- Các chất như : Flavonoids,
Cỏ cú trong Đông :
Đông Y cổ truyền dùng Rể chùm (rhizome) cùa Cỏ cú để làm thuốc : Vị thuốc được gọi là Hương phụ (Xiang fu), Dược liệu trồng tại các tỉnh Sơn đông, Hồ Nam, Triết giang.. được thu hoạch vào mùa thu và phơi khô. Nhật dược gọi là Kobushi và Triều tiên gọi là Hyangbu.
Hương phụ được xem là có vị cay, hơi đắng, hơi ngọt; tính bình và tác động vào các kinh mạch thuộc Can và Tam tiêu : ‘hành khiếu, khai uất, thông kinh, tiêu sưng, giảm đau’
Hương phụ có những đặc tính :
Điều hòa và Phân tán đều ‘Can Khí’: giúp trị các chứng ‘Can Khí’ bị ứ tắc gây đau nơi thượng vị và căng cứng vùng hạ vị. Tính ‘bình’ của vị thuốc cùng với khả năng phân tán và điều hòa khiến thuốc được sử dụng khá phổ biến :
Để trị đau, tức ngực và vùng hông , Hương phụ được dùng phối hợp với Sài hồ (Chai-hu=Radix Bupleuri) và Bạch thược (Bai shao = Radix Paeoniae Lactiflorae)
Để trị đau vùng thượng vị và bụng dưới, ăn không tiêu, ói mửa , tiêu chảy do Khí tắc tại Can và Tỳ, Hương phụ được dùng chung với Mộc hương (Mu xiang=Radix Aucklandiae Lappae) và Phật thủ (Fo-shou= Fructus Citri Sarcodactylis).
Để trị đau, căng tức, trì trệ nơi bụng dưới do Hàn và Khí tắc tại Can ,Thận : Dùng Hương phụ với Ô dược (Wu yao=Radix Linderae Strychnifoliae) và Tiểu hồi hương (Xiao hui xiang=Fructus Foeniculi Vulgaris).
Hương phụ dùng chung với Khương truật (Cang zhu= Rhizoma Atractylodis) để trị ăn không tiêu, đau, tức bên hông và bụng dưới, ói mửa, ợ chua..
Điều hòa Kinh nguyệt, Chỉ thống : dùng để điều hành sự di chuyển của Can Khí trong các bệnh Phụ khoa như Bặt kinh, Kinh không đều thường phối hợp với Đương quy (Dang gui=Radix Angelicae Sinensis) và Xuyên khung (Chuan xiong=Radix Lingustici Chuan xiong).
Liều dùng : 4.5-12 gram. Khi sao với giấm, thuốc sẽ tăng thêm khả năng đi vảo kinh mạch thuộc Can và tác dụng giảm đau gia tăng. Khi tẩm và sao với rượu trắng, thuốc tăng khả năng vào các kinh mạch..
Cách thức sao tẩm Hương phụ được cho là sẽ thay đổi tích chất trị liệu : Vị thuốc sống dùng khi chữ bệnh nơi hông, ngực và để giải cảm; Sao đen có tác dụng cầm máu, dùng trong trường hợp rong kinh. Tẩm nước muối, rồi sao cho bớt ráo, dùng chữa bệnh vể huyết. Tẩm nước tiểu trẻ em rồi sao để giáng Hòa Khí có chứng bốc nóng. Tẩm giấm sao để tiêu tích tụ, chữa huyết ứ, u báng.Tẩm rượu sao để tiêu đờm, chữa khí trệ. Hương phụ Tứ chế (tẩm cả 4 thứ rồi sao) dùng chữa các bệnh Phụ khoa ở cả hai dạng Hàn và Nhiệt.
Tài liệu sử dụng :
Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ văn Chi).
Chinese Herbal Medicine Materia Medica (Dan Bensky) Thai Medicinal Plants (N.Farnsworth &N. Bunyapraphatsara) Major Herbs of Ayurveda (E.Williamson).
Trang Website của PubMed. Trang Website của Rain-tree Page: 8/22
CỎ MỰC