Nghĩa một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo đã được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển trong việc giáo dục đạo đức, lố

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 141 - 154)

được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũcán bộ, đảng viênở nước tahiện nay

Qua phân tích thực trạng đạo đức cán bộ, đảng viên và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, chúng ta có thể nhận thấy thời điểm hiện nay là thời điểm của những biến động và thách thức nghiêm trọng đối với sự nghiệp

cách mạng. Trong khi cách mạng đòi hỏi sự phấn đấu kiên định và bền bỉ để

thực hiện mục tiêu lý tưởng thì một bộ phận cán bộ, đảng viên lại giảm sút ý

chí, phai nhạt lý tưởng, dao động. Công cuộc xây dựng đất nước đòi hỏi phải

toàn tâm toàn ý chăm lo sự nghiệp chung thì lại làm việc cầm chừng, thiếu

tinh thần đồng cam cộng khổ, chỉ lo vun vén cá nhân, tham nhũng, hối lộ, đặc

quyền đặc lợi, cục bộ địa phương, cơ hội luồn lách, chỉ coi trọng lợi ích vật chất mà xem nhẹ giá trị tinh thần. Cách mạng đòi hỏi đảng viên và người lãnh

đạo quản lý phải gần gũi nhân dân thì lại xa dân, quan liêu, đại khái, hống

hách, sách nhiễu. Đất nước ta còn nghèo, nhân dân ta còn thiếu thốn thì một

bộ phận người xa hoa, phung phí tiền của, bỏ mặc tài sản của công mất mát, hư hỏng, bị phá hoại. Các thế lực thù địch đang dùng mọi thủ đoạn độc ác,

nham hiểm chống lại hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội thì một số cán bộ, đảng viên lại mơ hồ, mất cảnh giác. Chính trị xã hội đang bị

suy thoái, vì đồng tiền và danh lợi mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ

thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu ma túy và các tệ nạn xã hội khác gia tăng, nhiều hủ tục trái với luân thường đạo lý; lối sống thiếu lý tưởng hoài bão,ăn chơi, coi nhẹ giáo dục đạo đức ở một bộ phận lớp trẻ…

Điều đó càng giúp chúng ta thấy được ý nghĩa và giá trị của những

phạm trù đạo đức cơ bản của Nho giáo qua sự kế thừa, phát triển của Hồ Chí Minh đối với cán bộ, đảng viên hiện nay. Hồ Chí Minh đã nói: “Tuy Khổng

Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học.Chỉ có những người

cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại” [84, tr.356-357].

Như trên đã phân tích, phạm trù Trung, Hiếu của Nho giáo mang nghĩa trung là đạo thờ vua, hiếu là đạo thờ cha mẹ. Tuy đường đạo này có ưu điểm là răn dạy con người luôn biết tu dưỡng đạo đức cá nhân, nhưng lại có yếu tố

chật hẹp, không phù hợp với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì thế, qua

các thời kỳ lịch sử, ông cha chúng ta đã tiếp biến phạm trù Trung, Hiếu của

Nho giáo, chọn lọc, tiếp thu những mặt tích cực, gạt bỏ những mặt hạn chế,

từng bước bổ sung, phát triển ngày càng hoàn thiện khái niệm này cho phù hợp với đặc điểm tâm lý, cốt cách con người Việt Nam. Những mẫu hình về

phẩm chất trung, hiếu của người Việt Nam luôn mang tính nhân bản và đậm đà bản sắc dân tộc.

Dựa trên nền tảng của truyền thống yêu nước, Hồ Chí Minh đã nâng ý nghĩa, phẩm chất của phạm trù Trung, Hiếu: Trung ở đây là trung với nước,

Hiếu là hiếu với dân, cải biến đổi mới thang bậc giá trị cũ thành chuẩn mực giá

trị đạo đức mới - đạo đức cách mạng ở phạm vi rộng lớn hơn. Tư tưởng trung,

hiếu đó của Hồ ChíMinh được ví như Các Mác, Ph. Ăngghen đã sử dụng phép biện chứng duy tâm của Hêghen và đảo lại thế đứng của phép biện chứng ấy.

