Nhân dân Việt Nam có truyền thống tốt đẹp là yêu nước, đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo, lạc quan, nhân ái… Những truyền thống đó đang mỗi ngày được giữ gìn và phát huy. Trên nền tảng xã hội ấy đã sản sinh ra những
thế hệ cán bộ, đảng viên kiên trung, bất khuất, anh hùng qua các giai đoạn của
cách mạng Việt Nam. Hiện nay, về cơ bản cán bộ, đảng viên đã kế thừa được
truyền thống cách mạng tốt đẹp của Đảng và dân tộc, học tập và noi gương
Bác Hồ, ý thức được trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên, có tinh thần vượt khó, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó.
Xét về mặt đạo đức, lối sống, phần đông cán bộ, đảng viên giữ được đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, gắn bó với nhân dân. Trong môi trường kinh tế, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, bên cạnh mặt tích
cực, mặt tiêu cực cũng đang hàng ngày, hàng giờ tác động lớn đến xã hội, đến đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chiến tranh bằng súng đạn, máu lửa đã qua đi nhưng cuộc chiến trên thương trường không tiếng súng cũng khốc liệt không
kém. Nhiều cán bộ, đảng viên đã phải đấu tranh quyết liệt với bản thân mình,
vươn lên những cám dỗ và lợi ích cá nhân, phát huy tính tích cực để tiếp thu
tri thức mới; nâng cao trình độ, lao động sáng tạo, làm giàu chính đáng… Đã
có không ít gương sáng về đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên ở
các lĩnh vực khác nhau trong cả nước.
Tuy nhiên, còn có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viênở các cấp,
các ngành, các lĩnh vực, trong đó có cả những cán bộ giữ cương vị chủ chốt đã có những biểu hiện của sự thoái hóa,biến chất về đạo đức, lối sống như lợi
dụng chức vụ, quyền hạn, lợi thế của công vụ và những kẽ hở trong cơ chế chính sách để tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, làm giàu bất chính,
tiêu xài lãng phí của công, lối sống buông thả, thiếu tình nghĩa, thờ ơ trước
nỗi khổ và sự bất công của nhân dân cũng như những tiêu cực trong xã hội…
Về điều này, Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ ra rằng:
Tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết.
Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn chặn được.
Tiêu cực trong bộ máy nhà nước, đảng và đoàn thể, trong các doanh
nghiệp nhà nước, nhất là trên các lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản,
hợp tác đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu và cả trong hoạt động của nhiều cơ quan thi hành pháp luật … nghiêm trọng kéo dài… [28, tr.64].
Riêng trong Đảng thì: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý
thức kỷ luật, sa đọa về đạo đức và lối sống” [28, tr.137] và “điều đáng lo ngại
là không ít cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng tha hóa về phẩm
chất, đạo đức…” [28, tr.67].
Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, chỉ rõ những yếu kém, hạn chế để khắc
phục, càng làm cho Đảng ta trong sạch và vững mạnh hơn. Bởi vì, quá trình lãnh
đạo cách mạng nước ta từ một nước kinh tế lạc hậu, nhiều năm tồn tại cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp, đến nay tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội sẽ khó tránh khỏi những sai lầm, khuyết điểm, như Hồ Chí Minh đã nói: Một đảng mà giấugiếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó,
vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một đảngtiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính [83, tr.301].
Trong những năm đổi mới, về thực trạng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên đang phát triển theo hai xu hướng:
Xu hướng thứ nhất: Xuất phát từ công cuộc đổi mới của đất nước đang đi vào chiều sâu với nhiều cơ hội và thách thức; quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế diễn ra sâu sắc, do chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa… một nền đạo đức mới đang được hình thành. Một nền đạo đức vừa phát huy những giá trị truyền thống như yêu nước, sống có tình nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với những yêu cầu mới,
những phẩm chất đạo đức mới do yêu cầu của thời đại: ham học hỏi, làm việc hết sức mình vì lợi ích của bản thân gia đình, tập thể và xã hội, tính năng động sáng tạo, bản lĩnh và quyết tâm làm giàu, hành vi đền ơn đáp
nghĩa, ý thức bảo vệ môi trường. Nền đạo đức mới đang hình thành trên cơ
sở kết quả của công cuộc đổi mới đã đem lại sự thay đổi trển nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội, trong đó về đạo đức, lối sống có cả sự kế thừa các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa
của thế giới, đồng thời có cả những tồn tại, ảnh hưởng của phong kiến ,
thực dân còn sót lại cùng với những ảnh hưởng của văn hóa, đạo đức lai căng được du nhập từ bên ngoài vào.
