Phạm trù Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 27 - 39)

Phạ m trù Nhân:

Trong đạo đức làm người, đức Nhân được Khổng Tử đặt lên hàng đầu

và coi là tiêu chuẩn cao nhất. “Nhân” là điều hợp với đạo trời và lòng người. Đức Nhân đối với mọi người dân trong thiên hạ còn hơn cả nước, lửa: “Đức

nhân cần yếu cho dân còn hơn nước và lửa. Tuy vậy, ta thấy có người giẫm vào nước, lửa mà phải chết. Chớ ta chưa thấy ai giẫm vào đức nhân mà chết

bao giờ” [14, tr.253]. Đối với người chí sĩ, Khổng Tử nói: “Người có chí và

người ấy có khi phải tự mình quyên sanh để giữ trọn đức nhân vậy” [14, tr.243]. Đức Nhân hay con người có đức Nhân được biểu hiện bởi:

Nhân cách: đó là phải xác định được chủ thể của mình trong mối quan

hệ xã hội, phát huy được phẩm chất chủ thể ấy đối với mọi ngườixung quanh,

đó là xác định tư cách của người có đức nhân. Khổng Tử ví người có đức

Nhân như nước vậy. Nước có thể cho khắp mà không riêng ai, đến đâu thì ở đó sống, không đến đâu thì ở đó chết. Nước chảy xuống chỗ trũng, chảy

quanh co giống như nghĩa vậy. Nước từ trên cao trăm trượng đổ xuống mà không ngần ngại giống như “dũng”. Nước ở chỗ cạn thì lưu hành, ở chỗ sâu

thì không lường được giống như “trí”. Yếu ớt mờ nhỏ mà đâu cũng thấm được giống như soi xét tinh tường. Như vậy, nhân cách theo Khổng Tử là mỗi

người phải tự trau dồi cho mình những đức tính tốt đẹp, đủ để toả ra cho mọi người xung quanh như nước vậy.

Nhân ái: Là lòng thương yêu người. Thân ái yêu thương người như thể thương thân, mình thành công cũng giúp cho người thành công, điều gì mình không muốn thìđừng bắt người khác phải muốn, đó là: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” [14, tr.180]. Có nhân mới có ái, có ái mới bộc lộ ra tính nhân. Có bác

ái mới xem mọi người như anh em ruột thịt “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.

Nhân ái là phải đầy lòng yêu người, yêu vật, muốn cho mọi người được như ý muốn. Tuy nhiên, yêu người theo Khổng Tử không phải là con người chung

chung mà mang tính biệt ái (yêu thương người thân rồi mới đến sơ (đã là

người quân tử, không bao giờ bỏ rơi người thân)).

Chỉ có người có nhân mới biết yêu, biết ghét. Khổng Tử nói: “Duy có bậc nhân từ mới biết thương người và ghét người một cách chính đáng mà thôi”

[14, tr.51]. Nho giáo thường lấy đức Nhân để làm mục đích tu đạo, Khổng Tử

viết: “ Muốn tu tập đạo đức, phải nhờ ở lòng nhân (tu thân dĩ đạo; tu đạo dĩ

nhân) [13, tr.69]. Trả lời học trò Phàn Trì hỏi về đứcNhân, Khổng Tửgiải thích:

“Khi ở nhà, mình giữ gìn dung mạo cho khiêm cung; khi ra làm việc, mình thi hành một cách kính cẩn; khi giao thiệp với người, mình giữ dạ trung thành. Dẫu

có đi đến các đoàn rợ phương Đông và phương Bắc, mình cũng chẳng bỏ ba

hạnh cung, kính và trungấy; như vậy là người có đức nhân” [14, tr.207].

Nhân an: Là lòng yêu thương người phải tự nhiên không khiên cưỡng.

Nhân và an quan hệ mật thiết với nhau. An là cái đức tính tốt của người có

nhân, lúc nào cũng tự nhiên, làm việc gì cũng thung dung trúng đạo, ứng ra

làm việc gì cũng phù hợp với tính thiện. Có an mới nhân được.Khổng Tử nói: “Kẻ nào miệng nói lời hoa mỹ; còn mặt mày thì trau chuốt, hình dạng thì kiểu

cách, áo quần thì lòe loẹt; kẻ ấy hẳn kém lòng nhân” (xảo ngôn, lệnh sắc, tiển

hỹ nhân) [14, tr.5].

Nhân hậu: Là chung thuỷ, trước sau như một, đã hứa là phải giúp, phải

thực hiện.

Khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân, Khổng Tử đáp rằng: “Làm nhân là khắc kỷ, phục lễ, tức là chế thắng lòng tư dục, vọng niệm của mình và theo về

lễ tiết. Ngày nào mà mình khắc kỷ, phục lễ, ngày đó mọi người trong thiên hạ

tự nhiên cảm hóa mà theo về đức nhân. Vậy làm nhân là do nơi mình, chớ há do nơi ai sao?” [14, tr.181].

Còn khi Trọng Cung, học trò cao đệ của Khổng Tử hỏi về đức Nhân, Khổng Tử đáp: “Khi ra khỏi nhà, mình phải giữ cho nghiêm trang kính cẩn dường như sắp gặp khách quý; khi sai dân làm việc công, mình sốt sắng thận

trọng dường như thừa hành một cuộc cúng tế lớn. Trong nước, chẳng ai oán

mình. Đó là hạnh của người nhân” [14, tr.181].

Trả lời Tư Mã về đức nhân, Khổng Tử cho: “Người có nhân phải biết

nhịn nói” [14, tr.183].

Qua cách trả lời các học trò của Khổng Tử, ta có thể kết luận: Nhân là lòng thương người, hay cứu giúp người. Nhưng muốn đạt đến mức ấy, mỗi

nhà học đạo phải tùy căn tính mình mà thi hành. Cũng bởi vậy, với Nhan Uyên, Khổng Tử dạy thống trị lấy mình và cư xử theo lễ. Với Trọng Cung, Khổng Tử

dạy nên giữ gìn lấy cử chỉ mình từ trong gia đình chođến ngoài xã hội. Còn với

Nho giáo dạy Nhân là gốc lớn của sự sinh hoá trong trời đất. Thế gian

nhờ đó mà đứng, vạn vật nhờ đó mà sinh, quốc gia nhờ đó mà còn, lễ nghĩa

nhờ đó mà phát hiện ra. Cho nên, Nho giáo lấy Nhân làm cái tông chỉ duy

nhất trong học thuyết của mình. Đối với từng người một thì Nhân là cái hành

xích để biết việc phải trái, điều hay dở. Sự ngôn luận, sự hành vi của người ta

mà hợp với đạo Nhân là hay, là phải, trái với đạo Nhân là dở, là xấu.

Nho giáo dạy Nhân là gốc mở đầu của đạo đức. Điều trọng yếu cốt ở đức nhân. Nhân là đích tu dưỡng quan trọng. Ai đạt bậc nhân thì làm việc gì cũng được lòng người, có ích cho đời. Bởi vậy, Khổng Tử nói: người quân tử

trong bữa ăn cũng không trái điều nhân, vội vàng cũng phải theo nhân, hoạn nạn

cũng phải giữ nhân. Bao nhiêu hành vi đạo đức đều xuất phát từ nhân mà ra. Vìđức Nhân to lớn và sâu xa như vậy, nên cái học của Nho giáo chủ yếu ở đức Nhân. Bởi bao nhiêu hành vi đạo đức là căn bản ở Nhân cả.

Phạ m trù Nghĩa:

Theo Nho giáo, người có đức nghĩa, thấy việc gì phải làm mà không làm là

lương tâm cắn rứt, thấy sự bất bình khôngđể yên. Nghĩa bao gồm sự trả nghĩa,

trả cái ân huệ mà người khác đã vô tư giúp đỡ mình qua hoạn nạn, không tiếc

thân mình giữ lấy điều nghĩa với chủ tướng, với bạn bè, với nghĩa cả.

Trong sách “Luận ngữ” và “Mạnh Tử” của Nho giáo, Nghĩa là hợp lý,

hợp với đạo nghĩa. Trong suốt cuộc đời mình, Khổng Tử nói nhiều về Nhân, ít nói đến Nghĩa, nhưng những việc Khổng Tử làm luôn hành động theo

Nghĩa. Nghĩa theo quan niệm của Khổng Tử là lẽ phải, là đường hay, là việc đúng, là thấy việc gì phải đáng làm thì làm, không mưu tính đến lợi ích cá

nhân. Còn việc nên làm mà không làm là bất nghĩa, việc không nên làm mà làm cũng là bất nghĩa. Khổng Tử khuyên người ta nên như những cây tùng, cây bách chẳng đổi màu xanh những năm trời rét, đã theođiều Nhân thì phải

khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, không bao giờ dao động và phải kiên trì

đến chết. Theo ông: bậc quân tử làm việc cho đời, không có việc gì mà người ấy cố ý làm, không có việc gì người ấy cố ý bỏ, hễ hợp nghĩa thì làm. Mạnh

Tử nói: “Bậc đại nhân, khi nói chẳng cần dặn mình phải tín thật, khi làm chẳng cần dặn mình phải quả quyết; người chỉ tùy cảnh ngộ mà nói và làm cho hợpnghĩa là được”[16, tr.45].

Những người bỏ “Nhân, Nghĩa” là những người tự bỏ mình: “Kẻ tự hại

mình, chẳng chịu nghe lời phải của ai hết. Kẻ tự bỏ mình, chẳng làm việc gì với ai được hết. Nói ra trái nghịch lễ, nghĩa, đó kêu là tự hại mình. Tự nhận

rằng mình chẳng có thể ở trong đức nhân và noi theo đức nghĩa, đó kêu là tự

bỏ mình” [16, tr.21].

Nghĩa gắn liền với Nhân. Nhân thể hiện tình cảm sâu sắc, thì Nghĩa là nghĩa vụ thực hiện tình cảm đó: “Nhân là lương tâm của người, nghĩa là con

đường chính đại của người. Những ai bỏ con đường chính đại của mình mà chẳng theo, những kẻ để thất lạc lương tâm của mình chẳng biết tầm nó lại,

thật đáng thương hại thay!”[16, tr.167].

Nghĩa gắn liền với lợi, người ta sinh ra sống bằng nghĩa và lợi, lợi để

nuôi thân thể, nghĩa để nuôi cái tâm. Tâm không có nghĩa không vui được,

thân không có lợi không yên. Nhưng thân an không có gì quý bằng cái tâm

trong sáng, nên nuôi thân thể không có gì quý bằng cái nghĩa. Cái nghĩa nuôi người ta sống lớn hơn cái lợi. Cho nên thấy cái lợi phải nghĩ đến điều

nghĩa, không nên vì lợi mà làm mất nghĩa. Khổng Tử cũng luôn đặt nghĩa đối lập với lợi, và cho rằng: "bậc quân tử tinh tường về việc nghĩa, kẻ tiểu

nhân rành rẽ về việc lợi (quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi) ” [14, tr.58-59]. Đã là người quân tử thì không bao giờ thấy điều lợi mà bỏ việc

nghĩa. Nếu làm việc phi nghĩa mà được phú quý thì đành chịu bần tiện còn

hơn. Cho nên Khổng Tử nói: “Phạn sơ tự, ẩm thuỷ, khúc quăng nhi chẩm

chi, lạc diệc tại kỳ trung hỹ. Bất nghĩa nhi phú thả quý, ư ngã như phù vân”

(nghĩa là: ăn cơm thô, uống nước lã, co cánh tay mà gối đầu,ở trong cảnh đơn bạc như vậy, nhà đạo đức cũng lấy làm vui. Chớ do nơi những cuộc

hành vi bất nghĩa mà trở nên giàu có và sang trọng, thì ta coi cảnh ấy như

Khổng Tử cũng cho rằng, bậc quân tử nên dung hòa nhân nghĩa và tài lợi.

Nếu mình chỉ biết lợi cho mình, cho nhà mình, cứ lo vơ vét, bóp chẹn, thì làm hại dân, họ sẽ oán hận mình và có thể hại mình: “kẻ nào nương theo lợi mà thi hành,ắt có nhiều người oán thù” (Phỏng ư lợi nhi hành, đa oán) [14, tr.54-55].

Trần Trọng Kim trong tác phẩm ‘Nho giáo’ đã viện dẫn quan niệm của

Tuân Tử về vấn đề này: nếu con người ta biết làm cho lòng hiếu nghĩa thắng được lòng dục lợi thì thành ra hay, còn để lòng dục lợi đè được lòng hiếu

nghĩa, thì thành ra dở “Nghĩa thắng lợi giả vi trị thế, lợi khắc nghĩa giả vi loạn

thế: nghĩa thắng được lợi là đời trị, lợi đè được nghĩa là đời loạn” [57, tr.317];

“nghĩa trước mà lợi sau là vinh, lợi trước mà nghĩa sau là nhục (Tiên nghĩa

nhi hậu lợi giả vinh, tiên lợi nhi hậu nghĩa giả nhục)” [57, tr.317].

Những điều cản trở làm việc nghĩa là phú quý, uy lực, bần tiện. Nên muốn thực hiện điều nghĩa thì phải phú quý bất chính không ham muốn, uy

vũ không khuất phục, không vì nghèo khó mà bị chuyển lay.

Phạ m trù Lễ :

Phạm trù Lễ được đứng sau phạm trù Nhân, Nghĩa, vì Lễ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nhân nghĩa vào trong cuộc sống hàng ngày, đưa

nhân nghĩa trở thành quy tắc, đi sâu vào tâm lý con người, giáo dục con người

tự nguyện tuân theo để duy trì kỷ cương xã hội.

Lễ tiết là qui củ, chuẩn mực của con người. Không nên khiếm khuyết

cũng không nên thái quá. Những tính tốt như cung kính, dũng cảm, cẩn thận,

ngay thẳng mà không tuân theo lễ tiết đều thành những tật xấu. Về điều này, Khổng Tử nói: “cung nhi vô lễ, tắc lao; thận nhi vô lễ, tắc tỹ; dũng nhi vô lễ, tắc

loạn; trực nhi vô lễ, tắc giảo” (cung kínhquá lễ thành ra lao nhọc thân hình; cẩn

thậnquá lễ thành ra nhát gan; dũng cảm quá lễ thành ra loạn nghịch; ngay thẳng

quá lễ thành ra gắt gỏng, cấp bách)[14, tr.120-121]. Hoặc: “sắc chi chẳng hạp lễ

thì mìnhđừng ngó, tiếng chi chẳng hạp lễ thì mìnhđừng nghe, lời chi chẳng hạp

lễ thì mình đừng nói, việc chi chẳng hạp lễ thì mình đừng làm (phi lễ vật thị,

Lễ là toàn bộ những quy tắc ứng xử, mang tính nghi thức và nội dung văn hoá mà Nho giáo đòi hỏi mọi người nhất thiết phải tuân theo. Lễ theo

Nho giáo còn đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội từ vua quan đến hạng thứ

dân ai cũng phải xác định đúng vị thế của mình trong xã hội, gọi đúng chức danh, làm đúng phận sự. Lễ được diễn ra từ việc tế lễ thần thánh, thờ cúng tổ tiên, đến mọi quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè, đến những

nghi thức trong ma chay, cưới xin, giỗ tết, đến cung cách đi đứng, chào hỏi, ăn uống, trang phục... tất cả đều phải có lễ, phải theo lễ. Trong xã hội Nho

giáo, những hoạt động lễ coi như những hành vi chính trị, vì thế gọi là Lễ trị.

