Những nghiên cứu khoa học về Hoa Hiê n:

Một phần của tài liệu chuyên đề cây thuốc nam (Trang 98 - 99)

- Quả non chứa khoảng 0.7 5% inositol, 1.1 6% saccharose.

Những nghiên cứu khoa học về Hoa Hiê n:

Dược học Trung Hoa ngày nay, dựa trên các phương thức sử dụng cổ truyền, dùng hoa Hiên để trị sưng, u nhọt nơi vú, đang tập trung nghiên cứu về tác dụng trị u-bướu của các alkaloids trong Rễ hoa Hiên.

Nghiên cứu tại ĐH Michigan , Lansing :

Theo nghiên cứu công bố trên Life Science số 74 ngày 20 tháng 2, 2004 các nhà nghiên cứu tại National Food Safety and Toxicology Center (ĐH Michigan) đã ly trích từ Rễ Hemerocallis fulva các hợp chất loại anthra quinones : nhóm mới như các kwanzoquinones A -> G và những chất đã biết như 2 -hydroxychrysophanol, rhein..Những chất này đã được thử nghiệm về hoạt tính ngăn chặn sự phát triển của các dòng tế bào ung thư nơi người. Kết quả cho thấy : Kwanzoquinones A-C và E, kwanzo quinone A và B monoacetates, 2-hydroxychrysophan và rhein đều ức chế tăng trưởng của tế bào ung thư vú, ruột già và phổi khi dùng ờ nồng độ GI50 giữa 1.8-21.1 microg/mL. Tác dụng của các anthraquinones trên giảm bớt khi dùng chung với các Vitamin C và E, trên tế bào ung thư vú, nhưng lại gia tăng trên tế bào ung thư ruột.

Các nhà nghiên cứu tại Lansing cũng tìm hiểu về hoạt tính chống sưng (kháng viêm) và trị hoàng đản (vàng da) của lá cây hoa Hiên : Lá tươi khi trích bằng methanol cho một số hợp chất có tác dụng ức chế phản ứng peroxyd hóa các lipid. Trong số các chất chiết được như tetrahydro- dexoxy-pinnatanine, pinnatanine, roseoside, phlomuroside, lariciresinol, adenosine, quercetine-glucosides..các chất roseoside và lariciresinol có hoạt tính kháng oxy hóa khá mạnh và chống sưng rõ rệt (Life Science số 75-25 tháng 6, 2004).

Tác dụng trên giấc ngủ :

Nghiên cứu tại Nhật trên Hoa (làm khô và đông lạnh), dùng chuột thử nghiệm ghi nhận có sự thay đổi trong các làn sóng giấc ngủ chậm, gia tăng trong giai-đoạn tối, so với nhóm đối chứng (Psychiatry Clinical Neuroscience Số 52-1998)

Hoạt tính kháng sinh :

Một số nghiên cứu về tác dụng kháng sinh của rễ H. citrina được thử nghiệm tại các bệnh viện Trung Hoa, chú trọng về khả năng trị lao phổi nhưng độc tính cao của rễ khiến việc sử dụng gặp nhiều trở ngại.

Một phần của tài liệu chuyên đề cây thuốc nam (Trang 98 - 99)