Kế thừa, phát triển phạm trù Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 91 - 99)

Về Nhân:

Thương người là một đức tính lớn mà dân tộc nào tự mình cũng có, nhưng ở mỗi dân tộc nó biểu hiện cụ thể khác nhau, tuỳ theo điều kiện lịch sử

của riêng mình. Từ xa xưa, trong dân gian Việt Nam đã có những câu “thương người như thể thương thân”, “người trong một nước phải thương nhau cùng”.... Lòng thương người, yêu đồng loại, sống đoàn kết, giúp đỡ nhau theo

tinh thần “lá lành đùm lá rách” là đạo lý truyền thống của người Việt Nam. Con người có nhân là con người đạo đức nhất. Tiêu chuẩn sống của con người là “ở cho có đức, có nhân”.

Tiếp nối truyền thống đó, trong quan niệm về “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” của mình, Hồ Chí Minh chú ý nhiều tới đức Nhân của con người. Càng nêu cao đức Nhân bao nhiêu, Hồ Chí Minh càng phê phán những hành động

trái với nhân nghĩa bấy nhiêu. Người kịch liệt lên án những việc làm trái với nhân đạo và chính nghĩa. Năm 1946, khi sang thăm nước Pháp, trong bài

“Đáp từ trong buổi chiêu đãi của chủ tịch G.Biđôn”, Hồ Chí Minh đã nêu:

“Triết lý đạo Khổng, và triết lý phương Tây đều tán dương một nguyên tắc đạo đức: “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”[82, tr.304]. Điều đó có nghĩa là điều

mình không muốn thì cũng đừng làm cho người khác. Nhân dân Pháp đều

không muốn sống trong cảnh nô lệ, cảnh đầu rơi máu chảy. Việc thực dân

Pháp gây chiến với Việt Nam là hành động trái với nhân đạo và chính nghĩa.

Nhân nghĩa trong đời sống, nhân nghĩa trong đấu tranh, dùng nhân nghĩa làm công lý trong ngoại giao là tư tưởng lớn của Nguyễn Trãi, được tái hiện trong

thế kỷ XX ở Hồ Chí Minh. Rất đau xót, khi Người phải thốt lên rằng: “quản

chi nhân nghĩa, quản chi giống nòi” [81, tr.244] của thực dân Pháp dày xéo lên cuộc sống của nhân dân Việt Nam.

Cũng như các phạm trù đạo đức Nho giáo khác, Hồ Chí Minh đã khai thác những mặt tích cực làm thay đổi chất của phạm trù Nhân, khác với cách

hiểu của các nhà Nho phong kiến.

Diễn đạt tư tưởng của Nho giáo về Nhân, Hồ Chí Minh viết:

Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúpđỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng

hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực

khổ, không sợ oai quyền. Những người đã không ham, không e, không sợ gì thì việc gì là việc phải họ đều làm được[83, tr.291-292].

Ở đây, Hồ Chí Minh đã vận dụng các đạo lý của Khổng Tử “nhân giả ái

nhân” (nhân là yêu thương con người) và “phù nhân giả” (nhân là giúp đỡ

mọi người). Trong thời đại ngày nay, nhân là yêu thương con người, là yêu

thương đồng chí, đồng bào. Khi Đảng ta đại biểu cho lợi ích của nhân dân,

muốn thực hiện được điều Nhân phải có “Dũng” mới có đủ sức mạnh kiên quyết chống lại những việc gây hại đến Đảng đến nhân dân. Trong “Nhân” có

cả sự hy sinh, sẵn sàng chịu cực khổ trước mọi người, và hưởng hạnh phúc

sau thiên hạ.

Trong bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa 2, trường đại học

Nhân dân Việt Nam, phạm trù Nhân được Hồ Chí Minh quan niệm: “Nhân

nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới

không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”[88, tr.453]. Đây là sự

phát triển vượt bậc của Hồ Chí Minh, Người đã sử dụng phạm trù “Dân” để định nghĩa phạm trù Nhân.

