- Quả non chứa khoảng 0.7 5% inositol, 1.1 6% saccharose.
Hẹ trong Đông :
Đông Y hay Y học cổ truyền Trung Hoa đã sử dụng Hạt Hẹ làm thuốc từ hàng ngàn năm. Vị thuốc được gọi là Cửu tử (Jiu zi) hay Cửu thái tử
(Nhật dược =Kampo gọi là kyùshi và Triều tiên là picha).
Những Danh Y trong Đông y cổ qua nhiều thời-đại đều ghi nhận tác dụng của Cửu tử:
* Sách 'Nhật-Hoa Chư gia bản thảo (Đời Tống) ghi rằng Cửu tử có tác dụng trị được 'Mộng tinh'.
* Lý thời Trân ( Đời Minh) : Cửu tử bổ Can, trợ Mạch môn trị được chứng đi tiểu nhiều, tiểu són..
* Cù Hy Ưng ( Đời Minh) : Cửu tử vào đượcKinh Quyết Âm Can và Kinh Thiếu Âm Thận nên trị được Mộng tinh, tiểu ra máu..
* Hoàng cung Tú (Đời Thanh) ghi trong Bản thảo cầu chân một số tác dụng trị Mộng tinh, Di tinh , Bạch trọc, Bạch đới của Cửu tử..
Cửu tử được cho là có vị cay/ ngọt, tính ấm tác dụng vào các kinh mạch thuộc Thận, Can. Cửu tử có những khả năng 'ôn trung, trợ Vị khí, điều hòa Tạng-phủ, hạ nghịch Khí, cố Thận Tinh , tán ứ Huyết'
* Cửu tử có tác dụng làm ấm Thận, bổ Dương, và kiên Tinh nên được dùng để trị các chứng bất lực, bần tinh, đi tiểu nhiều lần; huyết trắng của phụ nữ, đau lưng, lỏng gối. Cửu tử thường được phối hợp với Long cốt (Os Draconis=Lung gu) và Tổ bọ ngựa (Tang phiêu diêu =Sang piao xiao) để trị các chứng Suy Thận Dương gây ra bần tinh, huyết trắng, đái đêm nhiều lần..
* Cửu tử có thêm tác dụng làm ấm Vị, cầm được ói mửa, dùng trong các trường hợp Hàn nơi Vị.
(Theo DS Bùi Kim Tùng : ''Hoa Hẹ có tác dụng làm ấm Thận cùng làm ấm Bào trung. Bào trung là biển của Kinh-Mạch..Lục Phủ, Ngũ Tạng đều thọ Khí nơi đây. Bào trung là nơi giao hội của tiên thiên Thận Khí và hậu
thiên Vị Huyết. Các bộ phận tiền âm, hậu âm và cơ quan sinh dục đều thuộc Tạng Thận. Hoa Hẹ làm mạnh các cơ quan này, Khí-Huyết thông suốt nên các bệnh tật đều thuyên giảm..Các chứng tụ huyết, u xơ tử cung, u tuyến tiền liệt có thể do huyết ứ, khí trệ sinh ra. Hoa Hẹ đả thông huyết mạch ở vùng này..khiến mọi chứng đều thuyên giảm..''(Món ăn Bài thuốc
Quyển 2)
Cũng theo DS Tùng thì Hoa Hẹ có thể giúp trị được hội chứng 'Chân bị nhức, tê như kiến bò trong xương..(Restless Leg Syndromes) do ở tác dụng đả thông Xung mạch..
Tài liệu sử dụng :
Vegetables as Medicine (Chang Chao-liang)
Chinese herbal Medicine Materia Medica (Bensky & Gamble)
Medicinal Plants of China (J. Duke & Ed. Ayensu) The Oxford Companion to Food (Alain Davidson) Chinese Vegetables ( Kari Harrington)
Page: 17/22