Môi trường Hán học Quốc học

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 76 - 79)

Khi giới thiệu thành phần xuất thân từ một gia đình trí thức Việt Nam,

Hồ Chí Minh muốn đề cập đến một phần nguồn gốc văn hóa của mình là Nho học, rộng hơn là Hán học. Vì vậy, khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh,

chúng ta phải chú ý đến tác động của Hán học. Hồ Chí Minh thời trẻ, trước khi đi Tây Âu tìm đường cứu nước đã có đủ mười năm đèn sách và đã đạt

trình độ cao về Nho học. Chính vì học không phải để đi thi, đi thi để làm

quan, cho nên Người đã học Nho giáo một cách phóng khoáng, sâu sắc. Người không học để đi thi, không phải đường làm quan qua thi cử bế tắc, Hồ

Chí Minh học cha mà không theo đường thi cử làm quan như cha, vả lại như

ông Sinh Sắc thường nói: Quan trường là “nô lệ trung nô lệ”. Hồ Chí Minh đã

là người yêu nước từ rất trẻ, truyện kể về Sào Nam trong “Biên niên” còn ghi

rằng, Hồ Chí Minh đã từng xin đối đáp câu thơ của Viên Mai mà Phan Bội Châu ngâm trong lúc ngà ngà say rượu:

“Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch

(nghĩa là: mỗi bữa không quên ghi sử sách

Lập thân thấp nhất là văn chương)

Khi Hồ Chí Minh bắt đầu đi học thì hai người thầy chính của Người là

danh sư Vương Thúc Quý và cha là Nguyễn Sinh Sắc, nhưng Người học

nhiều nhất là với cha của mình. Đi đâu Người cũng được cha dắt theo, kể cả khi cha đi dạy ở xứ Thanh. Tuy nhiên, Người chỉ học Nho với thầy ở mức độ nào đó, còn Người tự học là chính. Tự học là truyền thống của gia đình Hồ Chí Minh như chúng ta đã biết. Khi vào trường Pháp - Việt ở Huế, Người vẫn

tiếp tục học Nho với người cha là cử nhân, phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Do yêu cầu của cách mạng, HồChí Minh từng sống và làm việc ở Trung

Quốc nhiều thời kỳ, cộng lại khoảng 10 năm. Trong thời gian đó, Người vẫn

tiếp xúc với văn hoá Trung Quốc, vẫn bổ sung thêm vốn văn hoá Trung Quốc như dịch và viết báo bằng tiếng Trung..., sự am hiểu sâu sắc Nho học ở Hồ

Chí Minh lại được bắt nguồn từ trí tuệ thông minh siêu việt: học ít, hiểu

nhiều, biết kế thừa có chọn lọc. Vì hiểu Nho rất sâu, rất rộng nên Người biết

rõ những nhược điểm, những sai lầm của Nho giáo để loại bỏ và chọn lọc lấy

những ưu điểm của nó.

Bên cạnh Hán học, nền quốc học Việt Nam đã trang bị cho tuổi trẻ Hồ

Chí Minh một căn bản truyền thống yêu nước, thương dân và niềm tự hào dân tộc. Nói về cội nguồn tư tưởng Hồ Chí Minh, thì nền Quốc học Việt Nam

phải chiếm một vị trí trước tiên. Quốc học Việt Nam là một “dòng sông văn hoá, trong đó Hồ Chí Minh thời trẻ từng tắm gội trong suốt hai mươi năm”

[41, tr.24]. Quốc học bao gồm lịch sử dân tộc, văn học nghệ thuật dân tộc, địa

lý nước nhà, phong tục tín ngưỡng, tư tưởng của đồng bào... được lưu truyền

bằng những tài liệu thành văn hay không thành văn (truyền miệng), bằng chữ

Hán hay chữ Nôm, bằng sách vở hay bằng đền đài di tích. So với Hán học thì có lẽ Quốc học của người Việt không phong phú bằng nhưng nó vừa đủ so

Nếu làm phép so sánh ta thấy văn hoá Hán quá đồ sộ nên dễ làm người

ta choáng ngợp, khiến các nhà nho Việt Nam lúc ấy đã đánh giá Quốc học

Việt Nam chưa đúng mức, có thái độ xem thường Quốchọc. Cho đến thời vua

Tự Đức còn thấy hiện tượng ấy:

“Nước Việt ta vốn là một nước văn hiến lâu đời, nếu người ta biết lưu ý biên tập, sau trước nối tiếp, đời nào có sử đời ấy, điều hay điều dở có thể kiểm

nghiệm được, thì không lẽ nào có một mình Bắc sử được lưu hành mà thôi. Ấy thế mà người ta không chú ý, hễ động một tý thì dẫn điển tích Bắc sử. Đành rằng

việc ấy là bất đắc dĩ, nhưng chính là bởi tại người”[41, tr.24-25].

Có thể thấy rằng thời Nguyễn tuy ngắn nhưng trong lĩnh vực quốc sử và quốc văn có nhiều tác phẩm lớn hơn hết so với tất cả các triều đại trước, nhất

là các tác phẩm về sử học. Sử viết theo lối bác học có “Khâm định thông giám cương mục”, viết theo lối phổ thông có “Đại Nam quốc sử diễn ca” và hàng chục đầu sách khác. Quốc sử chưa bao giờ được chú trọng bằng lúc này. Chỉ

dụ số 1 cho sử thần soạn bộ “Cương mục” của Tự Đức, có đoạn chứng tỏ rằng

vào thời này, quốc học (trong đó có sử học, văn học) được chú trọng:

Gần đây, việc học quốc sử chưa có mệnh lệnh bắt phải gia công, cho

nên học tròđọc sách hoặc làm văn chỉ có sử Trung Quốc, ít người đoái hoài đến sử nước ta. Việc đời cổ đã lờ mờ lấy gì làm kinh nghiệm cho đời nay?....Đạo sở dĩ chưa được sáng tỏ, nguyên nhân chẳng phải vì sử

cũ (của nước ta) chưa được đầy đủ đó sao? [41, tr.25].

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một thời kỳ lịch sử mà Quốc học đã được kẻ sĩ và cả triều đình nhận thấy rõ tầm quan trọng như là một công cụ

không có gì thay thế để cho “đạo học sáng tỏ”, như là một vũ khí sắc bén

trong cuộc đấu tranh một mất một còn với đế quốc phương Tây xâm lược.

Tiêu biểu ở đầu thế kỷ XX việc trở về với Quốc học, dùng Quốc học làm vũ khí đấu tranh giải phóng dân tộc là nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, là

đồng hương của Hồ Chí Minh, là người mà Hồ Chí Minh thuở nhỏ đã có nhiều dịp nghe diễn giảng.

Khi còn trẻ, Hồ Chí Minh đã đọc thông viết thạo chữ Hán và chữ Nôm.

Với Người, không có gì khó khăn để đọc các sách được lưu hành hay có sẵn

trong nhà các cụ túc nho của xứ Nghệ, trong các thư viện Huế, như “Đại Nam

quốc sử diễn ca”, “Cương mục”, “Thực Lục”, “Liệt truyện”.... Hồ Chí Minh,

khi còn trẻ cũng nổi tiếng là người ham mê quốc sử, quốc văn bởi Người nhận

thức rõ: học quốc sử và quốc văn là cách hay nhất để vun trồng chủ nghĩa yêu

nước, lòng tự hào dân tộc. Ngay từ hồi còn bé, Người đã có một niềm đam mê với việc đọc sách, đặc biệt là sách hay, sách quý. Hồ Chí Minh cũng rất thông

thuộc sử Việt Nam. Sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, khi về

Cao Bằng, không có một quyển sách trong tay, chỉ nhờ vào trí nhớ của mình

Người đã viết lịch sử Việt Nam bằng thơ lục bát để truyền bá cho đồng bào

địa phương, đồng thời giáo dục cán bộ Việt Minh.

Sinh ra trong một gia đình nhà Nho, từ tuổi thơ ấu Hồ Chí Minh đã được nuôi dưỡng trong một môi trường Nho giáo, lại lớn lên trên một vùng quê mà dấu ấn Nho giáo từ lâu đã trở thành nét khu biệt. Điều này đã tác động mạnh

mẽ đến sự hình thành và phát triển tư tưởng đạo đức của Người về sau.

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)