Những nhân tố chủ yếu làm biến đổi nội dung một số phạm trù cơ bảncủa đạo đức Nho giáoở Việt Nam

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 49 - 57)

Thứ nhất, truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam thể hiện qua lăng kính Tổ quốc và làng xã.

Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, bằng con đường xâm lược và giao lưu văn hoá, kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Bắt đầu từ năm 179 trước Công nguyên, khi Triệu Đà - vua nước Nam Việt đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay) xâm chiếm nước Âu

Lạc (tức Việt Nam ngày nay) rồi chia Âu Lạc thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân. Năm 111 trước Công nguyên, nhà Hán chiếm được nước Nam Việt và đổi vùng đất của Âu Lạc thành châu Giao Chỉ, dưới đó là bảy quận. Tuy nhiên, việc

truyền bá Nho giáo một cách có hệ thống chỉ thực sự bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất

sau Công nguyên. Theo sử sách Trung Quốc ghi lại thì từ thời đầu Công nguyên, hai Thái thú ở Giao Chỉ và Cửu Chân là Nhâm Diên và Tích Quang đã “dựng

học hiệu để dạy lễ nghĩa”. Thế kỷ thứ hai, khi Sỹ Nhiếp làm Thái thú quận Giao

Chỉ thì việc học Nho ở nước ta đã tương đối phổ biến.

Vấn đề đặt ra cho người Việt lúc này là phải có một tư duy phát triển, để

có thể hiểu địch và thắng địch rồi từ đó mới có thể tìm ra con đường giải

phóng đất nước. Vì mục đích của kẻ thù khi xâm lược là chiếm đánh và đồng

hoá về văn hoá, kinh tế, chính trị.... Muốn có được tư duy như thế, trước hết người Việt phải kế thừa và phát huy những tư duy vốn có của tổ tiên để lại, đồng thời tiếp nhận và bổ sung hệ thống tư duy từ bên ngoài để tạo thành sức

mạnh cho văn hoá Việt.

Lịch sử đã chứng minh, trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, mặc dù kẻ thù ra sức truyền bá tư tưởng Nho giáo nhưng số người học Nho và đậu tiến sĩ

Nho không nhiều. Mặc dù vậy, trong suốt 1000 năm của sự giao lưu văn hoá

với Trung Quốc, dù không tự nguyện, người dân Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều nho giáo từ nền văn hoá phương Bắc, điều dễ thấy nhất ở đây

là chữ viết (đối với tầng lớp cai trị) và ngôn ngữ (đối với tầng lớp bình dân). Do vậy, việc chữ Hán được sử dụng rộng rãi một cách chính thức là điều tất

yếu. Khi đã trở thành văn tự chính thức thì chữ Hán đóng vai trò quan trọng

trong nền văn hoá Việt Nam bởi vì văn tự là một trong những yếu tố quan

trọng cấu thành một nền văn hoá. Các tác phẩm văn học, sử học... được truyền

lại đến đời sau chủ yếu bằng văn tự. Chữ Hán được phổ biến ở Việt Nam còn thông qua việc giảng giải giáo lý nhà Nho trong bộTứ thưvà Ngũ kinh.

Sau khi giành được độc lập dân tộc, nhân dân ta đã sử dụng Nho (cùng với cả Phật và Đạo) để bắt tay vào xây dựng lại đất nước, trước hết là xây dựng một tổ chức Nhà nước độc lập để đủ sức chống lại sự uy hiếp và xâm

lược từ kẻ thù phương Bắc. Nhà nước Đại Việt thời Lý đã đảm nhiệm công

việc này. Năm 1070, nhà Lý lập Văn Miếu và Quốc Tử Giám, năm 1075 nhà Lý mở khoa thi Nho học và năm 1195 mở khoa thi Tam giáo (Nho, Phật, Đạo). Nho giáo du nhập vào nước ta đến đây đã trở thành cái bản địa, được Nhà nước Đại Việt sử dụng và trân trọng.

Sang thời nhà Trần, Nho giáo phát triển nhanh chóng hơn với những nhà Nho như: Lê Văn Hưu, Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh.... Đây là những bậc đại

phu nổi tiếng của tầng lớp sĩ đông đảo và có thế lực chính trị xã hội. Thời kỳ

này, thi cử Nho giáo đã đi vào quy củ với các khoa thi Tiến sĩ bảy năm một

lần. Songảnh hưởng của Nho giáo vào Việt Nam đến cuối thời Trần - Hồ vẫn chưa thật đậm nét.

Sự phát triển của Nho giáo được đẩy lên cực thịnh ở triều đại nhà Lê. Do yêu cầu củng cố Nhà nước tập quyền, Nho giáo đã được giai cấp phong kiến

Việt Nam phát triển và coi là hệ tư tưởng chính thống. Tầng lớp Nho sĩ ngày

càng đông đảo, trong xã hội đại bộ phận tầng lớp trung lưu trong bộ máy Nhà

quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Họ là những người đại diện cho giai cấp địa chủ. Hệ tư tưởng của họ là hệ tư tưởng Nho giáo. Thông qua giáo dục và khoa cử, văn hoá Nho thâm nhập vào xã hội ngày càng sâu sắc hơn.

Bước sang các thế kỷ XVII, XVIII, Nho giáo Việt Nam có chiều hướng đi xuống. Xu hướng “tam giáo đồng nguyên” phát triển. Ngay cả người được

cho là Nho nhất như trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - người chịu ảnh hưởng sâu sắc của Tống học Trình Chu cũng thường dùng hai khái niệm “đạo

trời” và “đạo người” để lý giải sự vận hành của tự nhiên, xã hội và con người.

Nho giáo thuần tuý không còn chiếm ưu thế, một nền học thuật và tư tưởng đa thanh, đa sắc đã xuất hiện ngày càng nhiều và sâu sắc hơn. Những nhà nho ở

các thế kỷ này đều trên cơ sở Nho kết hợp với Phật và Đạo. Có thể nói rằng, đến thế kỷ XIX, Nho giáo không còn đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đã bất

lực trước công việc giải quyết khủng hoảng xã hội, không đáp ứng được yêu cầu giữ nước của dân tộc. Mặc dù vậy, Nho học Việt Nam vẫn được duy trì

đến đầu thế kỷ XX, biểu hiện bằng việc tổ chức khoa thi Hương cuối cùng

vào năm 1918 và thi Hội cuối cùng vào năm 1919. Nhiều vị cử nhân, Tiến sĩ

Nho học vẫn còn đến cuối thế kỷ này. Phan Bội Châu vẫn còn viết “Khổng

học đăng” với nội dung chủ yếu là khẳng định lại tư tưởng ngũ luân, ngũ thường của Nho giáo.

Như vậy, Nho giáo khi được truyền bá vào Việt Nam đã trải qua quá

trình phát triển đầy biến động, không còn ở dạng nguyên sơ thuở ban đầu. Nó đã trải qua một quá trình biến đổi, được Đổng Trọng Thư đời Hán cải tạo cho

thích hợp với bộ máy Nhà nước quan liêu phong kiến tại Việt Nam lúc bấy

giờ. Khi vào tới Việt Nam, Nho giáo đã chịu sự chi phối bởi một loạt các yếu

tố của nền văn hóa cổ truyền Việt Nam với đặc trưng văn hóa xóm làng và văn hóa dân gian. Trong nền văn hóa xóm làng truyền thống, con người phải sống với gia đình, họ hàng; phải nhớ ơn tổ tiên, phải nhớ ơn công cha, nghĩa

mẹ, phải thuận tình với anh chị em: "chị ngã em nâng”, "anh em như thể chân

chín đời còn hơn người dưng”, "một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Cái tình, cái nghĩa khi sống với xóm làng phải:"hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”. Cái tình, cái nghĩa đối với đất nước theo tinh thần: "bầu ơi thương lấy

bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; "Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”…. Đó là những đặc trưng rất riêng của văn hóa xóm làng Việt.

Dòng văn hóa dân gian do cư dân nông nghiệp người Việt cổ sáng tác và truyền miệng qua quá trình laođộng thực tiễn, nội dung của dòng văn hóa này

gắn liền với đời sống sản xuất nông thôn, gần gũi, bình dị, chứa đựng sâu sắc

minh triết dân gian. Dòng văn hóa dân gian đã trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm hình thành, phát huy, đi sâu vào cội rễ tâm thức từng người dân Việt với những biểu hiện phong phú về phong tục tập quán cổ truyền, hệ tư tưởng

chính thống bản địa mà các nhà Nho chính là những người tiếp thu và phát triển hệ tư tưởng này.

Tất cả những nét văn hóa truyền thống đó đã tạo nên một tinh thần dân

tộc riêng biệt của người Việt Nam.Tinh thần dân tộc của người Việt, đóng vai

trò chủ yếu trong việc bảo vệ dân tộc khỏi bị họa diệt vong, bảo vệ nền văn

hóa dân tộc để nó giữ được sắc thái riêng, không để cho nền văn hóa nào thay thế. Có được tình cảm này là do dân tộc Việt Nam được hình thành từ lâu đời,

không bị dân tộc nào thôn tính. Lịch sử từng cho biết, trong cơn dâu biển nổi

chìm của sự đấu tranh sinh tồn, nhiều dân tộc bị đồng hóa, nhiều quốc gia bị

thôn tính vĩnh viễn, nhưng nước Việt Nam vẫn tồn tại, dân tộc Việt Nam vẫn

ngẩng cao đầu, nền văn hóa Việt Nam vẫn giữ được màu sắc dân tộc, mặc dù

chính sách đồng hóa của kẻ thù là tàn bạo và kiên trì. Trongđời sống vật chất

và tinh thần của người Việt vẫn nổi lên một bản sắc riêng, không lẫn lộn với người Trung Quốc. Về ngôn ngữ, chúng ta dùng ngôn ngữ riêng của dân tộc

ta. Về văn tự dần dần chúng ta cũng đặt ra được một văn tự riêng. Về vốn từ

ngữ, thừa nhận rằng chúng ta có vay mượn, nhưng đã cố gắng dân tộc hóa của vay mượn.

Xuất phát từ tinh thần dân tộc trên, trong quan hệ xã hội, cha ông ta có

những quan niệm riêng không hoàn toàn giống đạo lý của Nho giáo. Nếu bóc

tách vỏ Nho giáo phủ bên ngoài để tìm cái cốt lõi bên trong thì chúng ta dễ

nhận thấy trong mối quan hệ như cha me, anh em, vợ chồng, làng xóm… người Việt Nam chúng ta lấytình thương yêu làm cơ sở cho cách xử thế ở đời và coi đó là triết lý sống. Người Việt thường khen ngợi và đề cao những tấm gương vì nghĩa, lên án những kẻ ác nhân, không tha thứ cho kẻ bạc tình, bạc

nghĩa.Vậy nên, người Việt mới nói: tình cha con, tình vợ chồng, tình anh em, tình làng nghĩa xóm … Tất cả đều bắt đầu bằng chữ tình, mặc dù thân sơ có

khác nhau. Từ tình đưa đến nghĩa. Tình trước nghĩa sau, tình sâu thì nghĩa

nặng. Tình luôn gắn với nghĩa nên gộp lại thành tình nghĩa. Đối với người

thân thì thương yêu là một tình cảm tự nhiên nên nghĩa của phận làm con là

đỡ đần, chăm sóc cha mẹ, nghĩa vợ chồng là đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi. Đối với người sơ thì nhường cơm sẻ áo cho những phận đói rách lầm

than. Tình thương yêu con người đã trở thành nếp nghĩ, hành động phổ biến

của người dân Việt.

Thứ hai, cơ tầng bản địa Đông Nam Á với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trọng tĩnh, lấy gia đình là hạt nhân.

Văn hóa, theo nghĩa rộng, là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người,

bao hàm cả kỹ thuật, kinh tế… để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng

xử, một thái độ tổng quát của con người đối với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội,

là cái vai trò của con người trong vũ trụ đó, với một hệ thống những chuẩn

mực, những giá trị, những biểu tượng, những quan niệm… tạo nên phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người.

Nho giáo khi vào Việt Nam đã chịu sự tiếp biến của cơ tầng bản địa Đông Nam Á của người Việt. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng: Đông Nam Á

là một vùng thiên nhiên phong phú, thống nhất nhưng đa dạng. Cho nên, văn

hóa bản địa của vùng này cũng vậy, tuy có nhiều hằng số thống nhất nhưng

tiếp thu với những phương thế và liều lượng khác nhau, các nhân tố ngoại

sinh khác nhau, từ Ấn Độ, Trung Hoa, Phương Tây. Những điều kiện địa lý,

lịch sử đó, đã ảnh hưởng đến phương thức canh tác, đến hình thái kinh tế và hình thái xã hội- chính trị.

Nếu làm phép so sánh nhỏ, ta sẽ nhận thấy: nước Việt Nam xưa nằm ở lưu vực sông Hồng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất phù sa nâu do sông bồi,

nông nghiệp tưới nước, ăn cơm xôi, ở nhà sàn, đi lại bằng thuyền bè…, với đặc trưng là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trọng tĩnh, lấy gia đình là hạt nhân và mang tinh thần nhân văn sâu sắc. Còn Trung Quốc nằm ở lưu vực

sông Hoàng Hà, khí hậu đại lục, mùa đông băng giá, đất hoàng thổ do gió

cuốn, đất nông nghiệp nửa khô hạn nên nông nghiệp trồng khô, ăn bánh cháo, ở nhà hầm, đi lại trên bộ bằng ngựa…, với đặc trưng là văn minh du mục,

trọng động và mang tính quyết liệt hơn.

Nếu hiểu văn hóa là môi trường được con người thích nghi và biến đổi

thì tính sông nước được xem là một đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Từ xa xưa, nơi ở của người Việt là miền sông nước, gắn trồng trọt với chài lưới,

thuyền bè đã trở thành một phương tiện giao thông quan trọng trong nếp sinh

hoạt hàng ngày. Làm ruộng, trồng lúa thì mối quan tâm hàng đầu cũng là

nước. Thế cho nên, tâm thức người Việt, từ lâu đã không thể không bận lòng vì nước. Người Việt đã đồng nhất không gian xã hội, cộng đồng lãnh thổ, Tổ

quốc với nước: "Thế cho nên, người Việt không thể không học hỏi nơi nước

nôi và với tấm lòng cởi mở, hồn nhiên, thô phác, nguyên sơ, họ đã tự đồng

nhất mình với nước ” [150, tr.34]. Nước, qua quá trình "nghiệm sinh và nội

tâm hóa” [150, tr.36] của người Việt đã trở thành lòng khoan dung, đại lượng như cách ứng xử với kẻ thù của những vị vua lịch sử Việt Nam. Triết lý sống

"nước chảy đá mòn” là lý giải biện chứng cho: nhu có thể thắng cương, yếu có

thể chống mạnh, ít có thể địch nhiều… đóchính là bản sắc văn hóa Việt. Bản sắc văn hóa này là một trong những nhân tố làm thay đổi nội dung củanhững phạm trù đạo đức cơ bản của Nho giáo mà tác giả sẽ trình bàyở phần sau.

Thứ ba, chủ nghĩa yêu nước (tư tưởng yêu nước) Việt Nam.

Đối với dân tộc Việt Nam, yêu nước là tư tưởng hàng đầu như sợi chỉ đỏ

xuyên suốt lịch sử dân tộc. Từ truyền thuyết Thánh Gióng đến phong trào Cần Vương và các cuộc cách mạng sau này, tư tưởng yêu nước luôn chói sáng

không bao giờ tắt. Tư tưởng yêu nước Việt Nam luôn được bảo tồn, củng cố, không để bị sát nhập hay đồng hoá bởi dân tộc nào, dù dân tộc đó có nền văn

hoá lớn, từng xâm lược Việt Nam nhiều lần và thống trị rất lâu dài nhiều thế

kỷ. Tư tưởng yêu nước Việt Nam là tư tưởng chiến đấu hết sức kiên trì, lấy

yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều, lấy nhân nghĩa thắng hung tàn.... Tư tưởng yêu nước Việt Nam là hiếu sinh không hiếu sát, kiên quyết chiến tranh để nhằm mục đích hoà bình, xây dựng đất nước. Tư tưởng yêu nước Việt Nam là “lấy dân làm gốc”, thời chiến thì nhờ vào nhân dân để bảo vệ nền độc

lập, thời bình thì nuôi dưỡng sức dân, làm cho thôn cùng xóm vắng không có

tiếng oán hờn. Tình yêu nước của nhân dân Việt Nam giản dị như không khí và ánh sáng. Nó thấm vào máu thịt của mỗi người. Suốt mấy nghìn năm lịch

sử, tinh thần yêu nước được coi là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá đạo đức của con người.

Bởi vậy, khi Nho giáo vào Việt Nam, văn hoá Việt Nam đã tiếp biến

Nho giáo Trung Quốc, kết hợp với văn hoá Việt hình thành một loại Nho giáo

lấy “Nghĩa” làm trọng. Dân tộc Việt Nam luôn nằm trong tâm thế bị phương

Bắc đe doạ. Khi Nho giáo xâm nhập vào Việt Nam như một lý thuyết của thể

chế cai trị, người Việt Nam đã khôn khéo tiếp biến để chống lại sự xâm lược, tăng thêm nội lực cho nền văn hoá dân tộc. Chính vì được sinh ra trong một

hoàn cảnh như vậy, cho nên người Việt đề cao chữ Nghĩa, là một phạm trù

đạo đức của Nho giáo, trong đó nhấn mạnh sự đoàn kết tương thân tương ái

và nhấn mạnh cả kỷ cương trong quan hệ giữa cộng đồng và cá nhân.

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)