Xu hướng thứ hai: Đó là hiện tượng xuống cấp về đạo đức của một bộ
phận không nhỏ cán bộ và nhân dân với những biểu hiện rõ nét: tình trạng
tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức ngày càng gia tăng. Có những
hành vi vi phạm đạo đức chưa được pháp luật bao quát, mới chỉ bị dư luận xã hội lên án. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, khóa VIII, Đảng ta khẳng định: trong điều kiện mới, phần lớn cán bộ, đảng viên tiếp tục giữ vững và
phát huy được tư cách đảng viên, tích cực lao động, công tác, học tập, có ý
thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân
dân. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ, đảng viên, lại là cán bộ, đảng viên có chức quyền suy thoái về đạo đức, lối sống, ảnh hưởng tới bản chất của Đảng,
làm sa sút lòng tin của nhân dân, tổn thương tới quan hệ giữa Đảng và nhân dân, hạ thấp sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Đến Đại hội Đảng lần IX, trong khi phân tích bốn nguy cơ, đã chỉ ra: “Điều cần nhấn mạnh là: “tình trạng tham nhũng và suy thoái về tư tưởng
trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và giảm lòng tin trong nhân dân” [30, tr.15].
Đại hội Đảng lần thứ XI, tiếp tục vạch rõ: “Tình trang suy thoái về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Những biểu hiện
xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn
biến phức tạp” [33, tr.29].
Như vậy, sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên thật sự đang là vấn đề bức xúc đối với xã hội, cùng những biểu hiện
ngày càng rõ nét. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, kể cả
số cán bộ, đảng viên giữ vị trí lãnh đạo do thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật,
tha hóa về đạo đức, lối sống. Bộ phận công chức khác lại nể nang, né tránh,
thiếu bản lĩnh đấu tranh với những hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực.
Số cán bộ này chưa thực sự lấy việc phục vụ nhân dân là mục tiêu hàng đầu, là thước đo chủ yếu nhất cho mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình, mà chỉ lo thu vén cá nhân, ngại va chạm, không dám đấu tranh phê phán cái sai, bảo vệ cái đúng. Quan hệ với người dân còn thiếu bình đẳng, thiếu tôn
trọng theo kiểu ban phát, xin - cho. Từ đó dẫn đến tình trạng quan liêu, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây hiền hà với dân và lợi dụng chức trách, thẩm
quyền được Nhà nước và nhân dân giao phó để nhận hối lộ, tham nhũng, buôn
lậu, làm biến dạng hệ thống giá trị và tiêu chuẩn đích thực của người cán bộ
cách mạng, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng.
Điều đặc biệt chú ý là, trong những năm gần đây, số lượng cán bộ,
công chức bị xử lý kỷ luật và truy cứu trách nhiệm hình sự, trong đó có cả
một số cán bộ lãnh đạo có xu hướng gia tăng. Điều đó đang làm xói mòn bản
chất cách mạng của đội ngũ cán bộ, công chức, làm suy giảm uy tín của Đảng
và niềm tin của nhân dân đối với chế độ. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội
IX của Đảng đã ghi rõ: “Trong công tác xây dựng Đảng, bên cạnh những ưu điểm, đang nổi lên một số mặt yếu kém và khuyết điểm, nhất là khuyết điểm về
công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống” [30, tr.52].
Nhìn vào thực tế, qua một số vụ án kinh tế mới phát hiện và xét xử
trong thời gian gần đây như vụ án xảy ra tại tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam - Vinashin liên quan đến Dương Chí Dũng và đồng bọn gây thất
thoát của Nhà nước trên 4 tỷ đô la, vụ án Nguyễn Đức Kiên trong ngành ngân hang kinh doanh trái phép 21.000 tỷ đồng, làm thất thoát hơn 1.400 tỷ đồng,
trốn thuế 25 tỷ đồng… và nhiều vụ án khác. Qua các vụ án trên có thể nhận
thấy việc mất mát của cải, tài sản của Nhà nước, của nhân dân là rất lớn, đó
thực sự là mất mát to lớn về kinh tế vì đất nước ta còn nghèo, đời sống của
nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Song sự mất mát đó không lớn bằng sự mất
mát về cán bộ, về niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ.
Bên cạnh đó là tình trạng vi phạm về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên nhưng chưa tới mức phải truy tố trước pháp luật đang diễn ra trong nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực cả kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, tư pháp… gây bức xúc trong xã hội. Hiện tượng này đã làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước và chế độ, tạo ra một thứ “miễn
dịch” ngay trong nội bộ Đảng và ngoài xã hội đối với cuộc đấu tranh chống
tham nhũng, tiêu cực và lãng phí. Nó hình thành một nhận thức không đúng,
ngộ nhận, coi hiện tượng đó, việc làm đó như một lẽ thường tình, đương nhiên, có đi có lại trong kinh tế thị trường; tạo ra một lớp người sống thực
dụng, chạy theo đồng tiền, chỉ biết vun vén cho lợi ích của bản thân, gia đình, dòng tộc, thờ ơ trước lợi ích của người khác, của tập thể, của đất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giáo dục thế hệ trẻ.