Chuẩn mực đạo đức “trung với nước, hiếu với dân” theo Hồ Chí Minh

cũng chính là giá trị tư tưởng “ái quốc, ái dân”. Khi nước mất, nhà tan thì mọi người có tinh thần dân tộc phải tìm đường cứu nước, cứu dân. Khi có nền độc

lập dân tộc, nếu đất nước lâm nguy phải quyết tâm bảo vệ giang sơn, gấm

vóc của tổ tiên để lại. Đối với cán bộ, đảng viên, như Hồ Chí Minh đã nói “ điều chủ chốt nhất” của đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, là

“tận trung với nước, tận hiếu với dân” thì mới xứng đáng vừa là người lãnh

đạo, vừa là đày tớ thật trung thành của nhân dân.

Tư tưởng Hiếu với dân không còn dừng lại ở chỗ thương dân với tính

chất là đối tượng cần phải dạy dỗ, ban ơn mà là đối tượng phải phục vụ hết

lòng. Vì vậy phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn

vào dân, lấy dân làm gốc. Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên phải

cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, để nhân dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước, quyền thì hưởng còn trách nhiệm thì phải làm tròn. Có được đức ấy người cán bộ, đảng viên sẽ được dân tin yêu, quý mến,

kính trọng, nhất định sẽ tạo được sức mạnh to lớn cho cách mạng. Từ chính

cuộc đời mình - Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực trong thực hành chuẩn mực đạo đức “trung với nước, hiếu với dân”. Cuộc đời hoạt động cách

mạng của Người là cả quá trình đấu tranh, cống hiến cho Đảng, cho cách

mạng, vì hạnh phúc của nhân dân.

Trong điều kiện mới hiện nay, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, trước thực trạng đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang ngày càng suy thoái, chúng ta càng nhận thấy những chuẩn mực

giá trị đạo đức “trung với nước, hiếu với dân”, nhân, nghĩa, lễ, tín, cần, kiệm, liêm chính… mà Hồ Chí Minh đã xácđịnh trong thế kỷ XX đến nay, nội dung

của nó đã không ngừng phát triển. Nếu như trước đây “trung với nước, hiếu với dân” nhấn mạnh đến sự hy sinh, chiến đấu để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, giải

phóng nhân dân, thì ngày nay, mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức được rằng

nội dung tư tưởng ấy được nhấn mạnh ở quyết tâm sắt đá bảo vệ vững chắc nền độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ thành quả của sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ an ninh chính trị,

trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa, giữ vững ổn định chính trị và môi trường

hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức được rằng, trong quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải nắm vững mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, kết hợp giữa nội lực và ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để

phát triển đất nước trên cơ sở nắm vững nguyên tắc: định hướng xã hội chủ

nghĩa, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn bảnsắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, thường xuyên đề cao cảnh giác, không mơ hồ trước mọi âm mưu đen tối của

các thế lực thù địch lợi dụng các quan hệ thương mại để xâm nhập, thực hiện “diễn biến hòa bình”, phá hoại sự nghiệp đổi mới của nước ta.

“Trung với nước, Hiếu với dân” trong thời kỳ đổi mới hiện nay được

thể hiện ở người cán bộ, đảng viên phải trung thành tuyệt đối với sự nghiệp

của Đảng và Nhà nước; kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội

công bằng, dân chủ và văn minh.

