- Quả non chứa khoảng 0.7 5% inositol, 1.1 6% saccharose.
Đào trong Dược học cổ truyề n:
Dược học cổ truyền Trung Hoa dùng hạch quả, đập vỡ bỏ vỏ lấy hạt, thường gọi là nhân để làm thuốc. Vị thuốc được gọi là Đào Nhân (tao-ren)
Đào Nhân được chép trong 'Thần nông bàn thảo kinh' dưới tên Đào- hạch nhân =Tao-ho-jen và xếp vào loại dược liệu hạng thấp. Sau đó Lý thời Trân đã chép lại trong Bản thảo cương mục. (Nhật dược, Kempo gọi là tònin)
Đào Nhân được xem là có vị đắng, tính bình, có tác dụng 'phá huyết ứ', 'khử tích trệ', nhuận táo, hoạt trường, lợi tiểu và tác động vào các kinh mạch thuộc Tâm, Can, Phế, Đại trường..
Do hoạt tính phá được huyết ứ, Đào Nhân là một vị thuốc quan trọng để trị các chứng bệnh liên hệ đến huyết tụ như rối loạn về kinh nguyệt, đau bụng dưới, đau do chấn thương, đau ngang sườn. . tụ huyết nơi phổi vả đau bụng nổi cục hòn.. Thường được phối hợp với Hồng hoa (hong- hua= Flos Carthami Tinctorii) để trị bế kinh và bặt kinh kèm theo đau bụng ; phối hợp với Đương quy (Dang-gui=Radix Angelicae Sinensis) và Xích thược (Chi Shao=Radix Paeoniae Rubreae) để trị đau nhức do chấn thương.. Dùng chung với Đại hoàng (da-huang=Radix et Rhizoma Rhei) và Mang tiêu (Mang-xiao=Mirabilitum) để trị sưng ruột..
Do tính nhuận táo nên dùng đễ trị các chứng bón uất.. Cây Anh Đào : Đào Nhật
Bên cạnh cây Đào cho quả, đã trình bày., tại Việt Nam còn có cây Anh Đào hay đúng hơn Đào Đà lạt, cũng cho hoa khá đẹp vào dịp Tết. Anh Đào thường được xem là biễu tượng cho nước Nhật , và hoa Anh Đào Nhật ngày nay đã được lai tạo để cho hoa rất đẹp cũng nở đúng lúc xuân về..
Anh Đào Đà lạt :
Tên khoa học : Prunus cerasoides
Cây Anh Đào P. cerasoides có nguồn gốc từ vùng Hymalaya, Tây tạng sau đó phân bố xuống Trung Hoa, Nhật, Triều Tiên..cũng gặp tại các vùng núi cao Bắc Việt Nam và được trồng tại Đà lạt..
Anh Đào thuộc loại tiểu mộc, cao 5-10 m; thân có vỏ màu xám, phân cành, nhánh nhiều, dài và thẳng, nhẵn. Lá nhỏ, mềm, hình trái xoan hay ngọn giáo, hơi hẹp về phía gốc, mũi ngọn, mép lá răng cưa dài 5-12 cm, rộng 2.5-5 cm, cuống lá nhỏ và nhẵn. Hoa màu hồng đỏ hay hơi trắng , cánh đài họp thành ống hẹp. Tràng hoa dạng bàu dục thuôn. Hoa trổ trước khi có lá. Hoa mọc thành cụm gần như dạng tán, thường mọc chung 3 hoa. Quả thuộc loại hạch quả, hình cầu đường kính 10-12mm màu đỏ.
Anh Đào ra hoa vào tháng 12 hay tháng Giêng và có quả từ tháng 2
Anh Đào Nhật hay Anh Đào đôi
Tên khoa học Prunus lannesiana
Nguồn gốc từ Nhật, được trồng nhiều tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới để làm cây cảnh.
Cây cũng thuộc loại tiểu mộc, cao 4-6m, cành nhánh dài, nhẵn màu nâu đen. Lá thuôn dài có đầu nhọn, mép lá khía răng cưa nhỏ, đều, màu xanh nhạt. Hoa mọc trên các cành già, có thể mọc đơn độc hay thành từng đôi; hoa lớn cỡ 3-4 cm, màu đỏ hồng có hương thơm..Đài hoa có lông mịn..
Ngoài ra còn có 1 chủng cho hoa màu trắng, rất thơm (P. lannensiana form. donarium).
Anh Đào Nhật tại Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ :
Tại vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, các nhà vườn đã du nhập một số loài Anh Đào Nhật, biến đổi để cây chỉ trổ hoa và không kết quả nhằm mục đích cho hoa làm cảnh. Các cây đào này được gọi chung là Japanese Flowering Cherry, có tên khoa học Prunus serrulata.
Prunus serrulata được cải biến để tạo ra nhiều loại Đào từ mọc bình thường đến mọc thành tán, mọc rũ, và mọc thành cột..
Đào Nhật mọc thẳng bình thường gồm:
- Prunus 'Accolade' : Hoa kép, màu hồng nhạt, cây cao đến 8m - Prunus s. 'Kwanzan' : Hoa kép màu hồng đậm, cao đến 10m, tán rộng 6m.
- Prunus s. 'Shirofugen' : Hoa kép, bắt đầu màu hồng rồi phai dần về trắng, hoa xuất hiện cùng một lúc với lá màu đồng đỏ. Cao chừng 10m.
- Px yedoensis (Yoshino Cherry) : Đây là loại Đào nổi tiếng, trồng trong vùng Tidal Basin tại Washington DC. Hoa đơn, lớn màu hồng nhạt. Cây cao đến 10-15 m. tán rộng đến 10m.
Đào Nhật mọc rũ gồm :
- Prunus s 'Snow Fountain' : Hoa trắng, đơn; cành mọc rũ - Px s.'Yae-shidare-higan': Hoa kép, hồng lợt.
Đào Nhật mọc thành tán :
- Prunus serrulata 'Shirotae' : Giống đào nổi tiếng 'Mt Fuji', mọc thành dạng chiếc ô ngược. Hoa trắng rất thơm, nở từ nụ màu hồng, sau đó chuyển sang màu hồng đỏ. Đến mùa Thu, lá đổi sang màu vàng rồi đỏ cam. Mọc cao đến 7m, tán rộng đến 12-15 m..
Đào mọc thành trụ :
- Prunus serrulata 'Amanogawa' (Đào Ngân hà) : Hoa màu hồng nhạt, mọc cao đến 8-14 m chỉ rộng chừng 1m thành cột thằng khá đẹp..
Dược tính của Anh Đào :
Nhật dược dùng vỏ Anh-đào làm thuốc với tên gọi Ouhi. Ouhi không được dùng tại Trung Hoa. Dược liệu được lấy từ các cây :
Prunus jamasakura; Prunus yedoenisis
Ouhi được xem có những hoạt tính trị ho và long đờm.
- P. jamarsakura : Eriodyctylol, Narangenin, Genkwanin, Glucogen kwanin, Sakuranetin, Sakuranin..
- P. yedoenisis : Phloridzin, Sakuranin, Tannins.
Tại Việt Nam, quả Anh Đào Đà lạt được dùng làm thực phẩm và chế biến thành rượu Anh Đào.
Tài liệu sử dụng :
Taylor's Guide to Fruits and Berries
The Oxford Encyclopedia of Food and Drink in America (Smith) Whole Foods Companion (Dianne Onstad)
Fruits as Medicine (Dai Yin-fang & Liu Cheng-jun) Thuốc Nam trên Đất Mỹ (tập 3)
Tạp chí Sunset (January 2005)
Page: 19/22
HOA HIÊN
(Cải KIM CHÂM)