Thự c trạ ng suy thoái đạ o đứ c, lố i số ng hiệ n nay trong độ i ngũ cán bộ , đả ng viên xuấ t phát từ nhiề u nguyên nhân, có thể kể đế n nhữ ng nguyên nhân cơ bả n sau:
Thứ nhất: Sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường:
Việc thực hiện nền kinh tế thị trường, bên cạnh mặt tích cực thúc đẩy
tế - xã hội, đồng thời nó cũng phát sinh nhiều mặt tiêu cực, tác động xấu đến đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Khi chúng ta chấp nhận nền kinh tế
thị trường là chúng ta chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt của các chủ thể kinh
tế với nhau. Trong vòng xoáy của sự cạnh tranh này có nhiều đối tượng, tầng
lớp xã hội tham gia, trong đó có cán bộ, đảng viên.
Sự tham gia của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở những vị trí khác
nhau, có thể là trực tiếp, có thể là gián tiếp hoặc do quyền lực đang nắm giữ,
tùy theo chức vụ, địa vị lãnh đạo ở những tổ chức, cấp bậc khác nhau nhưng
họ đều có quyền chi phối ít nhiều trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý
kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, trong những hình thức tham gia đó của người cán bộ, đảng viên thì sự tham gia nhờ có chức quyền đã đem lại hiệu
quả kinh tế và lợi nhuận cao nhất. Những đối tượng cán bộ, đảng viên này đã bị người khác mua chuộc, lợi dụng và tự bản thân cán bộ, đảng viên đóbị tha
hóa, biến chất. Vì họ nắm được thông tin, hoặc trong phạm vi quản lý nhất định, chỉ cần tiết lộ thông tin sớm đã đem lại cho họ những lợi ích lớn. Về điều này chúng ta đã thấy xảy ra trên các lĩnh vực nhạy cảm như: quy hoạch
xây dựng, mua bán bất động sản, đấu thầu….
Sự suy đồi về đạo đức, lối sống được biểu hiện ở nhiều lĩnh vực. Vụ án Dương Chí Dũng mới đây là một minh chứng về sự lợi dụng chức vụ quyền hạn
tham ô, tham nhũng gây thất thoát cho Nhà nước hàng tỷ đô la, cùng với lối sống suy đồi của người đảng viên khi có vợ con rồi mà vẫn cặp bồ, có con riêng, dùng tiền tham ô, tham nhũng của Nhà nước để thỏa mãn những tiêu xài cá nhân.
Chúng ta cũng nhận thức rằng, chủ nghĩa thực dụng có cơ hội phát triển
từ mặt trái của nền kinh tế thị trường. Mở cửa nền kinh tế đang làm thay đổi thước đo, chuẩn mực đạo đức, nhưng chúng ta chưa kịp thời dự báo tình hình, thiếu những biện pháp phù hợp đồng bộ, có hiệu quả trong việc giáo dục, rèn luyện, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên. Trong khi đó, không ít cấp ủy, tổ
chức Đảng lại coi nhẹ việc giáo dục phẩm chất, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên cũng như chưa kịp thời xử lý và xử lý thiếu nghiêm minh khi cán bộ, đảng viên vi phạm.
Nền kinh tế thị trường là thành quả tiến bộ của nhân loại, nó giúp cho
cán bộ năng động, lãnh đạo quản lý hiệu quả hơn, nhưng nó cũng có mặt trái
là tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, ích kỷ, tuyệt đối hóa lợi nhuận, lấy đồng tiền chi phối các quan hệ xã hội.
Những tác động khách quan trên đã làm cho chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, ích kỷ có đất để sống lại và phát triển. Chính chủ nghĩa cá
nhân, lối sống thực dụng, ích kỷ đã tạo nên những thói hư tật xấu, sự suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Về điều này, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII đã
xác định rằng cần phải chống chủ nghĩa cá nhân: “Rèn luyện đạo đức cách
mạng và lối sống lành mạnh, chống lãng phí, tham nhũng và làm ăn phi pháp.
Chống chủ nghĩa cá nhân, vô kỷ luật, độc đoán, chuyên quyền, cục bộ, bè
phái…” [27, tr.60].
Đại hội VIII đã đánh giáchủ nghĩa cá nhân rất nặng: “Một số cán bộ và cấp ủy chưa tôn trọng và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, bệnh quan liêu, độc đoán, cục bộ địa phương, kèn cựa, địa vị cá nhân chủ nghĩa rất
nặng. Không ít nơi nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng” [28, tr.138].
Chủ nghĩa cá nhân không chỉ đưa đến nạn tham nhũng. Nó còn là nguồn gốc của mọi sự sa đọa, thoái hóa về chính trị, đạo đức của nhiều cán
bộ, đảng viên, đưa đến những tổn thất vô cùng to lớn cho Đảng, cho đất nước
và nhân dân.
Nền kinh tế thị trường đã trao cho nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân