Kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo ở Hồ Chí Minh là bài học mẫu mực về sự kết hợp giữa cái cũ và cá

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 127 - 128)

giáo ở Hồ Chí Minh là bài học mẫu mực về sự kết hợp giữa cái cũ và cái mới, truyền thống và hiện đại

Từ các phạm trù đạo đức này, chúng ta thấy ở Hồ Chí Minh không có sự đối lập, sự đứt đoạn giữa đạo đức cũ (đạo đức Nho giáo) với đạo đức mới, mà chỉ có sự loại bỏ những cái cũ, lạc hậu, tiếp thu mặt tích cực đồng thời phát

triển nó cho phù hợp với điều kiện mới của dân tộc và thời đại.

Bản chất của đạo đức mới, đạo đức cách mạng là đối lập với chủ nghĩa cá nhân nhưng không nên đồng nhất việc chống chủ nghĩa cá nhân với việc

giầy xéo lên lợi ích cá nhân. Đây là điều cốt lõi thuộc bản chất của đạo đức

cách mạng. Chính điều cốt lõi này đã chứa đựng nguyên nhân sâu xa về triết

lý nhân sinh và hànhđộng, triết lý về đạo làm người, về quan niệm nhân văn. Điều cốt lõi này cũng chính là bản chất chủ nghĩa nhân đạo Macxít mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu được. Nó chi phối toàn bộ hành vi đạo đức cũng như phương pháp tư duy người cách mạng. Nó tạo cho con người một nhân cách đạo đức thật sự trong sáng, cao thượng, đúng tầm với sự nghiệp cách mạng

theo quan niệm đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng lại mang sắc thái và đặc trưng cốt cách đạo đức Hồ Chí Minh của phương Đông và Việt Nam.

Đối với Hồ Chí Minh, điều quan trọng có ý nghĩa quyết định của đạo đức chính là thái độ đối với nhân dân. Lòng thương người xét đến cùng là thái độ đối

không chỉ là coi dân là gốc mà còn coi dân làđối tượng phục vụ trên hết và trước

hết, việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh.

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 127 - 128)