Lễ trị có tác dụng nhiều mặt đối với con người.

Lễ gây tình cảm thiện mỹ: trong không khí lễ nghi, với những trang

phục nghiêm túc, con người không thể không vươn tới hoặc trở về với tính

thiện, nghĩ tới điều nhân; Lễ tiết chế sống có đức độ: những cái thường tình ở con người nếu có thừa thì thường hay xa xỉ, nếu thiếu thốn thì lại dè xẻn, nếu không ngăn cấm thì hoang dâm, vô độ, không tiết độ thì tổn thất, buông thả

lòng dục. Vì vậy, trong ăn uống phải có hạn, y phục có tiết chế, nhà cửa có phép độ...là đề phòng nguyên nhân gây nên loạn.; Lễ giúp con người giữ đúng đạo phải trái, trật tự trên dưới: “Đạo đức nhân nghĩa không có lễ không thành, dậy bảo sửa đổi phong tục không lễ không đủ, xử việc phân tranh kiện tụng

không lễ không quyết, vua tôi trên dưới, cha con, anh em không lễ không định, học tập thờ thầy không lễ không thân thiết, xếp đặt triều chính, điều

hành quân lính, ở chốn công đường không lễ không nghiêm.... Bởi thế người

quân tử (người có lễ) dung mạo phải ung dung, trong lòng phải kính cẩn giữ

gìn phép tắc, xử thế nhường nhịn để làm sáng rõ lễ” [18, tr.184-185]; Lễ còn dạy con người định rõ thân sơ, quyết sự hiềm nghi, làm sáng rõ phải trái, biện

bạch những điều bí ẩn đề phòng giữ cho dân, trên dưới có bậc, làm cho dân có lòng khoan dung, nhường nhịn...

Nhận thấy vai trò của Lễ và đề cao Lễ, nên Khổng Tử yêu cầu mọi người, từ vua cho tới thường dân trong lời nói cũng như việc làm đều phải

nghiêm khắc với mình ngay từ những điều nhỏ nhất trong sinh hoạt hàng ngày. Không những chỉ kêu gọi mọi người thực hiện đúng Lễ, mà bản thân

ông cũng là một tấm gương về tuân thủ điều Lễ.

Tư tưởng Lễ của Khổng Tử đã được Mạnh Tử, Tuân Tử kế thừa. Tuân

Tử cho rằng, bậc quân vương hàng ngày phải tự xem xét lại mình ba lần để

biết đã làm đúng Lễ chưa. Đến Đổng Trọng Thư thì Lễ đã được đẩy đến cực điểm của sự khắt khe, hà khắc. Chính vì Lễ mà đã dẫn đến những hành vi ngu trung, ngu hiếu mù quáng như thường thấy ở không ít người trong xã hội Nho giáo trước đây.

Như vậy, Lễ của Nho giáo là đạo lý, là phép tắc, là hành vi chính trị, qua đó giúp con người duy trì, phân rõ tôn ti trật tự trong gia đình, ngoài xã hội, quốc gia. Sự giáo hoá của lễ có ý nghĩa rất lớn trong xã hội Nho giáo xưa, ngăn cấm điều lâm nguy khi chưa xảy ra, giúp con người gần điều thiện. Với

ý nghĩa quan trọng của lễ như vậy nên Khổng Tử đã đề ra biện pháp giáo dục,

dạy cho con người hiểu về lễ như một thứ nhu cầu văn hoá đó là “tiên học lễ,

hậu học văn”. Việc rèn luyện con người theo phương châm này phải được bắt đầu ngay từ lúc còn thơ ấu. Khổng Tử đòi hỏi phải xây dựng cho trẻ những

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)