Với đối tượng là cán bộ lãnh đạo, nhất là cán bộ trong quân đội, Người

dạy: “Nhân là phải có lòng bác ái, yêu nước, yêu đồng bào, yêu bộ đội của mình” [83, tr.260]. Nói chuyện tại hội nghị quân sự lần thứ năm với cán bộ, Người giải thích tiếp: “Nhân là phải thương yêu cấp dưới, phải đồng cam

cộng khổ với họ. Đối với địch hàng, ta phải khoan dung” [83, tr.594]. Theo Hồ Chí Minh, phải lấy dân làm gốc, vì lực lượng phục vụ cho cuộc kháng

chiến là ở dân. Người tướng cầm quân phải toàn tâm, toàn ý vì nhân dân phục

vụ, bởi vì nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội. Người dạy, phải làm thế

nào để cho tình cảm giữa quân và dân luôn gắn bó mật thiết? Muốn đạt được điều đó, bộ đội, chiến sĩ phải luôn yêu thương giúp đỡ dân: “Phải làm thế nào

để khi mình chưa đến, thì dân trông mong, khi mình đến thì dân giúp đỡ, khi

mình đi nơi khác thì dân luyến tiếc. Muốn vậy, bộ đội phải giúp đỡ dân, thương yêu dân” [85, tr.76].

Trong mối quan hệ giữa đồng chí, người cán bộ phải biết thương yêu, chăm sóc bộ đội. Người nói:

Cán bộ không có đội viên, lãnh tụ không có quần chúng, thì không làm gì được. Bởi vậy cần phải thương yêu đội viên. Từ tiểu đội trưởng trở lên, từ Tổng tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật

chất và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán

bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt [85, tr.76].

Đối với kẻ địch, Nhân là biết thắng địch bằng nhân nghĩa, biết phá được địch mà không phải đánh, biết khoan dung đối với những kẻ đầu hàng, biết

coi trọng công tác binh vận, địch vận vừa là sách lược, vừa có tính chiến lược

trong chiến tranh nhân dân.

Nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh (cố

Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng) nhận xét: Một điểm nổi bật trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là lòng thương yêu nhân dân sâu sắc như ruột thịt. Người nói: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên” [82, tr.470].

Câu nói đó bộc lộ tâm trạng của Người, một tình cảm ruột thịt bao bọc trăm

họ của đại gia đình dân tộc Việt Nam. Người cũng nói: “Tôi chỉ có một sự

ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [82, tr.187]. Lòng thương người, thương yêu đồng bào ở Hồ

Chí Minh gắn liền với việc giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng

nhân dân khỏi ách áp bức của thực dân xâm lược. Lòng thương người đó

không chỉ bó hẹp và thể hiện đối với dân tộc Việt Nam mà còn toả rộng ra đối

với nhân dân trên thế giới, bất kể họ là ai, xuất thân địa vị nào, hễ bị đau khổ là Người thương. Từ người phu làm đường, vợ người bạn tù,... đến những kẻ đã từng đứng trong guồng máy thống trị của bọn Quốc dân đảng Trung

mạnh và phẩm giá con người, dù nhất thời họ có bị lầm lạc, nhưng với sức

cảm hoá của cách mạng và giáo dục, Người tin rằng họ đều có thể vươn tới

cái tốt đẹp, cái lương thiện. Đó là lý tưởng đạo đức và cũng là lý tưởng nhân văn của Người. Lý tưởng đó thấm đậm trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp

của Hồ Chí Minh, được tỏa sáng trong từng việc làm, từng cử chỉ, từng mối

quan tâm ân cần đối với mỗi con người, mỗi tầng lớp nhân dân. Bằng hành

động và cách ứng xử từ chính cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã dạy cho chúng ta đạo lý làm người là phải biết yêu thương và sống với nhau có tình, có nghĩa.

Về Nghĩa:

Xưa Khổng Tử quan niệm, Nghĩa là lẽ phải, đường hay, là thấy việc gì phải, đáng làm thì làm, không mưu tính đến lợi ích cá nhân. Khi vào Việt

Nam, Nghĩa đã được các tầng lớp nho sĩ Việt như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu... xây dựng, phát triển cho phù hợp với truyền thống dân tộc. Nghĩa đối

với người Việt Nam trở thành cứu nước, cứu dân mà nhân dân ta gọi là đại

nghĩa. Tiếp thu quan niệm của đạo đức Nho giáo về Nghĩa, trong tác phẩm

của Hồ Chí Minh, Nghĩa được xây dựng có nội dung phù hợp với lợi ích của Đảng, của nhân dân. Người viết:

Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không

có việc gì phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích

riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều ra

sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn[83, tr.292].

Mạnh Tử từng nêu cao khí phách của bậc trượng phu: “Phú quý bất năng

dâm, bần tiện bất năng di, oai võ bất năng khuất” (Nếu được giàu có, sang trọng thì chẳng hoang dâm phóng túng; gặp cơn nghèo khó, thì chẳng đổi dời

tiết tháo; cho đến oai thế và võ lực cũng chẳng làm cong vạy cái chí khí của

Hồ Chí Minh trong bài phát biểu kết thúc buổi ra mắt của Đảng lao động

Việt Nam (3/1951) đã khẳng định:

Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân

dân lao động, nghĩa là những người thợ thuyền, dân cày và lao động

trí óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận

lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Những người mà: Giàu sang không thể quyến rũ. Nghèo khó không thể chuyển lay. Uy lực

không thể khuất phục[85, tr.50].

Ở Hồ Chí Minh đã có bước phát triển mới trong quan niệm về phạm trù Nghĩa của đạo đức Nho giáo.

Như vậy, Hồ Chí Minh đã nhất trí với đức Khổng - Mạnh xưa là nhấn

mạnh vai trò của đạo đức, nhấn mạnh sự tu dưỡng đạo đức của người quân tử xưa và của người cán bộ cách mạng ngày nay. Tuy nhiên, đạo đức của người

quân tử xưa là đạo đức cũ, đạo đức của người cán bộ cách mạng ngày nay là

đạo đức mới. Theo Hồ Chí Minh, “đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời” [85, tr.220].

Tóm lại, đến Hồ Chí Minh, Nhân, Nghĩa đã được cải tạo, nâng cao và trở thành một kết cấu mới, một nội dung mới có tác dụng giáo dục đối với cán

bộ và nhân dân, làm cho họ trung thành và tận tụy với sự nghiệp của Đảng,

của nhân dân.

Về Lễ :

Vì hiểu được sự hà khắc của Lễ trong đạo đức Nho giáo, cũng hiểu được

vì Lễ mà nhiều nhà nho Việt Nam chưa thoát khỏi các mối ràng buộc cá nhân,

chưa thoát khỏi gánh nặng gia đình, để ra đi tìm đường cứu nước, kết cục họ

chịu bất lực trước các nhiệm vụ của lịch sử. Hồ Chí Minh khi kế thừa, Người

chỉ tiếp thu những yếu tố tích cực nhất của Lễ và đưa vào trong đó những nội

Trong bài gửi “Báo vệ quốc quân” Người nói: “vệ quốc quân là quân đội

của nhân dân, để bảo vệ đồng bào, giữ gìn Tổ quốc” nên cần: “nói năng cử động phải giữ lễ phép, phải kính người già, yêu trẻ con” [83, tr.135].

Với thiếu niên, nhi đồng, trong “Thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân dịp kỷ

niệm cách mạng tháng Tám” Người viết: “Còn cháu nào cũng biết siêng học,

siêng làm, biết ăn ở sạch sẽ, biết giữ kỷ luật, lễ phép, thế là tốt lắm” [83, tr.223]. Với công an nhân dân: “tự mình phải luôn giữ lễ phép, tránh hách dịch”. Khi đối xử với nhân dân phải: “kính trọng, lễ phép” [83, tr.499].

Với nhân viên bán hàng của cửa hàng quốc doanh, Người viết: “Đối với

khách hàng, các cô phải có thái độ khiêm tốn, lễ phép, thật thà; phải có tinh

thần trách nhiệm đối với của công và đối với lợi ích của nhân dân” [91, tr.10].

Đó là sự vượt bậc của Hồ Chí Minh so với các nhà Nho tiền bối trong

việc tiếp thu và sử dụng phạm trù Lễ nói riêng, cũng như các phạm trù đạo đức Nho giáo nói chung.

