Yêu cầu giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 86 - 90)

Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giáo dục đạo đức cho mọi đối tượng,

trên mọi lĩnh vực của hoạt động của con người, trong các mối quan hệ, ở mọi

phạm vi, trong đó, Người đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức cách mạng

cho cán bộ, đảng viên. Ngay từ những ngày đầu giữ cương vị lãnh đạo cao

nhất, Hồ Chí Minh đã nhận thấy những nguy cơ sa sút về đạo đức của đội ngũ này nên Người đã thường xuyên nêu những lời răn dạy về đạo đức và phương pháp để rèn luyện đạo đức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra: "Hiện nay, chủ nghĩa cá nhân đang

ámảnh một số đồng chí. Họ tự cho mình cái gì cũng giỏi, họ xa rờiquần chúng,

không muốn học hỏi quần chúng mà chỉ muốn làm thầy quần chúng”[89, tr.609]. Có ít nhiều thành tích thì họ muốn Đảng "cảm ơn ” họ. Họ đòi ưu đãi, họ đòi danh dự và địa vị. Họ đòi hưởng thụ. Nếu không thỏa

mãn yêu cầu của họ thì họ oán trách Đảng, cho rằng họ "không có tiền đồ ”, họ "bị hy sinh ”. Rồi dần dần họ xa rời Đảng, thậm chí

phá hoại chính sách và kỷ luật của Đảng[89, tr.607].

"Họ phê bình người khác mà không muốn người khác phê bình họ; họ

không tự phê bình hoặc phê bình một cách không thật thà, không nghiêm chỉnh. Họ sợ tự phê bình thì sẽ mất thể diện, mất uy tín”[89, tr.608].

Họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích của mình trước hết. Họ không lo "mình vì mọi người ” mà chỉ

muốn "mọi người vì mình. Do cá nhân chủ nghĩa mà họ ngại gian

khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ tham

danh, trục lợi, thích địa vị, quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền.

lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ [93, tr.546-547].

Hồ Chí Minh đã khái quát một cách khá đầy đủ những biểu hiện của

chủ nghĩa cá nhân và chỉ rõ rằng, chủ nghĩa cá nhân đang tấn công vào không ít cán bộ, đảng viên, đang gây ra những tác hại to lớn cản trở sự nghiệp xây

dựng chủ nghĩa xã hội.

Trước thực trạng đó, tư tưởng về đạo đức cách mạng và giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên giữ một vị trí đặc biệt quan

trọng. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là nền tảng, là gốc, là nguồn lực của người cách mạng, là cơ sở để cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ. Người chỉ rõ: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,

không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.

Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấycũng

không lãnh đạo được nhân dân” [83, tr.292]. Hơn thế, Hồ Chí Minh còn nhấn

mạnh: đạo đức cách mạng không chỉ là cái gốc của người cách mạng, mà còn là một nhân tố giúp cho người ta có đầu óc trong sạch, sáng suốt, dễ hiểu lý

luận, dễ tìm phương hướng, biết xem người, biết xét việc.

Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng, nâng

cao phẩm chất, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Người cho rằng,

muốn có đạo đức cách mạng thì phải giáo dục, rèn luyện, bởi "đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [89, tr.612]. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục, rèn luyện,

nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên phải tiến hành đồng bộ,

bằng nhiều giải pháp. Trước hết phải phải chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mác- Lê nin, mục tiêu, lý tưởng cách mạng, đường lối, chủ trương của Đảng. Bên cạnh đócần đặc biệt coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán

bộ, đảng viên thông qua hoạt động thực tiễn, đấu tranh cách mạng, tự phê bình và phê bình. Phải kết hợp chặt chẽ các biện pháp tư tưởng và tổ chức, lý

luận và thực tiễn, giữa giáo dục nâng cao nhận thức lý luận, quan điểm, tư tưởng với rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, mà điều này trong các phạm trù đạo đức của Nho giáo, Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa, vận dụng

sáng tạo hết sức tài tình, uyển chuyển phù hợp với việc xây dựng đạo đức

cách mạng cho cán bộ, đảng viên.

Hồ Chí Minh quan niệm, trong giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên nếu buông lỏng một mặt nào đó hoặc tách rời các mặt đó với nhau thì công tác giáo dục, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên không thể có chất lượng, hiệu quả cao được. Người cũng đề cao tính tự giác,

tự rèn luyện đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Theo Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức là giá trị riêng có của từng người, không thể vay mượn, càng không phải chỉ là những lời nói cửa miệng về đạo đức. Do vậy, tự phê bình có ý nghĩa đặc biệt tích cực trong việc rèn luyện đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Là người giác ngộ, đi giáo dục đạo đức cách mạng cho nhân dân, cán

bộ, đảng viên phải là người thực hành đạo đức để làm gương. Hồ Chí Minh

chỉ rõ, cán bộ, đảng viên phải tự mình thực hành đạo đức cách mạng trước để làm gương cho mọi người noi theo. Với Người, phát huy tính tự giác của người cán bộ, đảng viên không chỉ là một phương thức rèn luyện đạo đức

cách mạng, mà còn là một trong những phương thức tổ chức phong trào cách mạng, bởi "cán bộ xung phong trước, làng nước theo sau, việc khó đến đâu

cũng làm được hết”. Với quan niệm này, Hồ Chí Minh đã nêu ra những

nguyên tắc cơ bản để mỗi cán bộ, đảng viên tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao

đạo đức cách mạng như sau:

Một là, phải nêu được tấm gương về đạo đức. Cán bộ, đảng viên phải đầu tầu gương mẫu, luôn nghĩ và làm các việc có lợi cho dân trước khi nghĩ đến lợi ích của bản thân.

Hai là, phải kết hợp giữa xây và chống. Xây là xây dựng nền đạo đức

cách mạng, giáo dục chuẩn mực đạo đức mới, khơi dậy ý thức tự giác, lối

trong sạch, lành mạnh về đạo đức. Chống là kiên quyết đấu tranh chống chủ

nghĩa cá nhân - thứ giặc"nội xâm”, nguồn gốc của mọi tệ nạn.

Ba là, phải thấm nhuần việc tu dưỡng đạo đức là công việc suốt đời, luôn đặt nó trong môi trường sống và trong thực tiễn đấu tranh cách mạng.

Cùng với việc nhấn mạnh sự tự giác tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cán

bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh còn yêu cầu Đảng phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên của mình. Trước hết, phải xác định đúng mục tiêu đào tạo. Công tác đào tạo phải phục vụ trực tiếp việc

tạo ra con người xã hội chủ nghĩa với những phẩm chất và năng lực cần thiết.

Muốn trở thành con người xã hội chủ nghĩa, cần phải có tư tưởng xã hội chủ

nghĩa, phải biết đặt lợi ích chung của cả nước lên trên lợi ích của cá nhân

mình, gột sạch tư tưởng cá nhân chủ nghĩa.

Hồ Chí Minh chỉ rõ,Đảng ta có nhiều loại cán bộ, đảng viên đảm trách

những công việc khác nhau, ở mức độ khác nhau. Mỗi loại cán bộ, ngoài những phẩm chất đức, tài nói chung, còn phải có những phẩm chất cụ thể và trong mỗi thời kỳ cách mạng, tương ứng với mối loại cán bộ cũng cần có

những phẩm chất phù hợp. Bởi vậy, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cách

mạng, công tác đào tạo, rèn luyện cán bộ, đảng viên cần phải sát hợp với từng

loại cán bộ trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Đồng thời, Người còn nhấn

mạnh: nội dung đào tạo cán bộ, đảng viên phải toàn diện cả về lý tưởng, đạo đức, kiến thức, cả về lý luận và thực hành, cả kiến thức văn hóa lẫn kỹ năng

lãnh đạo, quản lý, nhất là quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế…. Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vấn đề giáo dục lý tưởng xã hội chủ

nghĩa, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Con người sống không có lý tưởng sẽ không có niềm tin, mà thiếu niềm tin xã hội chủ nghĩa, khó có thể

xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. “Để làm cho tất cả cán bộ, đảng viên xứng đáng là những chiến sĩ cách mạng, Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo

dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên” [93, tr.547].

Theo Hồ Chí Minh, về mặt tổ chức "Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu”, phải thường xuyên đánh

giá cán bộ, không thành kiến với người có khuyết điểm, "không buông trôi, bỏ mặc”, phải có quan điểm toàn diện, không nên chỉ xem xét ngoài mặt, chỉ

xét một lúc, một việc mà phải xét kỹ toàn bộ công việc của cán bộ. Để đạt được

kết quả tốt trong công tác cán bộ, Người quan niệm, phải gắn công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên với phong trào cách mạng của quần chúng.

Như vậy, đạo đức cách mạng theo Hồ Chí Minh là đạo đức phục vụ

cách mạng, đạo đức mà người cách mạng cần phải có, được nảy sinh và phát triển trong cách mạng. Đó là đạo đức vĩ đại vì: nó không phải vì danh vọng

của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người; là đạo đức tập thểvì đó là đạo đức của chủ nghĩa tập thể, đạo đức của con người biết đặt lợi ích chung của tập thể của xã hội lên trên lợi ích của cá nhân mình. Đó là đạo đức "mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Nó khác hẳn

với đạo đức cũ.

Xuất phát từ thực tiễn, từ yêu cầu cấp bách phải xây dựng, giáo dục,

rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đã tiếp thu,

kế thừa và phát triển những phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo, kết hợp

với sự sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam để xây dựng nên một

nền đạo đức cách mạng - nhằm mục đích giáo dục và rèn luyện đạo đức cho

mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân các tầng lớp trong xã hội phù hợp với yêu cầu mới của phong trào cách mạng Việt Nam.

Một phần của tài liệu vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 86 - 90)