MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁOTRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Khi bàn về đạo đức của Nho giáo, Hồ Chí Minh đã phê phán mặt bảo
thủ của nó. Quan niệm đạo đức của Khổng Tử theo cách đánh giá của Hồ Chí
Minh “là hoàn hảo, nhưng nó không thể dung hợp được với các trào lưu tư tưởng hiện đại, giống như cái nắp tròn làm thế nào để có thể đậy kín được cái
hộp vuông” [80, tr.562]. Song, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra: “Với việc xóa bỏ
những lễ nghi tưởng niệm Khổng Tử, chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một
thể chế cũ và trái với tinh thần dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử,
và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin” [80, tr.563].
Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cộng sản, là một nhà mácxít - lêninnít. Tư tưởng mácxít - lêninnít của Hồ Chí Minh sở dĩ có sắc thái độc đáo, chính là bởi ở đấy, tư tưởng mácxít - lêninnít đã được xây dựng và phát triển trên miếng đất của những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc, mà trong số
những truyền thống tốt đẹp ấy, yếu tố Nho giáo chiếm một vị trí không nhỏ.
Trong phần phạm vi nghiên cứu, tác giả luận án đã giới hạn một số
phạm trù cơ bản của Nho giáo, sở dĩ có sự giới hạn là bởi, trong quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy: có những vấn đề đạo đức Nho giáo nói nhiều
(ví dự như phạm trù Lễ), nhưng khi vào Việt Nam, đặc biệt qua lăng kính
chọn lọc của Hồ Chí Minh, Người nhận thấy không còn phù hợp với điều kiện
thực tiễn lịch sử của cuộc cách mạng dân tộc, nên ít được Hồ Chí Minh đề cập.
Lại có những phạm trù đạo đức Nho giáo nói ít (như phạm trù: cần, kiệm, liêm,
chính), nhưng đến Hồ Chí Minh, Người nhận thấy nó có ý nghĩa rất lớn trong
việc giáo dục đạo đức cách mạng cho nhân dân, nên được Người nói nhiều.
Qua việc phân tích sự kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh sẽ giúp chúng ta có
cách nhìn toàn diện hơn về vấn đềnêu trên.