Cán bộ, đảng viên là những người đại biểu cho Đảng, cho Nhà nước

thực hiện vai trò lãnh đạo quản lý đất nước, quản lý xã hội, do đó yêu cầu về đạo đức, về lòng trung thành là ở việc phải luôn luôn lấy lợi ích của giai cấp

công nhân, lợi ích của quần chúng lao động làm mục tiêu phấn đấu, qua đó

thể hiện đạo đức và tài năng của người cán bộ, đảng viên. Bản thân người cán

bộ, đảng viên phải thực sự vì Đảng, vì dân. Biết đặt lợi ích của Đảng, của

nhân dân lên trên lợi ích của bản thân mình. Bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội, chống mọi âm mưu diễn biến hòa bình của kẻ thù. Cán bộ, đảng viên phải

thể hiện ở việc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng

xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng vật chất vững mạnh để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.

“Trung với nước, Hiếu với dân” là tích cực đấu tranh chống tham nhũng

trong tổ chức Đảng và bộ máy Nhà nước, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên để họ thực sự xứng đáng là người đấy tớ trung thành của nhân dân.

“Trung với nước, Hiếu với dân” là người cán bộ, đảng viên phải trung

thành với lợi ích của nhân dân. Mọi chủ trương chính sách đề ra và thực hiện đều phải xuất phát từ lợi ích của dân, phục vụ dân. Vừa phải tuyên truyền, giáo

dục, hướng dẫn nhân dân thực hiện thắng lợi của các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa phải lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, học

tập dân, dựa vào dân, phải được dân tin yêu, kính trọng. Người cán bộ, đảng viên phải hình thành được phong cách thống nhất giữa lời nói và việc làm, nghiên cứu, xem xét, nắm chắc tình hình, gần gũi, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực

hành dân chủ rộng rãi, nêu gương, dũng cảm, quyết đoán, kịp thời, nhạy bén,

Thực tế hiện nay cho thấy, đời sống của nhân dân ngày càng phát triển, nhưng thực tế cũng cho thấy, nếu cán bộ, đảng viên chỉ lo vun vén cuộc sống

của riêng mình, chỉ lo vun vén lợi ích cá nhân, tìm mọi thủ đoạn để tranh giành quyền lực thì khó lòng có được sự tín nhiệm của nhân dân.

Vì vậy, muốn thực hiện được những yêu cầu đặt ra ở trên, mỗi cán bộ, đảng viên phải là người trung thực vớichính bản thân mình. Bởi có trung thực

với bản thân mình mới là người có lương tâm, danh dự và trách nhiệm với

công việc mình làm. Có sống trung thực với bản thân mình, thì cán bộ, đảng

viên mới có khả năng thu phục được lòng dân, mới được mọi người tin yêu, tín nhiệm, qua đó mới hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, sự trung thực với chính mình được thể hiện ở ý thức trách

nhiệm, chăm lo đến công việc mình làm, luôn có tinh thần cầu thị, khiêm tốn

học tập để hoàn thành tốt mọi nhiệm vu được giao. Sống có danh dự, nghị lực

và tự tin. Đó là yêu cầu quan trọng và vô cùng cần thiết để đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, hối lộ hiện nay trong các cơ quan công quyền, như lời của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng:

Học trung với nước, hiếu với dân là học làm cho nước độc lập và

phú cường, dân tự do và hạnh phúc. Làm cho nước độc lập và phú

cường cốt làm cho dân tự do và hạnh phúc. Và dân có tự do hạnh

phúc thì nước mới thật độc lập và phú cường. Ngày nay, nước là

dân, dân là nước. Hồ Chủ tịch đã dày công phu dạy chúng ta cái ấy,

cho nên quyết không có sức mạnh nào và mánh khóe gì có thể làm

cho chúng ta sai đường lạc lối [40, tr.307].

Hồ Chí Minh quan niệm Nhân là: nhân dân, là thật thà yêu thương, hết

lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào, còn Nghĩa là: là ngay thẳng, không có tư

tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải dấu Đảng, không có lợi ích

riêng phải lo toan.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, tôn trọng và thực

hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia” [30, tr.134].

Đến Đại hội Đảng lần thứ XI, tiếp tục khẳng định: “Nhà nước tôn trọng

và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự

phát triển tự do của mỗi người” [33, tr.85].

