- Quả non chứa khoảng 0.7 5% inositol, 1.1 6% saccharose.
Đào, cây hoa ngày Tế t:
Truyền thống Việt Nam đã xem việc trồng đào và thưỡng ngoạn đào vào dịp Tết Nguyên đán là một nghệ thuật đặc biệt..Tỉa đào, bóc vỏ, cắt ngọn..để có cành đào nở hoa đúng ngày Tết đòi hỏi khá nhiều công đoạn và mỗi công đoạn cũng rất công phu chưa kể đến tuốt lá, xem nụ để hãm khi cần hay thúc khi hoa nở muộn..
Đào được chia thành nhiểu loại khác nhau :
Đào phai : Hoa màu hồng, lá màu xanh nhạt.. Đào bạch : Hoa thưa, màu trắng..
Đào quả : Hoa hồng nhạt, cánh đơn, nhỏ..
Đào bích : được cho là đẹp nhất : hoa màu đỏ xậm, dày đặc, nở sát nhau, cánh kép. Lá màu xanh đậm (Đây là giống Prunus persica var. camelliaflora).
Tại các Tiểu Bang miền Tây Bắc Hoa Kỳ, có thể có được cành Đào ngày Tết tương đối dễ dàng, và có thể trồng đào vừa lấy quả và cành cắm theo phương thức sau :
Đào ưa khí hậu lạnh, mát và ẩm nhưng không được úng nước, nên chọn chỗ đất trồng vừa ẩm vừa cao ráo, dễ thoát nước. Trồng bằng cây ghép dễ hơn từ hạt, có thể mua thẳng cây từ nhà vườn.
Muốn có cành Đào nở đúng ngày Tết : nên cắt cành ngay khi cây bắt đầu ra chồi non, lần đầu cắt thật nhiều để cây đâm ra thêm nhiều cành. Sau đó mỗi tháng cắt tỉa một lần (tỉa nhẹ, bỏ các cành yếu). Đào sẽ có hình dáng khá đẹp sau khoảng 6 lần tỉa. Muốn cây trổ hoa đúng dịp xuân về, dùng dao thật sắc cắt bỏ 1 vòng vỏ nơi gần gốc thân : Lá cây sẽ
màu xanh đậm, cần cắt bỏ thêm 1 vòng vỏ ở cao hơn, gọi là 'thiến đào). Nên thiến đào vào khoảng tháng 10 (October), và sau đó tuốt lá để thúc cây ra nụ..(thời gian tuốt lá tùy thuộc thời tiết, thường trong khoảng cuối tháng 12 (December). Khi gần đến ngày nụ hoa nhú to, có thể phải hãm bớt bằng cách che bớt ánh sáng, ngưng tưới hay cắt bớt rễ và cắt bỏ vỏ quanh thân đễ làm hoa chậm nở..
(Tại Oregon và Washington, nên chọn các loại Springgold, Elberta chịu được nhiệt độ lạnh khá tốt )
Đặc tính dược học :
Các bộ phận của Đào có chứa những hoạt chất khác nhau :
Lá : chứa glucosides khi thủy giải cho hydrocyanic acid (Amygdalin), Tanin , Coumadin., phloretin
Hoa : chứa glucosides, trifolin, coumarins, flavonoids.. Quả :
phần thịt của quả có các sắc tố như lycopen, carotenoids, criptoxanthin, zeaxanthin, đường hữu cơ, acid hữu cơ (tartric, malic.., chlorogenic).
Hạt chứa chất béo (50%), amygdalin, tinh dầu dễ bay hơi, prussic acid, choline, acetylcholine..
Một số bộ phận của cây Đào được dùng trong Dược học Tây Phương như dầu ép từ nhân hạt (peach kernel oil), vỏ cây, lá cây và hạt.. Một số thành phẩm được bán dưới các tên thương mại như Laetrile, Vitamin B17..
dầu ép từ nhân được dùng làm dầu dược dụng, có hoạt tính kháng nấm khi thử in vitro (Hindustan Antibiotic Bulletin Số 32- 1990).
Một số bộ phận của cây như vỏ, lá..được ghi nhận là kích thích đường tiêu hóa.
Phloretin, trích từ vỏ và lá có hoạt tính kháng sinh chống lại các vi khuẩn gram dương và gram âm.
Laetrile hay Amygdalin hay Vitamin B17..đã từng được quảng cáo là có các hoạt tính ngừa và trị ung thư. Tuy nhiên các nghiên cứu thực hiện tại National Cancer Institute đã không chứng minh được tác dụng này (New England Journal of Medicine Số 306-1982) và FDA đã cấm sử dụng Laetrile vì có thể gây ngộ độc do cyanide..
Vỏ, lá, hoa và hạt Đào đều có thể gây ngộ độc : Một hạch quả (pit) chứa khoảng 2.6 mg hydrocyanic acid cho mổi gram hạt. Liều hydrocyanic acid gây tử vong cho người lớn là 50-60 mg, tương ứng với chừng 20 gram hạch nhân