Đu đủ trong các Dược học cổ truyề n:

Một phần của tài liệu chuyên đề cây thuốc nam (Trang 56 - 58)

- Quả non chứa khoảng 0.7 5% inositol, 1.1 6% saccharose.

Đu đủ trong các Dược học cổ truyề n:

 Lá được American Botanical Council xếp vào Hạng I nghịa là an toàn khi dùng theo liều quy định.

 Liều uống papain cao đến 800 mg/kg không gây ảnh hưởng trên sự phát triển của bào thai (chuột) và không gây độc hại cho chuột cái thử nghiệm.

 Dịch chiết bằng Ethanol/Nước (1:1) từ phần cây trên mặt đất , chích qua màng phúc toan chuột , có liều LD50 > 1.0g/kg.

 Dịch chiết bằng ethanol thô từ quả xanh có liều LD50 = 325 mg/ kg (chích qua màng phúc toan)

Đu đủ trong các Dược học cổ truyền :

Dược học Ayurveda :

Theo Dược học Ayurveda (Ấn độ), Đu đủ hay papita (tiếng Phạn là

Chirbhita) có tác dụng ổn định kaphavata. Tại vùng Nam Ấn độ, quả được cho là có tác dụng điều kinh, ăn để tạo kinh nguyệt. Nhựa được đắp vào đầu tử cung để trục thai (thường trộn chung với nhựa cây Ferula nartex). Tại Bắc

Ấn, hạt dùng làm thuốc trị sán lãi, dịch chiết từ hạt dùng làm thuốc trị phong thấp và giảm đau.

Dược học cổ truyền Việt Nam :

Tại Việt Nam, Đu đủ là một cây rất hữu dụng, ngoài vai trò thực phẩm cây còn được dùng để trị một số bệnh như :

Trị mộng tinh, hoạt tinh : dùng quả đu-đủ, khoét đầu, cho đường phèn vào, nướng đến chín. Bỏ vỏ cháy ăn phần thịt cả hột.

Trị ung thư phổi, ung thư vú : Nấu lá tươi cả cuống uống ngày 3 lần, mỗi lần 600 ml, uống liên tục 15-20 ngày.

Trị ho gà : Dùng hoa đu đủ đực (30 gram), nấu chín lấy nước uống, có thể thêm đường

Dược học cổ truyền Trung Hoa :

Tại Trung Hoa, Đu đủ được gọi là fan mu gua (Phương mộc qua), fan gua hay mu gua (mộc qua) được xem là vị ngọt, không nóng, không hàn.

Tên mu-gua=mộc qua có thể gây nhầm lẫn vì quả quince (Chaenomeles lagenaria) cũng được gọi trong Danh Y Biệt lục của Đào hoằng Cảnh là mộc qua. Phương = từ ngoại quốc, để chỉ quả có nguồn gốc từ nước ngoài

Đu đủ được dùng trong các trường hợp :

 Ăn không tiêu, đầy hơi làm đau tức ngực : Dùng 30 gram đu đủ ngâm giấm hay 60 gram đu đủ tươi vừa chín tới, ăn 2 lần mỗi ngày.

 Sản phụ thiếu sữa : Dùng 500 gram đu đủ vừa chín, hầm chung với 2 chân giò heo, bổ xương, ăn hàng ngày trong 3 ngày liên tiếp.

 Ho dai dẳng, nhược sức : Dùng 250-500 gram đu đủ tươi , hấp chín, ăn mỗi ngày.

 Chàm, Giòi ăn , lở ngoài da, lở loét kẽ chân : Lấy 1 quả đu đủ xanh chừng 400 gram, nghiền nát trộn với 30 gram giấm và 30 gram muối ăn, vắt lấy nước đắp vào nơi vết thương.

Vài thành phẩm Đu đủ trên thị trường Hoa Kỳ :

Tại Hoa Kỳ có một số chế phẩm từ Đu đủ được bán trên thị trường 'Sản

phẩm hổ trợ sức khoẻ' :

 Các sản phẩm có papain : Papaya enzyme, Papaya enzyme with chlorophyll..thường dưới dạng viên nhai (chewable) 25 mg, viên nén (tablet) 5mg..

(Papaya enzyme thường là một hỗn hợp gồm Papain, Chymopapain A và B, Papaya peptidase A)

Papaya leaf chứa 2% papain và carpain (alkaloid có thể gây tim đập chậm, và ức chế thần kinh trung ương gây các hiệu ứng loại paralytic)

Ngoài ra còn có loại viên phối hợp chứa 250 mg bột lá đu đủ,150 mg bột cô đặc nước ép từ dứa và 10 mg papin.

Tài liệu sử dụng :

 Major Herbs of Ayurveda (Elizabeth Williamson)

 Tropical Plant Database (Rain-Tree Nutrition)

 Fruits as Medicine (Dai Yin-fang & Liu Cheng-jun)

 The Healing Herbs (Michael Castleman)

 Whole Foods Companion (Dianne Onstad)

 The Oxford Companion to Food (Alain Davidson)

 Professional's Handbook of Complementary & Alternative Medi cines (C. Fetrow & J. Avila)

 PDR for Herbal Medicines

 Natural Medicines Comprehensive Database.

Page: 13/22

GAI CHỐNG (Bạch tật lê)..

Một phần của tài liệu chuyên đề cây thuốc nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)