để có sức mạnh mới hoàn thành được các

nhiệm vụ cách mạng giao phó.

Bên cạnh những điểm chung nổi bật trên, khi tiếp thu tinh hoa, hạt nhân

hợp lý trong tư tưởng đạo đức Nho giáo, Hồ Chí Minh đã vạch ra những hạn

chế của tư tưởng này:

Nho giáo nêu năm mối quan hệ chi phối hoạt động của con người: vua- tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn bè, đặc biệt coi trọng quan hệ vua - tôi và quan niệm vua có quyền định đoạt tất cả, kể cả tính mạng của thần dân

theo kiểu “vua xử thần tử, thần bất tử bất trung”; coi lời của vua là “thánh

chỉ” dù đúng hay sai. Đây là kiểu ngu trung, xuất phát từ tư tưởng đạo đức

Nho giáo là phụng sự nhà vua, coi dân chỉ là phương tiện để đạt được sự

thống trị của bậc quân tử. Trong bất cứ luận điểm nào, dù có nói đến “dân vi quý”, đến “khoan” sức dân cũng không phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân

màđólà kế sách sử dụng dân bảo vệ chế độ phong kiến.

Đến Hồ Chí Minh, quan hệ vua - tôi không còn nữa mà được thay thế

bằng quan hệ thiêng liêng, đích thực: quan hệ giữa cá nhân với Tổ quốc, với

nhân dân. Lý tưởng đạo đức của Người là Tổ quốc độc lập, tự do, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Nếu Nho giáo lấy Nhân là gốc, là cơ sở của mọi đức tính khác, là yêu

người, là cái gì không muốn thì đừng làm cho người, từ bụng ta suy ra bụng người là phương thức hành động của người nhân thìở Hồ Chí Minh, Nhân là

thật thà thương yêu đồng chí, đồng bào, Nhân nghĩa là nhân dân. Nếu lấy “bụng ta suy ra bụng người” thì yêu người, giúp người cũng đều là theo ý muốn chủ quan, phụ thuộc cái chủ quan, phụ thuộc vào lợi ích của chủ thể.

Còn lấy nhân dân làm xuất phát điểm của tư tưởng và hành động là thể hiện lý tưởng đạo đức, tính nhân văn cao nhất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Quan niệm này khác hẳn quan niệm tiêu cực của Nho giáo khi giải quyết mối

quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng, cá nhân với cá nhân.

Điểm khác biệt và đồng thời là cái mới trong quan niệm đạo đức của

Hồ Chí Minh so với đạo đức Nho giáo cònở chỗ, Người luôn xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mà chỉ ra những đức tính cần thiết cho từng đối tượng cụ thể.

Như vậy, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và tư tưởng đạo đức Nho giáo

khác nhau về bản chất và đối lập nhau từ lý tưởng đạo đức đến các tiêu chuẩn

cụ thể. Hồ Chí Minh đã khai thác, sử dụng những nhân tố hợp lý trong tư tưởng đạo đức Nho giáo (thông qua các phạm trù đạo đức cơ bản) - cái vốn

phục vụ cho xã hội phong kiến, cải tạo và phát triển chúng lên trình độ mới

thành những phương châm chỉ đạo hành động phục vụ cho cách mạng, cho

tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân lao động. Những nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh luôn dựa trên cơ sở yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt

Nam, phản ánh tính tiến bộ và nhân văn sâu sắc, là thể hiện sinh động nguyên tắc mácxit: lý luận luôn gắn liền với thực tiễn.

Tiểu kết chương 3

Khi sử dụng những phạm trù đạo đức Nho giáo, Hồ Chí Minh đã giữ lại

những gì tốt đẹp nhất trong đó, lọc bỏ những điều không phù hợp và đưa vào

những nội dung mới đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Mỗi phạm trù đạo đức Nho giáo, qua lăng kính chọn lọc của

Hồ Chí Minh đều được Người giải thích rất cụ thể và dễ hiểu với mọi người. Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã thực hiện đúng điều mà các

Nho, nhưng khác với các nhà Nho là Hồ Chí Minh đã hướng nội dung Trung,

Hiếu, Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng... về với dân, với nước, với sự nghiệp cách

mạng. Cho nên, từ những nội dung đạo đức cũ, Hồ Chí Minh đã chuyển hoá

thành nội dung đạo đức mới, đạo đức phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của

dân tộc.

Những phẩm chất đạo đức này không những cần thiết với người Việt Nam khi đất nước còn nghèo, còn trong chiến tranh, mà nó càng cần thiết khi đất nước phát triển, xây dựng hoà bình. Thực tế cuộc sống, ai cũng có nhu cầu

nhất định về vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình. Nhưng nếu không

có sự tự điều chỉnh để nhu cầu hợp lý trở thành những đòi hỏi phi lý và nhu cầu vật chất chính đáng trở thành ham muốn quá đáng thì con người sẽ thoái

hoá, biến chất nhanh chóng. Vì vậy, sự cần thiết phải trau dồi các đức tính về

Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Trung, Hiếu, Cần, Kiệm, Liêm, Chính... trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trở thành những phẩm chất tự nhiên của mỗi người, sẽ giúp con người có khả năng tự điều chỉnh nhu cầu và hành vi một

Chương 4

Ý NGH A RÚT RA T VI C K TH A, PHÁT TRI N M T SPH M TRÙ C B N C A O C NHO GIÁO TRONG

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 117 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)