Về Trí: Trí theo quan niệm của Hồ Chí Minh mang nội dung mới đó là:

“Trí vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch,

sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người. Biết xét

việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng

mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian” [83, tr.292].

Vận dụng phạm trù Trí trong đạo làm tướng của Nho giáo, nói chuyện

tại lễ bế mạc lớp bổ túc trung cấp cho cán bộ trong quân đội, Hồ Chí Minh

giải thích: “Trí là sáng suốt biết địch biết mình, biết người tốt thì nângđỡ, biết người xấu thì không dùng, biết cái tốt của mình mà phát triển lên, biết cái xấu

của mình mà tránh” [83, tr.259]. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị quân sự

lần thứ năm (8/1948), Người phân tích, biết được thiên thời, địa lợi, nhân hoà” đó là người trí. “Thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi

không quan trọng bằng nhân hoà,....Nhân hoà là tất cả mọi người đều nhất trí.

Muốn đạt được “nhân hoà”, Hồ Chí Minh chỉ ra nhiệm vụ của người tướng là phải trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung. Trong đó “Trí là phải có óc sáng

suốt để nhìn mọi việc, để suy xét cho đúng” [83, tr.594]. Từ đó, Người chỉ ra, người làm tướng “có đồng cam cộng khổ với binh sỹ thì khi dẫn họ đi đâu, dù nguy hiểm mấy họ cũng vui lòng đi, khi bảo họ đánh, họ sẽ hăng hái đánh”

[83, tr.595]. Có đồng cam cộng khổ thì mới có đồng tâm nhất trí, tức “nhân hoà”. Nhân hoà là biểu hiện của Trí, Dũng, Liêm.

Ở Hồ Chí Minh, phạm trù Trí không đơn thuần chỉ là việc học hành, để

phân biệt chính, tà, mà Tríở đây đãđược mở rộng nghĩa là để phục vụ và bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân. Đó chính là sự kế thừa, phát triển sáng tạo của Người.

Về Tín:

So với các phạm trù đạo đức Nho giáo khác, Tín là phạm trù đạo đức được Hồ Chí Minh bàn đến ít hơn. Người quan niệm, Tín là “không lừa dối, thưởng phạt công bình, tài chính phân minh” [82, tr.259]; “là nói cái gì phải

cho tin - nói và làm cho nhất trí - làm thế nào cho dân tin - cho bộ đội tin ở mình” [83, tr.260]. Trong bài “nói chuyện tại hội nghị quân sự lần thứ năm”,

Hồ Chí Minh bổ sung thêm: “Tín là phải làm cho người ta tin mình. Thí dụ đã hứa thưởng thì phải thưởng. Tín cũng còn có nghĩa là tự tin vào sức mình nữa, nhưng không phải là tự mãn, tự cao”[83, tr.594].

Xưa Nho giáo quan niệm, Tín là có lòng tin tuyệt đối vào chính đạo, vào

đạo lý của thánh hiền, vào ngũ thường (vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em,

bạn bè). Nho giáo cũng đề cao chữ Tín, coi Tín quan trọng hơn cả lương thực và quân đội. Còn ngày nay, Hồ Chí Minh đòi hỏi Tín là phải thực hiện những điều mình đã nói một cách công bằng, minh bạch như thế mới tạo được niềm tin đối với nhân dân. Tín cũng có nghĩa phải tin vào sức mình, bởi nếu không tự tin vào sức mình thì sẽ chẳng bao giờ thành công. Suốt cuộc đời hoạt động

cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn thực hiện đúng phương châm đó: đặt

niềm tin tuyệt đối vào nhân dân để xây dựng thành công nối tiếp thành công

Như vậy, có thể kết luận rằng, Nho giáo xưa đặt cụm phạm trù Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đi liền với nhau, giữa chúng có mối quan hệ, liên đới, ràng buộc lẫn nhau. Đến Hồ Chí Minh, đã sắp xếp Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm thành một cụm phạm trù (phạm trù Liêm, tác giả nghiên cứu ở phần sau). Sự

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 91 - 99)