Xuất phát từ những quan điểm trên, trong giai đoạn đổi mới hiện nay,

Nhân, Nghĩa đối với người cán bộ, đảng viên phải được thể hiện ở trách nhiệm

giải phóng con người, đem lại quyền tự do, bình đẳng cho mọi người, nhất là những người khuyết tật, những gia đình thương binh, liệt sĩ đã hy sinh xương

máu trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, những trẻ em mồ côi, cơ nhỡ,

những người già không nơi nương tựa... . Phải thường xuyên quan tâm, đóng

góp tích cực vào các công tác xã hội mang tính chất nhân đạo như: quỹ xóa đói

giảm nghèo, quỹ khuyến học, phong trào tình nghĩa ủng hộ đồng bào do thiên tai, quỹ tương thân tương ái, phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện...

Trong công tác, mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao chất lượng sản

phẩm để cung cấp cho người tiêu dùng những mặt hàng tốt, giá thành rẻ.

Chống làm hàng rởm, hàng giả, hàng kém chất lượng. Phải thường xuyên

quan tâm đến việc giải quyết công ăn việc làm cho những người đến tuổi lao động để họ có điều kiện khẳng định nhân cách. Phải có chính sách đãi ngộ

xứng đáng với những người có công với cách mạng... .

Người cán bộ, đảng viên phải luôn biết thể hiện lòng nhân ái, yêu

thương quý trọng con người từ trong chính quan hệ gia đình của mình. Bởi

một người mà không có tình cảm, không biết yêu thương quý trọng bố mẹ,

con cái, anh chị em trong gia đình mình thì họ cũng không bao giờ có lòng nhân ái, bao dung với người khác được.

Bên cạnh Nhân, Nghĩa như yêu cầu ở trên, người cán bộ, đảng viên cũng

không thể thiếu tri thức, sự hiểu biết. Để năng động, sáng tạo trong hoạt động, người cán bộ, đảng viên cần có tri thức, sự hiểu biết (Trí). Tri thức đó có thể do

quá trình giáo dục, đào tạo, kế thừa của các thế hệ trước thông qua sách vở. Nhưng tri thức đó cũng có thể có được do quá trình tổng kết từ hoạt động thực

tiễn, từ việc tự nghiên cứu học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp và mọi người trong xã hội. Thực tiễn của công cuộc đổi mới trong những năm qua, ở nước ta đã xuất

hiện nhiều tấm gương năng động sáng tạo trong học tập, trong sản xuất và xây dựng. Phần lớn sự năng động sáng tạo và kết quả của họ đạt được đều do quá

trình tự nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi. Những tấm gương như giáo sư Ngô Bảo Châu (đạt giải thưởng Fields - giải thưởng Toán học cao quý nhất thế giới), bà Mai Kiều Liên - chủ tịch Hội đồng quản trị kiêmTổng giám đốc công ty cổ phần

sữa Vinamilk được nhận giải thưởng nhà lãnh đạo doanh nghiệp số 1 Việt Nam và được tạp chí Forber vinh danh là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lựcnhất

Châu Á,... thực sự là gương sáng để thế hệ trẻ học tập và noi theo.

Sự sáng tạo và tri thức không chỉ là yêu cầu đạo đức trong cuộc chiến

tranh chống kẻ thù giải phóng dân tộc, mà trong nền kinh tế thị trường hiện

nay nó càng phải được đề cao, bởi vì công cuộc đổi mới nói chung và việc

xây dựng nền kinh tế thị trường theo định xã hội chủ nghĩa nói riêng phụ

thuộc vào lòng dũng cảm và trí sáng tạo của đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa “hồng” vừa “chuyên” như mong muốn của Bác Hồ kính yêu. Người cán bộ, đảng viên phải không ngừng tiếp tục khẳng định mình, tự vạch đường đi trong

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 141 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)