Dành dành trong Đôn gY cồ truyề n:

Một phần của tài liệu chuyên đề cây thuốc nam (Trang 80 - 81)

- Quả non chứa khoảng 0.7 5% inositol, 1.1 6% saccharose.

Dành dành trong Đôn gY cồ truyề n:

Đông Y cổ truyền dùng quả dành dành làm thuốc dưới tên Chi tử (zhi zi)

; hoặc Sơn chi (Shan zhi) Nhật dược gọi là sanshishi (Triều tiên là ch'i cha). Vị thuốc được thu hoạch trong những tháng 9 đến 11 khi quả chuyển sang màu vàng đỏ, sau đó phơi dưới nắng hay sấy ở nhiệt độ thấp. Vị thuốc có thể được chế biến tùy theo nhu cầu điều trị : có khi dùng quả tươi; có khi quả chín được trần khoảng 30 phút, đun sôi trong một thời gian ngắn trước khi phơi khô, sau đó được cắt đôi, bỏ hạt. Quả có thể được rang nhỏ lửa đến khi có màu vàng kim loại. Vị thuốc 'Sao Chi tử' (Chao zhi zi) là quả được sao đến khi vỏ ngoài cháy thành than.

Chi tử được xem là có vị đắng, tính hàn; tác động vào càc kinh mạch thuộc Tâm, Can, Phế, Vị và Tam Tiêu.

Chi tử có những đặc tính :

Thanh nhiệt và giải độc : dùng trong các chứng bệnh do Nhiệt như sốt nóng, người bức rức, không yên, kèm theo cảm giác tức ngực, khó ngủ : dùng chung với Giá đậu nành (dan dou chi=Semen Sojae Preaparatum).

Giải Nhiệt-Thấp: dùng cho các trường hợp đau khi đi tiểu do Nhiệt-Thấp tại Tam tiêu ; Nhiệt thấp tại Gan và Túi mật (trung tiêu) gây hoàng đản; Nhiệt thấp tại Túi mật và kinh mạch Tam tiêu nơi mặt ảnh hưởng đến mũi và mắt gây đau miệng hay vùng mặt. Dùng chung với Hoạt thạch (bột Talc) để trị đau và nóng khi đi tiểu; dùng chung

với Nhân trần Trung Hoa (Yin chen hao= Artemisia capillaris) và Đại hoàng để trị Hoàng đản.

Lương huyết và Chỉ huyết : Để trị Nhiệt tại Huyết với các triệu chứng như chảy máu mũi , có màu khi ói, phân hay nước tiểu có máu. Trong các trường hợp này Chi tử thường được sao bán phần và dùng chung với Trắc Bá diệp, Sinh địa (khi ói ra máu, chảy máu cam) hoặc với Cỏ cú (Bạch mao căn) (khi có máu trong nước tiểu) .

 Trung Y hiện đại dùng quả dành dành trong những toa thuốc trị

hoàng đản, nóng sốt cao, mất ngủ và ói ra máu. Vị thuốc được chính thức ghi trong Dược Điển của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Dành dành trong Dược học dân gian :

Tại Ấn độ: Dành dành được gọi là Gandharaj . Toàn cây được dùng để trị giun sán, chống co-giật, gây nôn mửa, dùng ngoài để sát trùng; Rể dùng trị các bệnh thần kinh và khó tiêu hóa.

Tại Trung Hoa : Quả dùng chống sưng, trị sốt, cầm máu. Quả nhỏ (Sơn chi tử) trị bệnh phổI, sốt. Quả lớn thường dùng ngoài, đắp trỉ sưng, bị thương, phỏng, chó cắn. Rễ làm thuốc sắc trị đau lợI, sưng răng, kiết lỵ, ho ra máu.

Tại Việt Nam : Quả dùng nhuộm màu vàng . Trong Nam Dược Thần Hiệu, Danh Y Tuệ Tĩnh dùng dành dành sao chung với hoa hòe sao và sắn dây để chữa thổ huyết. Hoa dùng làm thuốc trị sưng mắt. Vỏ cây dùng làm thuốc bổ, chữa sốt rét, kiết

Một phần của tài liệu chuyên đề cây thuốc nam (Trang 80 - 81)