bản của đạo đức Nho giáo, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, đặc biệt nhấn mạnh đến lợi ích cộng đồng
Năm 1927, Hồ Chí Minh viết: “Khổng giáo dựa trên ba sự phục tùng: quân - thần, phụ - tử, phu - phụ và năm đức chủ yếu: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Khổng Tử đã viết Kinh Xuân Thu để chỉ trích những “thần dân nổi loạn” và
“những đứa con hư hỏng” nhưng ông không viết gìđể lên án những tội ác của
những “người cha tai ác” và “những Hoàng Tửthiển cận”. Nói tóm lại, ông rõ
ràng là người phát ngôn bênh vực những người bóc lột chống lại những người
bị áp bức” [80, tr.562]. Theo Hồ Chí Minh, về mặt học thuyết thì tư tưởng của
Khổng Tử là hệ tư tưởng chỉ phù hợp với “một xã hội bình yên không bao giờ thay đổi”, do vậy, trên phương diện hệ thống, nó không thể phù hợp với xã hội mới. Song về yếu tố, nó thiên về triết lý nhập thể, hành đạo giúp đời,
mong muốn thế giới đại đồng có những kỹ năng giáo dục đạo đức tỉ mỉ, mặc
dù không phải nội dung của mọi yếu tố này đều mang ý nghĩa tiến bộ.
Nghiên cứu nội dung của những yếu tố trong học thuyết của Khổng Tử, Hồ Chí Minh đã tách chúng ra khỏi ý thức hệ của giai cấp phong kiến thống trị,
giai cấp từng tạo sự bất bình đẳng về giới tính, thế hệ, giai cấp và dân tộc. Người cũng sử dụng các phạm trù: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín… của Nho giáo,
nhưng đó là Nho giáo đã được Việt hóa, mang rất nhiều yếu tố dân tộc và tam
giáo đồng hành. Những yếu tố này đã được Hồ Chí Minh xây dựng nội hàm cách mạng và hiện tại trong hệ thống tư tưởng của mình. Nội hàm của những
phạm trù này khác hoàn toàn với nội hàm của hệ tư tưởng Nho giáo.
Khi kế thừa, phát triển các phạm trù đạo đức Nho giáo thành đạo đức
mới, đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh ý thức rất rõ về các quan hệ lợi ích,
bao giờ cũng thấy trong lợi ích chung có lợi ích riêng, muốn có lợi ích riêng
Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người đã có sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa cá nhân với tập thể, giữa giai cấp với dân tộc, giữa dân tộc với quốc
tế, giữa truyền thống với hiện đại, tạo ra trong quan niệm mới về đạo đức sự hài hoà về các mối quan hệ lợi ích. Đồng thời Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: trong quan hệ lợi ích giữa cái chung và cái riêng, giữa tập thể và cá nhân, thì cái chung phải ở trên cái riêng, tập thể phải cao hơn cá nhân. Đó là quan niệm biện chứng, thể
hiện tính khoa học trong nhận thức về mối quan hệ lợi ích cũng như về các mối
quan hệ xã hội nói chung. Điều này hoàn toàn khác với đạo đức Nho giáo, chỉ đề
cao cá nhân, và mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội.